1. Định hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
2.1. Về phía nhà nước
Trong xu thế quốc tế hóa hiện nay, mở cửu nền kinh tế là một yêu cầu tất yếu để hội nhập vào nền kinh tế thế giới, nền kinh tế khu vực. Trong quá trình mở cửa, bên cạnh những yếu tố tích cực còn phát sinh, tồn tại nhiều yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế, xã hội. Chính vì vậy, những chính sách của Nhà nước phải luôn kịp thời, đúng hướng và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước đặt trong mối tương quan với thế giới nhằm tạo điều kiện phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh của các thành phần kinh tế. Trong mọi nền kinh tế thì hoạt động mua bán hàng hóa đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi đó là khâu đảm bảo cho việc sản xuất diễn ra được suôn sẻ, hàng hóa sản xuất ra được tiêu thụ. Hoạt động mua bán hàng hóa không chỉ diễn ra trong nước mà nó còn mở rộng phạm vi ra các quốc gia trên thế giới. Bởi vậy, hoàn thiện pháp luật về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa là vấn đề cấp thiết đặt ra trong giai đoạn hiện nay để giải quyết những tồn tại và phát huy vai trò của hoạt động mua bán hàng hóa. Có thể đưa ra một số kiến nghị về phía Nhà nước như:
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa có tính ổn định và đồng bộ.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO khiến môi trường pháp lý, nhất là môi trường pháp lý về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa có nhiều sự thay đổi. Bên cạnh những thuận lợi mà môi trường pháp lý mới về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa mang lại, nó còn tác động đến Công ty TNHH Tuấn Tám Vĩnh Phúc, gây cho Công ty TNHH Tuân Tám Vĩnh Phúc một số khó khăn trong những ngày đầu áp dụng. Bộ luật dân sự 2005 và Luật thương mại 2005 ra đời khá lâu nhưng những văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành hai văn bản quy phạm pháp luật này về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa còn rất ít và đa phần không cụ thể, chưa rõ ràng, chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình kinh tế thị trường hiện nay. Do đó, cần ban hành nhiều hơn nữa các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa.
Tuy nhiên, có thể đưa ra kiến nghị khác đó là: Thay vào việc tạo ra quá nhiều các văn bản quy phạm pháp luật về hợp đồng sau đó cố gắng kết dính lại với nhau thì nên xây dựng một “Luật hợp đồng” duy nhất. Loại bỏ các văn bản quy phạm pháp luật khác không còn phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế. Đồng thời, mọi vấn đề liên quan đến hợp đồng sẽ được quy định trong “Luật hợp đồng”. Trong đó, phần đầu của “Luật hợp đồng” quy định những vấn đề chung cho tất cả các loại hợp đồng, phần sau quy định cho từng loại hợp đồng cụ thể.
Ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa minh bạch, rõ ràng, dễ hiểu.
Có thể hiểu tính minh bạch của các văn bản quy phạm pháp luật là sự quy định rõ ràng, dễ hiểu. Tuy nhiên, tính minh bạch của các văn bản quy phạm pháp luật cũng có thể hiểu theo nghĩa rộng là phải được công bố công khai trên Công báo hoặc các phương tiện thông tin đại chúng,... để mọi người dễ dàng tìm hiểu và thực hiện.
Để đảm bảo các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa sát với thực tiễn cuộc sống cũng như hoạt động kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế thì Nhà nước cần phải lấy ý kiến đối với tất cả các văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trước khi được ban hành. Do đó, Nhà nước cần thành lập một tổ chức chuyên biệt lấy ý kiến của dân về các văn bản quy phạm pháp luật chuẩn bị ban hành cũng như rà soát lại chất lượng, hiệu lực,
hiệu quả của pháp luật đối với các vấn đề của nền kinh tế, rút kinh nghiệm trong các văn bản quy phạm pháp luật ban hành về sau. Trong đó, cần quan tâm đặc biệt tới vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa.
Không ngừng nâng cao trình độ lập pháp của các nhà làm luật.
Nhà nước cần không ngừng nâng cao trình độ lập pháp của các nhà làm luật. Các nhà làm luật không những là những người có hiểu biết sâu rộng về pháp luật mà còn hiểu rõ về thực tế hoạt động kinh doanh của các chủ thể. Từ đó đảm bảo các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành đáp ứng đầy đủ được các yêu cầu đặt ra của nền kinh tế không chỉ hiện tại mà còn đáp ứng được các yêu cầu đặt ra trong thời gian tới.
Sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật về giao kết hoạp đồng mua bán hàng hóa:
Thứ nhất: Để giải quyết trường hợp đề nghị giao kết được gửi tới nhiều
người xác định, hợp đồng được giao kết giữa bên nào với bên nào trong trường hợp đó, đồng thời bảo về được quyền và lợi ích giữa các bên. Điều kiện thứ ba của đề nghị giao kết hợp đồng (gửi tới một hay một số người cụ thể) có thể giữ nguyên. Tuy nhiên, kiến nghị bổ sung thêm quy định: “Trong trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng được gửi tới nhiều người xác định thì hợp đồng sẽ được giao kết với bên đầu tiên trả lời chấp nhận. Trong trường hợp này, bên đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng phải bồi thường cho các bên còn lại nếu các bên đó xảy ra thiệt hại do không giao kết được hợp đồng đó với bên đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng”.
Thứ hai: Sửa đổi Điều 396 BLDS 2005 thành: “Chấp nhận đề nghị giao
kết hợp đồng là việc bên được đề nghị cho bên đề nghị biết việc chấp nhận toàn bộ nội dung đề nghị giao kết của mình”.