3. Nguyên tắc về pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
TY TNHH TUẤN TÁM VĨNH PHÚC
1.Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
1.1.Tổng quan tình hình giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Ngày nay, mua bán hàng hóa là hoạt động chính trong hoạt động thương mại, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, không chỉ giới hạn trong phạm vi mỗi quốc gia mà còn mở rộng ra các quốc gia khác nhau trên thế giới. Hoạt động mua bán hàng hóa diễn ra một cách thường xuyên, liên tục hình thành nên các hợp đồng mua bán hàng hóa với số lượng tăng nhanh theo nhu cầu thị trường kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO.
Cùng với những biến đổi đa dạng của xã hội cũng như nền kinh tế, hệ thống pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa đã bước đầu đi vào cuộc sống, xác lập được sự ổn định trong các mối quan hệ kinh doanh, mua bán, hình thành được nền tảng tư duy mới mẻ trong công tác quản lý nhà nước về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu thu được, vẫn còn một số hạn chế và bất cập trong hệ thống pháp luật cần được sửa chữa và hoàn thiện để hệ thống pháp luật về mua bán hàng hóa đi sâu, đi sát hơn vào thực tế.
Là một chủ thể trong nền kinh tế, hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Tuấn Tám Vĩnh Phúc tuân theo những quy luật khách quan, đồng thời tuân theo các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa cũng như giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa.
1.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
1.2.1.Nhân tố kinh tế
Nếu như trước năm 1990, Việt Nam mới có quan hệ thương mại với 40 nước thì ngày nay, nhờ thực hiện chính sách đối ngoại mở rộng, hợp tác với tất cả các nước trên thế giớ trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 176 quốc gia trên thế giới, có quan hệ kinh tế với trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ và có khoảng 80 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Trong đó có những nước và khu vực có nguồn vốn lớn, thị trường lớn và công nghệ cao như Mỹ, Nhật Bản, EU và các nền kinh tế mới công nghiệp hóa ở Đông Á,...
Chính sách đổi mới, mở cửa và công nghiệp hóa, hiện đại hóa được đẩy mạnh, mở cho Việt Nam nhưng cơ hội để phát huy, phát triển nền kinh tế. Sắp tới đây, mức thuế suất áp dụng cho hàng hóa các nước thành viên trong Tổ chức thương mại thế giới WTO được giảm đáng kể, thúc đẩy các nước đầu tư vào Việt Nam. Chính sách "đa dạng hóa, đa phương hóa" cũng giúp Việt Nam gia nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới và nền kinh tế khu vực. Theo đó nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, có thể nhận thấy qua các thương vụ kinh doanh, số lượng hợp đồng kinh tế - thương mại, số lượng hợp đồng mua bán hàng hóa được giao kết tăng lên tuy nhiên kèm theo mức độ phức tạp của các hoạt động kinh doanh cũng như mức độ phức tạp của các hợp đồng kinh tế - thương mại, các hợp đồng mua bán hàng hóa cũng tăng lên.
1.2.2.Nhân tố con người
Kinh tế phát triển dẫn đến nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hóa của con người tăng lên. Do đó, số lượng cũng như tính phức tạp của mỗi hợp đồng mua bán hàng hóa cũng có xu hướng thay đổi. Từ thực tiễn cho thấy, hầu hết các tranh chấp xảy ra trong hoạt động kinh doanh nguyên nhân do sự không chặt chẽ của hợp đồng. Nhận thức của con người về pháp luật luật hợp đồng mà đặc biệt là pháp luật về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trở nên hết sức quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh cũng như những rủi ro mà các cá nhân, tổ chức kinh tế có thể gặp phải nếu có nhận thức không đúng về pháp luật hợp đồng trong quá trình giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa.
Việc nhận thức không đúng của con người về pháp luật về hợp đồng mà đặc biệt là pháp luật về vấn đề giao kết hợp đồng rất có thể dẫn đến hợp đồng không có hiệu lực bởi được giao kết bởi người không có thẩm quyền, vô hiệu do không đúng thẩm quyền của người thực hiện việc giao kết hợp đồng. Việc nhận thức không đúng pháp luật về giao kết hợp đồng có thể gây ra các rủi ro tiềm ẩn sau đó. Tuy nhiên có thể giảm thiểu bằng cách nâng cao nhận thức của con người về pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa.
1.2.3.Nhân tố kỹ thuật
Vấn đề an toàn trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa luôn là vấn đề lớn đối với sự thành công của một hợp đồng mua bán hàng hóa hay xa hơn là sự thành công trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức hay bất kỳ một chủ thể nào trong nền kinh tế. Do đó, bảo vệ tính toàn vẹn của một giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa là một vấn đề đáng quan tâm.
1.2.4.Các nhân tố khác
Bên cạnh các nhân tố kể trên, một số nhân tố khác ảnh hưởng đến giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa có thể kể đến như:
- Sự quản lý của Nhà nước về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa.
- Mức độ chặt chẽ của các quy định pháp luật về hợp đồng.
- Nhận thức của doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa.
- Văn hóa doanh nghiệp,...
2.Phân tích thực trạng pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Xuất phát từ quan điểm đòi hỏi phải mở rộng quyền tự chủ kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế, Đại hôi toàn quốc lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam tháng 12 năm 1986 đã ra quyết định đổi mới cơ chế quản lý kinh tế theo hướng xóa bỏ tập trung quan liêu bao cấp, xây dựng cơ chế mới phù hợp với quy luật khách quan và trình độ phát triển của nền kinh tế. Cơ chế quản lý kinh tế mới coi nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng quan trọng, coi trọng việc sử dụng đúng đắn các quan hệ hàng hóa – tiền tệ, đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế trong việc tiếp cận với nhu cầu thị trường, khai thác mọi tiềm năng để sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu kế hoạch đã định. Cơ chế quản lý kinh tế mới đòi hỏi phải rà soát lại tất cả các chế độ, chính sách, các quy định pháp luật về hợp đồng kinh tế, trong đó có pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa. Vì vậy, ngày 25 tháng 09 năm 1989, Hội đồng Nhà nước đã thông qua Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989; ngày 28 tháng 10 năm 1995, Quốc hội thông qua BLDS 1995; ngày 10 tháng 05 năm 1997 Quốc hội thông qua LTM 1997. Tuy nhiên trên thực tế, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 vẫn là căn cứ áp dụng chủ yếu.
Theo quy luật khách quan, khi nền kinh tế thay đổi với nhiều thành tựu to lớn thì Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 bộ lộ rõ nhiều bất cập. Trong điều kiện đó, việc đổi mới, hoàn thiện các quy đinh pháp luật về hợp đồng là vấn đề được đặt ra hết sức cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo cơ sở pháp lý thúc đẩy hoạt động mua bán hàng hóa, giao lưu kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Ngày 14 tháng 06 năm 2005, BLDS 2005 và LTM 2005 được Quốc hôi khóa XI thông qua. Trong đó, chế định hợp đồng trong BLDS
2005 là nền tảng thống nhất, đồng bộ điều chỉnh các quan hệ hợp đồng nói chung còn LTM 2005 điều chỉnh quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực thương mại, trong đó có vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa.
Thực tiễn việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong thời gian trước (trước khi BLDS 2005, LTM 2005 ra đời và có hiệu lực), các hợp đồng mua bán hàng hóa được giao kết theo lệnh (căn cứ theo Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989). Chính vì vậy, việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trở nên cứng nhắc. Thực tiễn này ít nhiều tác động đến việc thiết kế các quy định liên quan trong pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa.
Trước thời điểm đó, pháp luật về hợp đồng tồn tại đồng thời ba văn bản quy phạm pháp luật cùng điều chỉnh việc giao kết và thực hiện hợp đồng, đó là Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989, BLDS 1995 và LTM 1997. Điều đáng nói là có khá nhiều điểm không thống nhất giữa ba văn bản quy phạm pháp luật này tuy nhiên lại ít được quan tâm nghiên cứu. Trước tình hình đó, các nhà làm luật đã cố gắng thống nhất các quy định pháp luật về giao kết hợp đồng, cụ thể chúng trong BLDS 2005, đồng thời cố gằng thống nhất các quy định pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa – lĩnh vực riêng của hợp đồng trong LTM 2005. Qua thực tiễn áp dụng, BLDS 2005, LTM 2005 từ khi ra đời đã tạo điều kiện cho các bên thực hiện tốt hợp đồng mua bán hàng hóa, ngăn ngừa vi phạm, góp phần hạn chế các tranh chấp phát sinh cũng như giải quyết tranh chấp được thuận lợi.
Những tích cực khi Bộ luật dân sự 2005, Luật thương mại 2005 ra đời rất đáng được ghi nhận. Tuy nhiên còn nhiều hạn chế. Cụ thể:
Về chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Theo quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa thì một bên chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa phải là thương nhân; hợp đồng mua bán hàng hóa phải được giao kết bời người đại diện theo pháp luật của pháp nhân hay người đứng tên trong giấy đăng ký kinh doanh hoặc thông qua người đại diện theo quy định của pháp luật, quy định trong điều lệ công ty mà các doanh nghiệp ban hành. Do đó, thẩm quyền chủ thể tham gia giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu lực của hợp đồng.
Trên thực tế, khi giao kết một hợp đồng mua bán hàng hóa, việc xác định chủ thể tham gia giao kết của đối phương có đủ thẩm quyền giao kết là một việc không hề dễ đối với trường hợp chủ thể tham gia giao kết hợp đồng
mua bán hàng hóa với tư cách đại diện theo ủy quyền. Nếu không có sự khéo léo, tinh tế khiến đối phương có tâm lý bên đối tác không có sự tin tưởng về mình,... không những không thể xác định được thẩm quyền người đại diện theo ủy quyền của đối phương mà còn có thể dẫn tới hợp đồng mua bán hàng hóa đó không thể xác lập.
Có thể nói: Trên lý thuyết, quy định của pháp luật về vấn đề này khá dễ, tuy nhiên trên thực tế áp dụng lại khá khó khăn.
Về đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Thứ nhất: Cách sử dụng thuật ngữ “Đề nghị giao kết hợp đồng”.
Điều 390 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “1.Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên được đã được xác định cụ thể. 2.Trong trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh.”
Việc sử dụng thuật ngữ “Đề nghị giao kết hợp đồng” này gây ra không ít khó khăn cho người áp dụng cũng như người ký kết hợp đồng vì rất khó để phân biệt đề nghị giao kết hợp đồng với quảng cáo và đặc biệt là lời mời đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng.
Một lời mời chỉ được coi là một lời đề nghị giao kết hợp đồng khi nó đáp ứng đủ ba điều kiện:
Điều kiện thứ nhất: Đề nghị giao kết hợp đồng phải được xác định cụ thể. Có nghĩa, lời đề nghị giao kết hợp đồng đó phải chứa đựng nội dung cơ bản của một hợp đồng trong tương lai. Bất kỳ sự không xác định nào liên quan đến nội dung của hợp đồng trong tương lai, quyền và nghĩa vụ cũng như đối tượng của hợp đồng đều có thể dẫn đến các cách hiểu khác nhau về nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng. Điều này có thể làm cho lời đề nghị giao kết hợp đồng mất đi chức năng, nhiệm vụ vốn có của nó.
Điều kiện thứ hai: Đề nghị giao kết hợp đồng phải thể hiện được sự ràng buộc pháp lý giữa bên đưa ra lời đề nghị đối với bên được đề nghị. Có nghĩa, lời đề nghị giao kết hợp đồng phải được thiết lập một cách nào đó để bên được đề nghị biết được rằng, để ký kết hợp đồng chỉ cần họ thể hiện sự đồng ý của mình với lời đề nghị giao kết. Điều kiện này với điều kiện thứ nhất cho phép phân biệt giữa lời đề nghị giao kết hợp đồng với lời mời đối tác đưa
ra lời đề nghị giao kết hợp đồng mà trên thực tế, việc nhầm lẫn này rất thường xuyên xảy ra và khó xác định.
Điều kiện thứ ba: Đề nghị giao kết hợp đồng phải được gửi tới một hoặc một số người cụ thể. Trên thực tế, việc gửi đề nghị giao kết tới một chủ thể duy nhất dẫn tới hạn chế cơ hội kinh doanh đối với bên đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Do đó, để nâng cao cơ hội kinh doanh, bên đề nghị giao kết hợp đồng mua hàng hóa thường cùng lúc đưa ra đề nghị cho nhiều chủ thể xác định, dẫn tới trường hợp cùng một lúc nhiều bên được đề nghị trả lời chấp nhận gây ra khó khăn cho cả bên đưa ra đề nghị và bên chấp nhận đề nghị. Trong trường hợp này, bên đưa ra đề nghị giao kết không biết giao kết hợp đồng với bên nào trong số các bên chấp nhận đề nghị giao kết, còn các bên được đề nghị không có căn cứ để xác định quyền mình được giao kết hợp đồng với bên đề nghị, loại bỏ quyền giao kết hợp đồng với bên đề nghị của các bên còn lại. Do đó rất dễ xảy ra tranh chấp. Quy định của pháp luật về điều kiện này chưa rõ ràng, chưa lường trước được hết các vấn đề có thể xảy ra trên thực tế.
Thứ hai: Giá trị pháp lý của một lời đề nghị giao kết hợp đồng.
Lý thuyết về giao kết hợp đồng chỉ ra rằng, có hai loại đề nghị giao kết hợp đồng là đề nghị giao kết hợp đồng có quy định thời hạn trả lời và thứ hai là đề nghị giao kết hợp đồng không quy định thời hạn trả lời.
Khi xem xét khoản 1 Điều 390 BLDS 2005 có thể nhận thấy, pháp luật Việt Nam có quy định về đề nghị giao kết hợp đồng không quy định thời hạn trả lời nhưng giá trị pháp lý của nó lại không được nói đến. Tại điểm a khoản 1 Điều 392 BLDS 2005 quy định “Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng nếu bên được đề nghị nhận được thông báo về sự thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng lúc với thời điểm nhận được đề nghị”. Điều khoản này chỉ quy định giá trị pháp lý của đề nghị giao kết hợp đồng có quy định thời hạn trả lời. Bởi, quy định này có thể hiểu là trong khoảng thời gian kể từ khi thời điểm bên được đề nghị nhận được đề nghị cho