Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hộ

Một phần của tài liệu luận văn khoa kinh tế luật Pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Thực tiễn áp dụng tại Công ty TNHH Tuấn Tám Vĩnh Phúc (Trang 27 - 29)

3. Nguyên tắc về pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

3.4. Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hộ

luật, đạo đức xã hội

Trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa các bên tham gia ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa có quyền tự do thoả thuận các điều khoản của hợp đồng. Pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa tôn trọng ý chí của các bên. Tuy nhiên ý chí của các bên chỉ được tôn trọng nếu ý chí đó phù hợp với pháp luật. Điều đó có nghĩa là các bên có quyền thoả thuận nhưng mọi thoả thuận trong hợp đồng không được vi phạm điều cấm của pháp luật, phải phù hợp với các quy định của pháp luật.

Quyền tự do giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện ở những điểm sau:

Thứ nhất: Tự do lựa chọn bạn hàng.

Thứ hai: Tự do thoả thuận các điều khoản trong hợp đồng mua bán hàng hóa.

Thứ ba: Tự do lựa chọn thời điểm giao kết hợp đồng mua ban hàng hóa. Thứ tư: Tự do lựa chọn địa điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Tuy nhiên quyền tự do giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa bị giới hạn bởi các điều kiện:

Thứ nhất: Việc ký kết hợp đồng phải phục vụ cho hoạt động kinh doanh đã đăng ký.

Thứ hai: Các bên không được lợi dụng quyền tự do giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa để hoạt động trái pháp luật, đi ngược lại đạo đức xã hội vốn có.

3.5.Nguyên tắc tự nguyện

Nguyên tắc này được quy định nhằm đảm bảo trong việc giao kết hợp đồng không bị ai cưỡng ép, thể hiện bản chất của quan hệ mua bán hàng hóa dựa trên sự bình đẳng. Các cá nhân, tổ chức, các chủ thể trong nền kinh tế có quyền tự do cam kết, thỏa thuận nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán hàng hóa, được pháp luật bảo đảm nếu cam kết, thỏa thuận đó không trái với quy định của pháp luật và không trái với đạo đức xã hội. Các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được áp đặt, cấm đoán, cưỡng ép, đe dọa hay ngăn cản bên nào.

Theo nguyên tắc này, một hợp đồng mua bán hàng hóa được hình thành phải hoàn toàn dựa trên cơ sở tự nguyện thoả thuận giữa các chủ thể (tự do ý chí) và không do sự áp đặt ý chí của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào. Mọi sự tác động làm mất tính tự nguyện của các bên trong quá trình giao kết đều làm ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa.

3.6.Nguyên tắc cùng có lợi

Trong nền kinh tế thị trường mỗi bên tham gia vào quan hệ hợp đồng kinh tế đều xuất phát từ lợi ích riêng của mình. Do đó, khi tham gia giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, các bên cùng nhau thoả thuận những điều khoản hợp đồng theo hướng có lợi nhất cho các bên, không bên nào được lừa dối hay chèn ép bên nào.

Một phần của tài liệu luận văn khoa kinh tế luật Pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Thực tiễn áp dụng tại Công ty TNHH Tuấn Tám Vĩnh Phúc (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w