MỤC LỤC
− Khả năng thường xuyên xảy ra tổn thất (Nếu không có điều kiện này thì không phát sinh nhu cầu bảo hiểm). Nhiệm vụ chủ yếu của TBH là phân chia các rủi ro đã được bảo hiểm của các công ty bảo hiểm gốc cho một tập thể những công ty TBH và thông quá đó sẽ tận dụng được một cách tối ưu các quy luật thống kê. Với nhiệm vụ trên, TBH ổn định kinh doanh cho các công ty bảo hiểm gốc và tạo điều kiện cho các công ty này có thể nhận bảo hiểm cho những rủi ro vượt quá khả năng tài chính của mình. Ví dụ sau đây sẽ minh họa cho điều đó:. Một công ty bảo hiểm A chỉ có khả năng thanh toán tiền bồi thường tối đa là. $1 triệu, muốn bảo hiểm cho một chiêc tàu chở một khối lượng hàng hóa lớn trị giá $10 triệu. Nếu giả sử không có TBH thì công ty A không thể ký hợp đồng bảo hiểm với chủ tàu đó được, vì khi không may có tổn thất toàn bộ xảy ra thì công ty A sẽ bị phá sản. Nhưng do có hình thức TBH nên công ty bảo hiểm A vẫn ký được hợp đồng bảo hiểm với chủ tàu bảo hiểm cho con tàu trị giá $10 triệu đó. Sau khi ký hợp đồng, công ty bảo hiểm A dùng phương pháp TBH phân tán bớt mức trách nhiệm mà mình phải gánh chịu. Thông qua ví dụ trên chúng ta thấy được vai trò và nhiệm vụ của TBH. Ở đây cần phải phân biệt sự khác nhau của TBH và Đồng bảo hiểm. Mặc dù có điểm giống nhau giữa TBH và đồng bảo hiểm là cùng có nhiều công ty bảo hiểm tham gia bảo hiểm cho cùng một đơn vị rủi ro, nhưng giữa chúng có nhiều điểm khác nhau. Ký hợp đồng: - Trong TBH: Công ty bảo hiểm gốc đứng ra ký hợp đồng bảo hiểm với người tham gia và sau đó phân chia trách nhiệm cho các công ty TBH theo sự thỏa thuận giữa họ và các công ty TBH. - Trong đồng bảo hiểm: Việc ký hợp đồng do nhiều công ty bảo hiểm tiến hành, mỗi một công ty tham gia đồng bảo hiểm đều phải ký tên vào giấy chứng nhận bảo hiểm. Trả tiền bồi thường: - Trong TBH: Khi tổn thất xảy ra, trước hết công ty bảo hiểm gốc phải đứng ra bồi thường cho người được bảo hiểm, sau đó mới đòi lại công ty TBH. Ở đây người được không có quan hệ trực tiếp với công ty TBH. - Trong đồng bảo hiểm: Khi tổn thất xảy ra các công ty tham gia đồng bảo hiểm có trách nhiệm trả tiền bồi thường trực tiếp cho người được bảo hiểm theo tỷ lệ mà mình tham gia. Do có sự phiền phức trong việc ký hợp đồng và trả tiền bồi thường trên và cùng với sự phát triển của nghiệp vụ TBH, đồng bảo hiểm đã dần mất đi ý nghĩa của nó. Mặc dù vậy, hiện nay trên thị trường London đồng bảo hiểm trong lĩnh vực hàng hải vẫn còn phổ biến. Tùy theo góc độ quan sát của công ty bảo hiểm gốc hay công ty TBH mà người ta phân chia TBH ra thành 2 phần riêng biệt. Đó là chuyển TBH và nhận TBH:. a)Chuyển TBH hay còn gọi là TBH đi: có nghĩa là một công ty bảo hiểm gốc phân tán rủi ro cho các công ty TBH. Trong trường hợp này, công ty bảo hiểm gốc phải chuyển phí cho các công ty TBH và nhận được từ họ yếu tố đảm bảo và ổn định kinh doanh của mình. b)Nhận TBH hay còn gọi là TBH nhận: là một công ty TBH nhận một phần rủi ro đã được bảo hiểm từ một công ty bảo hiểm gốc khác. Trong trường hợp này, công ty TBH được hưởng số phí từ công ty bảo hiểm gốc nhằm mục đích kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm. Theo ví dụ đã nêu thì quá trình phân tán rủi ro của công ty bảo hiểm A cho các công ty TBH B và C được gọi là TBH đi, nếu đứng ở góc độ của công ty bảo hiểm A; nhưng được gọi là TBH nhận, nếu đứng ở góc độ của các công ty bảo hiểm B và C. Bùi Hồng Trinh 11. Ngoài ra, TBH còn bao gồm cả hình thức TBH tiếp hay còn gọi là chuyển nhượng TBH, có nghĩa là một công ty TBH phân chia tiếp phần trách nhiệm của minh đã nhận từ một công ty bảo hiểm gốc cho các công ty TBH khác. Vai trò của Tái bảo hiểm Hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. a)Đối với công ty nhượng TBH. Nói chung, TBH không làm thay đổi bản chất vốn có của phạm vi bảo hiểm. Trong dài hạn, nó không thể khiến công việc kinh doanh xấu trở thành tốt, nhưng nó thực sự cung cấp những sự trợ giúp đắc lực cho nhà nhượng tái. − Nhận bảo hiểm cho những rủi ro vượt quá khả năng giữ lại – bảo hiểm hàng không, bảo hiểm dầu khí…Sau khi thu xếp TBH, công ty nhượng có thể nhận những hợp đồng có giới hạn bảo hiểm lớn hơn những vẫn duy trì được những độ rủi ro trong phạm vi quản lý được. Bằng cách tái đi một phần của mọi hợp đồng hoặc chỉ tái đi những hợp đồng lớn, mức tổn thất giữ lại ròng tính theo từng đơn bảo hiểm hay toàn bộ số đơn có thể được tính toán phù hợp với thặng dư vốn của công ty bảo hiểm. − Tạo ra sự ổn định trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm: Theo thời gian, TBH giúp ổn định kết quả tài chính và hoạt động khai thác của công ty nhượng. TBH Bảo hiểm. Chuyển nhượng $48 tr. Một phần rủi ro chuyển cho Rủi ro. bảo hiểm Công ty. TBH Công ty. Đồng thời bảo vệ nguồn vốn thặng dư trước các cú sốc gây ra do các tổn thất lớn không được dự đoán trước. TBH cũng được thu xếp nhằm giữ lại các các tổn thất nhỏ, dễ dự đoán và chia sẻ những tổn thất lớn, bất ngờ cho các công ty bảo hiểm và TBH trên toàn thị trường. Ngoài ra, TBH còn giúp bảo vệ công ty khỏi các rủi ro tích tụ lớn hơn dự đoán cũng từ một hay nhiều thảm hoạ. Nhờ vậy, hiệu quả khai thác và hiệu quả tài chính của các tổn thất lớn hoặc của số lớn các tổn thất có thể được phân bổ qua nhiều năm. Điều này làm giảm khả năng kết quả tài chính của công ty bảo hiểm gốc bị ảnh hưởng. − Tăng cường khả năng tài chính: Khả năng tài chính của công ty Bảo hiểm trước trách nhiệm bảo hiểm công ty đảm nhận được đánh giá qua khả năng chi trả bồi thường. Trong quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm, các quốc gia đều kiểm soát khả năng chi trả bồi thường của các công ty bảo hiểm thông qua quy định biên khả năng thành toán không được phép thấp hơn một tỷ lệ nào đó. Tỷ lệ này gọi là. “Biên khả năng thanh toán tối thiểu”. − Tiếp cận kinh nghiệm và dịch vụ của các công ty TBH, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển, định giá và khai thác sản phẩm cũng như trong việc quản lý tổn thất. Rất nhiều nhà TBH chuyên nghiệp có những hiểu biết sâu rộng và khả năng cung cấp các dịch vụ tài chính cho các công ty nhượng. Những dịch vụ này bao gồm các trợ giúp và tư vấn về khai thác, tiếp thị, định giá, ngăn ngừa tổn thất, giải quyết tổn thất, dự phòng, định phí, đầu tư và các vấn đề khác về nhân sự. Để bảo vệ lợi ích của chính họ, các công ty nhận tái buộc phải xem xét một cách rất thận trọng các hoạt động kinh doanh của công ty nhượng tái, từ đó đưa ra những tư vấn nhất định nào đó. Thông thường, công ty nhận tái có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc đánh giá các hợp đồng có mức trách nhiệm lớn và giải quyết các tổn thất lớn hoặc ít gặp. Ngoài ra, nhờ có quan hệ với số lượng lớn các công ty nhượng tái tương đối đồng đều, công ty nhận tái có khả năng đưa ra cái nhìn tổng thể về một số các vấn đề tổng quát cũng như các xu hướng chung trên thị trường. Ngoài các công ty nhận tái thì các trung gian TBH cũng cung cấp những dịch vụ tương tự cho khách hàng của mình. Bùi Hồng Trinh 13. b)Đối với công ty nhận TBH. Thông qua các nghiệp vụ TBH, công ty nhận thiết lập mối quan hệ vững chắc với các bạn hàng nhằm tăng doanh thu, đặc biệt là doanh thu về ngoại tệ. Đồng thời, xét trong mối quan hệ tổng thể với bảo hiểm gốc thì TBH thực chất là sự phân tán rủi ro đối với các công ty nhận TBH. c) Đối với xã hội. Phí tạm giữ của năm nghiệp vụ bảo hiểm này sẽ được hoàn trả lại cho nhà TBH vào thời điểm tương ứng của năm kế tiếp và được tính thêm một khoản lãi xuất nhất định (3% - 5%). Trong trường hợp nếu nhà TBH rủt lui không tiếp tục tham gia TBH cho hợp đồng năm tiếp theo nữa, trách nhiệm của nhà TBH sẽ được giải quyết theo một trong hai cách sau:. − Hoặc tiếp tục chịu trách nhiệm đối với những rủi ro còn hiệu lực cho tới khi chấm dứt toàn bộ những rủi ro được bảo hiểm trong năm nghiệp vụ bảo hiểm đó. − Hoặc thoả thuận chuyển giao toàn bộ trách nhiệm còn tồn tại sang cho nhà TBH mới tham gia cho năm tới. Bồi thường tạm giữ. Bùi Hồng Trinh 29. Số tiền cần được tái lập Giới hạn trách nhiệm của HĐ. Thời gian còn lại của HĐ Thời gian có hiệu lực của HĐ. Là khoản tiền mà công ty nhượng tính toán trên cơ sở những vụ tổn thất đã xảy ra nhưng chưa được giải quyết trong năm. Khoản này công ty nhượng sẽ giữ lại không thanh toán cho nhà TBH vào thời điểm quyết toán của năm tài chính mà dùng để thanh toán cho các vụ tổn thất đó trong kỳ thanh toán kế tiếp. Thông thường mức tạm giữ bồi thường là 100% tổng số tiền ước tính. Khoản này sẽ được hoàn trả cho nhà TBH vào kỳ tương ứng của năm kế tiếp. Điều khoản ứng dụng về bồi thường tạm giữ cũng tương tụ như điều khoản về phí tạm giữ, bao gồm những điểm chính sau:. − Khoản tạm giữ này là tiền mặt hoặc bằng chứng khoán có giá trị ngang tiền mặt. − Lãi suất do công ty nhượng thoả thuận. − Khoản bồi thường phải thanh toán ngay, thường không được đối trừ trong khoản bồi thường tạm giữ này, nhưng trong trường hợp thanh toán TBH thực hiện theo quý, công ty nhượng có thể thoả thuận đồng ý đối trừ các khoản bồi thường phải thanh toán ngay trong bản quyết toán theo quý. d) Quản lý Hợp đồng.
Để khắc phục tình trạng này, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam đề ra phí sàn đối với một số mặt hàng chủ lực do tỷ lệ bồi thường các mặt hàng này quá cao (từ 150% đến 200%), nhưng các doanh nghiệp bảo hiểm mới ra đời hoặc có thị phần thấp vẫn cố tình hạ phí đề giành dịch vụ, dẫn đến sự lộn xộn và bất ổn của thị trường bảo hiểm Việt Nam. Bùi Hồng Trinh 49. Mặt khác, trên thị trường còn diễn ra cạnh tranh giữa các công ty trong nước với các công ty nước ngoài có tiềm lực tài chính vững mạnh, có uy tín và trình độ quản lý chuyên nghiệp. b) Chất lượng khai thác Bảo hiểm gốc không được cải thiện Bảng II.3.1: Tình hình doanh thu nghiệp vụ tại PTI. Trong vòng 5 năm, doanh thu phí gốc nghiệp vụ hàng hải (chỉ riêng năm 2008 thực hiện thêm bảo hiểm thân tàu, còn 4 năm trước đó chỉ có bảo hiểm hàng hoá), tốc độ tăng trưởng doanh thu phí không ổn định, lần lượt là 97,77%;. Như vậy là trong 4 năm có tới 2 năm tốc độ tăng trưởng âm, đấy là còn chưa kể tốc độ tăng trưởng năm 2008 tuy dương nhưng đã bao gồm doanh thu phí của cả nghiệp vụ thân tàu. Tỷ trọng hàng hoá được bảo hiểm bởi PTI phần lớn cũng là các hàng hoá của các công ty trong ngành, chủ yếu là các thiết bị điện tử. Tình hình tổn thất tuy được cải thiện nhưng vẫn còn khá cao. c) Thị trường TBH gánh chịu hậu quả nặng nề của các thảm hoạ thiên nhiên Trong những năm gần đây, tình hình ô nhiễm tại các quốc gia đang phát triển, cùng với sự nóng lên của Trái Đất đang làm gia tăng tần suất và cường độ các đợt nắng nóng, lũ lụt, hạn hán và bão.
Tuy nhiên, do với đặc thù nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá có dịch vụ có số tiền bảo hiểm lớn và rủi ro khá cao nên tỷ lệ tái đi của mỗi hợp đồng cũng tương đối lớn (55-70%), dẫn đến số tiền phát sinh TBH cũng tăng theo. Qua phân tích trên, ta rút ra nhận xét là, những năm nào tổn thất phần lớn rơi vào hợp đồng số thành thì là tổn thất xảy ra thường rơi vào những đơn vị rủi ro có giá trị nhỏ; ngược lại, như trong năm 2006, tỷ lệ tổn thất rơi vào hợp đồng mức dôi vào hợp đồng tạm thời, số vụ tổn thất có thể nhỏ nhưng số tiền tổn thất thì rất lớn.
Để có thể thực hiện kế hoạch kinh doanh nhận tái bảo hiểm Công ty giao, phòng TBH đã tăng cường trao đổi hợp tác với các công ty bảo hiểm, TBH trong nước thông qua nhận các hợp đồng tái bảo hiểm cố định và các dịch vụ tái bảo hiểm tạm thời. Trong năm 2008 ,ngoài việc chuyển nhượng tái bảo hiểm hợp đồng cho các đối tác nước ngoài, PTI đã tăng cường trao đổi hợp đồng cố định với các công ty bảo hiểm TBH trong nước như: VinaRe, Pjico, PVI, Bảo Minh, BIC.
Một số kiến nghị nhằm phát triển nghiệp vụ TBH. Một số mặt hàng nhập khẩu chính là: Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng;. Xăng dầu; Sắt, thép; Phân bón; Chất dẻo nguyên liệu; Nhóm hàng nguyên phụ liệu ngành dệt may, da giày; Ôtô nguyên chiếc và phụ tùng ôtô; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Nhìn chung, giá trị kim ngạch các loại mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam đều giảm mạnh, khoảng 20-30% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy giá trị các loại mặt hàng nhập khẩu đều giảm do nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước suy giảm do khủng hoảng kinh tế, tính hết 2 tháng đầu năm 2009, giá trị kim ngạch hàng nhập khẩu vẫn vượt quá giá trị kim ngạch hàng xuấ, khiến Việt nam vẫn là một nước có giá trị nhập siêu tương đối lớn. Như vậy, thị trường xuất nhập khẩu trong 2 tháng đầu năm 2009 có nhiều khó khăn, dự báo sẽ còn khó khăn nữa trong những tháng còn lại do thị trường 3.2. Kiến nghị nhằm phát triển nghiệp vụ TBH hàng hoá xuât nhập khẩu. vận chuyển bằng đường biển phù hợp với tình hình thị trường 3.2.1. Về phía Nhà nước:. Nhà nước cần có cơ chế, chính sách cụ thể khuyến khích các công ty XNK ký kết hợp đồng theo điều kiện xuất khẩu CIF, nhập khẩu FOB hoặc C&FBên cạnh đó Nhà nước cũng cần có cơ chế, chính sách cụ thể khuyến khích các công ty XNK ký kết hợp đồng theo điều kiện xuất CIF nhập FOB hoặc C&F như giảm thuế XNK, thuế GTGT cũng như thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm thủ tục hải quan… cho chủ hàng tham gia bảo hiểm tại Việt Nam. Đối với các công ty XNK cần nhanh chóng thay đổi tập quán thương mại cũ. Chuyển dần từ phương thức nhập CIF xuất FOB sang nhập FOB xuất CIF. Điều này xét về toàn cục có lợi cho nền kinh tế quốc dân do đã tạo cơ hội cho ngành bảo hiểm hàng hải và ngành vận tải biển phát triển. Và chính sự phát triển của hai ngành này có tác động. ngược trở lại góp phần mở rộng không ngừng hoạt động kinh tế đối ngoại. Sự phối kết hợp hỗ trợ nhau cùng phát triển của ba lĩnh vực XNK, bảo hiểm hàng hải, và vận tải đường biển có một ý nghĩa quan trọng. Về phía các Công ty Xuất nhập khẩu:. Cần phải từng bước thay đổi tập quán thương mại cũ đã được sử dụng từ lâu tại Việt Nam, chuyển từ nhập theo giá CIF, xuất theo giá FOB, sang nhập theo giá FOB và xuất theo giá CIF để hỗ trợ ngành bảo hiểm trong nước. Với Hiệp hội Bảo hiểm. Theo điều lệ của Hiệp hội Bảo hiểm, thì Hiệp hội là tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự nguyện của các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam. Mục đích của Hiệp hội là đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hội viên, liên kết, hỗ trợ, hợp tác, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển lành mạnh trong thị trường bảo hiểm Việt Nam theo khuôn khổ pháp luật Việt Nam. Thông qua ý kiến của hội viên xuất phát từ thực tiễn kinh doanh, Hiệp hội cần đẩy mạnh tham gia đóng góp vào các văn bản dự thảo các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo hiểm và các vấn đề có liên quan; góp ý kiến với các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển ngành bảo hiểm Việt Nam; thu thập và phản ánh với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ý kiến của các hội viên về các vấn đề chính sách, chế độ áp dụng với ngành bảo hiểm. Là thành viên của WTO từ năm 2007, các ngành kinh tế nói chung và bảo hiểm nói riêng phải tiến hành hoạt động kinh doanh theo các thông lệ quốc tế, do đó việc Hiệp hội tổ chức diễn đàn tập huấn phổ biến kiến thức, pháp luật và chủ trương chính sách của Nhà nước và phù hợp với luật pháp quốc tế trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Xây dựng và giám sát việc tuân thủ các nguyên nguyên tắc chung về nội dung phối hợp hoạt động giữa các hội viên, quy chế tự quản nhằm tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Bùi Hồng Trinh 71. Về phía Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện. a) Hoàn thiện sản phẩm Bảo hiểm Hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. Trong triển khai nghiệp vụ bảo hiểm gốc cần chú ý công tác quản trị rủi ro, kiểm tra nhãn mác, số lượng và chất lượng hàng hoá được bảo hiểm tránh tổn thất lớn xảy ra ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty. Thiết lập mối quan hệ tốt với các đội tàu trong nước, từ đó kiểm soát chất lượng tàu chuyên chở. Công tác khai thác nghiệp vụ gốc tốt sẽ được đưa vào hợp đồng cố định càng nhiều, giúp ổn định và tăng hiệu quả kinh doanh của công ty. b) Lựa chọn phương pháp TBH hợp lý: Khi lựa chọn phương pháp TBH, cần căn cứ vào :. Đặc trưng của nghiệp vụ hàng hoá: nhiều đơn bảo hiểm hàng hoá có thể được vận chuyển trên cùng một tàu, khởi hành vào cùng địa điểm và thời gian. Khi đó, cần phải chú ý tới các yếu tố tích tụ rủi ro giữa hàng và hàng, hàng với tàu, từ đó, xác định được Giá trị bảo hiểm để thu xếp TBH an toàn nhất. Xác định giới hạn cần thiết: bằng phương pháp thống kê qua nhiều năm phải xác định được giá trị lớn nhất của:. − Một con tàu tham gia bảo hiểm. − Một chuyến hàng có thể cấp đơn bảo hiểm. − Tích tụ rủi ro giữa tàu và hàng. Xác định mức giữ lại: căn cứ vào khả năng tài chính của doanh nghiệp và số liệu thống kê trong quá khứ. c) Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ phòng TBH. Phần lớn cán bộ công ty nói chung, và cán bộ phòng TBH có tuổi đời còn rất trẻ. Tại trụ sở chính của công ty, các trưởng phòng nghiệp vụ còn rất trẻ, chỉ ngoài 30 tuổi. Đều có trình độ đại học, dĩ nhiên, họ là những con người hết sức năng động, thích ứng nhanh với công việc,. có lòng say mê nghề nghiệp và có trách nhiệm. Tuy nhiên do độ tuổi còn quá trẻ, họ chắc chắn không thể có đủ kinh nghiệm để xử lý một số vấn đề nhất định. Để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ, công ty cần tổ chức các buổi hội thảo với các đối tác nước ngoài để học tập thêm kinh nghiệm của họ, nhất là giúp cỏc cỏn bộ hiểu rừ hơn về cỏc luật lệ trong kinh doanh bảo hiểm, TBH quốc tế. Đồng thời, cử cán bộ tham gia các khoá đào tạo ở cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, việc cử cán bộ tham gia các khoá đạo tào phải đúng đối tượng, phù hợp với nhu cầu thực tế của công ty để tránh lãng phí. Việc kiểm soát chất lượng đào tạo, cũng như tinh thần học tập của họ cũng phải rất cần chú ý. Ngoài ra, để tránh trường hợp đào tạo tràn lan, công ty khi tuyển dụng cũng cần đề ra những tiêu chí nhất định đối với người ứng tuyển; trong đó, khả năng ngoại ngữ và am hiểu thị trường là đặc biệt quan trọng, do đặc trưng của nghiệp vụ TBH là có nhiều quan hệ với các đối tác nước ngoài. d) Nâng cấp hệ thống thông tin. Rừ ràng, vai trũ của cụng nghệ thụng tin đang ngày càng trở nờn quan trọng trong bất cứ lĩnh vực nào. Riêng trong ngành bảo hiểm, đặc biệt đối với TBH, hệ thống thông tin có vai trò đặc biệt quan trọng. Năm 1997, Việt Nam mới chính thức sử dụng mạng Internet. Đây là thuận lợi lớn, khi một năm sau đó công ty PTI thành lập và áp dụng ngay tiến bộ công nghệ vào quản lý các công tác nghiệp vụ. Phần mềm TBH được công ty sử dụng mang tên RIM. Đây là một bước chuyển quan trọng trong công tác quản lý đơn TBH của công ty. Nhờ đó, các cán bộ dễ dàng theo dừi cỏc hợp đồng, từ đú tăng khả năng kiểm soỏt tớch tụ rủi ro, thực hiện công tác bồi thường, tính toán tổn thất. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, đôi khi phần mềm này vẫn xảy ra sai sót không đáng có, gây khó khăn cho các cán bộ TBH. Vì vậy, cần thường xuyên nâng cấp hệ thống thông tin, nhằm hỗ trợ đắc lực hơn nữa cho công tác TBH nói riêng và toàn công ty nói chung. e) Mở rộng quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế. Tuy nhiên trong năm 2009 ngoài Vinare, PTI không thể tham gia nhận hợp đồng tái bảo hiểm cố định từ các công ty trong nước như PVI, PJICO, VNI (theo Thông tư 151 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 45/2007/NĐ-CP).