1. Định hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
2.2. Về phía Công ty
Đối với đội ngũ công nhân viên của Công ty
Trong sự phức tạp và đầy những thách thức của nền kinh tế thị trường như ở nước ta hiện nay thì việc nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật nói chung và pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng cho đội ngũ công nhân viên trong Công ty là thực sự cần thiết. Điều này sẽ giúp Công ty TNHH Tuấn Tám Vĩnh Phúc tránh được những rủi ro không đáng có trong trong quá trình giao kết cũng như thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hóa. Do đó, Công ty TNHH Tuấn Tám Vĩnh Phúc cần phải nâng cao nhận thức của đội ngũ nhân viên về pháp luật hợp đồng, đặc biệt hơn là pháp luật về vấn đề
giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Từ đó, có thể đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật về pháp luật hợp đồng, nhất là pháp luật về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa như sau:
Thứ nhất: Trong quá trình hoạt động, Công ty TNHH Tuấn Tám Vĩnh
Phúc có thể xen kẽ hoạt động kinh doanh cùng hoạt động nâng cao trình độ pháp luật cho đội ngũ công nhân viên bằng các lớp đạo tạo pháp luật thường niên hay mở các lớp, xây dựng các hoạt động, chương trình, các buổi nói chuyện, thảo luận cho đội ngũ công nhân viên trong Công ty về pháp luật, pháp luật về hợp đồng, pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa cũng như pháp luật về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Bên cạnh đó, để nâng cao hiểu biết sâu rộng pháp luật về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, Công ty TNHH Tuấn Tám cũng có thể tổ chức các cuộc thi hiểu biết pháp luật về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa cho đội ngũ công nhân viên.
Thứ hai: Khuyến khích công nhân viên trong công ty từ thực tế hoạt
động nhận thấy những bất cập, hạn chế, những tồn tại trong hoạt động giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa có quyền báo cáo với cấp trên, quản lý, người đứng đầu Công ty hay trực tiếp phản ánh tới cơ quan Nhà nước, tổ chức tiếp nhận các ý kiến của nhân dân về vấn đề pháp luật.
Đối với vấn đề căn cứ pháp lý
Khi LTM 2005 và BLDS 2005 bắt đầu có hiệu lực (ngày 01 tháng 01 năm 2006), nếu Công ty thực hiện giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa thì cần phải căn cứ vào LTM 2005, BLDS 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành tránh một số trường hợp, hợp đồng mua bán hàng hóa của Công ty còn lấy căn cứ pháp lý là Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 (đã hết hiệu lực kể từ khi LTM 2005 và BLDS 2005 ra đời) vô hiệu, gây tổn thất không nhỏ đối với Công ty.
Đối với hình thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Hình thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa khá đa dạng, có thể bằng văn bản, lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể. Tuy nhiên, ở Công ty TNHH Tuấn Tám Vĩnh Phúc, hình thức giao kết hợp đồng mua bán chủ yếu là bằng lời nói, chỉ những hợp đồng mua bán hàng hóa quan trọng, có giá trị lớn Công ty mới giao kết dưới hình thức văn bản. Do đó, tồn tại nhiều rủi ro không chỉ trong hiện tại mà cả trong tương lai đối với hoạt động kinh doanh và vận mệnh của Công ty TNHH Tuấn Tám Vĩnh Phúc. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận những lợi ích mà hình thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa bằng miệng
mang lại. Từ thực tế cho thấy, Công ty nên giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa dưới hình thức miệng và hình thức văn bản lần lượt với tỷ lệ là 40% - 60%.
Đối với nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa
Các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa của Công ty TNHH Tuấn Tám Vĩnh Phúc với khách hàng cần quy định cụ thể, bao gồm các điều khoản về đối tượng, số lượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, địa điểm, thời gian giao kết,... Công ty TNHH Tuấn Tám Vĩnh Phúc nên chú trọng hơn trong công tác soạn thảo văn bản hợp đồng mua bán hàng hóa cho từng loại hàng hóa, từng đối tượng khách hàng, tránh những rủi ro có thể ồ ạt kéo tới do sự dập khuôn trong mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa có sẵn.
3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Đối với thủ tục giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Trong LTM không quy định nên thủ tục giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa áp dụng theo các quy định chung về thủ tục giao kết hợp đồng trong BLDS. Từ nghiên cứu lý thuyết kết hợp với thực tiễn cho thấy, các quy định về thủ tục giao kết hợp đồng trong BLDS phải được quy định một cách minh bạch, cụ thể hơn nữa để hoạt động kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế được thiết lập một cách nhanh chóng, đơn giản mà vẫn đảm bảo an toàn về mặt pháp lý. Muốn vậy, BLDS phải quy định chi tiết vấn đề: Các điều kiện (nội dung và hình thức) của đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng; trách nhiệm pháp lý của người đề nghị giao kết hợp đồng và thời điểm phát sinh trách nhiệm; những trường hợp thay đổi, rút lại, hủy bỏ, chấm dứt đề nghị giao kết và chấp nhận giao kết. Để làm được điều đó, trước tiên, BLDS nên sử dụng khái niệm hợp đồng thay cho khái niệm hợp đồng dân sự như cách dùng hiện nay để mở rộng phạm vi điều chỉnh của chế định hợp đồng. Trên phương diện lý thuyết, điều 388 BLDS 2005 đưa ra khái niệm hợp đồng dân sự không đề cập gì đến mục đích của hợp đồng nên những quy định của hợp đồng trong BLDS được áp dụng cho mọi quan hệ hợp đồng, trong đó có hợp đồng mua bán hàng hóa. Tuy nhiên trên thực tế vẫn tồn tại quan niệm cho rằng các quy định trong BLDS chỉ áp dụng cho các quan hệ hợp đồng dân sự, nghĩa là các hợp đồng được giao kết nhằm mục đích sinh hoạt tiêu dùng. Do đó, khi giải quyết tranh chấp hợp đồng trong lĩnh vực thương mại, nhất là hợp đồng mua bán hàng hóa, các Thẩm phán thường
không áp dụng các quy định của BLDS. Để tránh hiểu lầm, cần thiết nên sử dụng thuật ngữ khái niệm hợp đồng thay cho khái niệm hợp đồng dân sự.
Đối với đề nghị giao kết và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Việc sử dụng thuật ngữ đề nghị giao kết cũng nên được thay bằng thuật ngữ chào hàng như các hệ thống pháp luật các quốc gia trên thế giới, khắc phục được tình trạng khó khăn trong việc xác định, phân biệt giữa đề nghị giao kết hợp đồng với quảng cáo hay lời mời đối tác đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng. Việc thay đổi thuật ngữ này cũng khiến cho hệ thống pháp luật của Việt Nam về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa phù hợp hơn với thông lệ quốc tế.
Bên cạnh đó, cần quy định cụ thể về vấn đề liên quan đến giá trị pháp lý của đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa; trường hợp hủy ngang của đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa; thời hạn hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa; quy định về cách thức, hình thức trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa; quy định về sự im lặng có là sự trả lời chấp nhận hay quy định về thời điểm trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa.
Tuy đã có sự tìm hiểu,nghiên cứu, đánh giá pháp luật về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng do thời lượng và khả năng có hạn nên việc nghiên cứu chưa đạt được kết quả cao nhât. Trên đây là một số vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu.
KẾT LUẬN
Hoạt động mua bán hàng hóa đã có từ rất lâu đời và phát triển qua hàng trăm năm qua. Mặc dù vậy, vẫn còn rất nhiều những vấn đề xảy ra trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Ở mỗi thời kỳ, mỗi quốc gia khác nhau đều tồn tại những vấn đề khác nhau cần được giải quyết để hoạt động kinh doanh có thể đem lại hiệu quả cao nhất.
Nhận thấy được vai trò quan trọng của hợp đồng mua bán hàng hóa trong kinh doanh và nhận thấy một số vấn đề còn tồn tại trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa chưa thực sự đúng theo quy định của pháp luật. Việc áp dụng chưa đủ, chưa đúng pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong thực tiễn đã và đang đem lại những hậu quả bất lợi cho các chủ thể, các bên trong quan hệ mua bán hàng hóa. Và từ thực tiễn áp dụng pháp luật về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty TNHH Tuấn Tám Vĩnh Phúc tìm hiểu được qua thời gian thực tập tại đây, tôi đã chọn đề tài này đi sâu vào nghiên cứu pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại Công ty TNHH Tuấn Tám Vĩnh Phúc.
Qua việc nghiên cứu lý luận pháp luật về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại Công ty TNHH Tuấn Tám Vĩnh Phúc, tôi đưa ra một số kiến nghị của bản thân nhằm hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, khắc phục những vấn đề còn tồn tại, thúc đẩy hoạt động mua bán hàng hàng hóa – hoạt động chính yếu của nền kinh tế thị trường tiếp tục phát triển trong môi trường pháp lý thuận lợi nhất và việc cần thiết ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa một cách thống nhất, phù hợp với thông lệ quốc tế, dễ hiểu, dễ áp dụng đối với các chủ thể trong nền kinh tế trong điều kiện hội nhập. Riêng Công ty TNHH Tuấn Tám Vĩnh Phúc nên có bộ phận pháp chế, chuyên viên, nhân viên pháp chế chuyên biệt chịu trách nhiệm tư vấn pháp lý, đặc biệt vấn đề pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa cho Công ty nhằm giảm thiểu một cách tối đa những rủi ro, hạn chế trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa mà Công ty đang gặp phải.