Tương lai đất nước nằm trong tay mỗi sinh viên chúng ta, việc cải tạo nó, biến đổi nó làm cho nó ngày càng đẹp đẽ hơn là nhiệm vụ của bất cứ người dân nào. Hiện nay, Việt Nam còn là một nước đứng vào hàng những nước nghèo trên thế giới, việc đưa nước ta thoát khỏi tình trạng này đòi hỏi sự nỗ lực hết mình của mỗi người đặc biệt là phát triển kinh tế . Mục tiêu của chúng ta là phát triển kinh tế đi kèm với công bằng và tiến bộ xã hội. Vì vậy, cần đẩy mạnh hơn nữa công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đổi mới một cách toàn diện mọi lĩnh vực. Sự đổi mới này phải đồng bộ, tuân theo quá trình nhận thức và tình hình thực tiễn đất nước. Phát triển một nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường nhưng phải dưới sự quản lý của Nhà nước là theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì những mục tiêu trên đây, cần thiết phải có một số giải pháp cho phát triển kinh tế tương lai.
- Tập trung phát triển kinh tế về chất và lượng. Đầu tư có trọng điểm cho nông nghiệp, phát triển hình thức nông trại sản xuất của tư nhân hoặc tổ chức nhỏ. Tạo nguồn vốn cho công nghiệp nhẹ, hiện đại hoá dây chuyền thiết bị. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm đưa công nghệ thông tin vào đời sống sản xuất.
- Tăng nhanh khả năng và tiềm lực tài chính cho đất nước bằng các đầu tư cho xuất khẩu thu lợi nhuận cao và nguồn vốn nhanh. Phát triển công tác thu và nộp thuế, phổ biến bằng mọi phương tiện thông tin đại chúng. Phát hành trái phiếu Nhà nước theo định kỳ, làm lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia.
- Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, gọi vốn đầu tư nước ngoài bằng cách mở rộng, nới lỏng chính sách về đầu tư, hệ thống hoá luật đầu tư nước ngoài, tạo cơ sở kinh tế thuận lợi và những dự án nhiều tiềm năng.
- Giải quyết tốt mọi vấn đề kinh tế xã hội như vấn đề tạo việc làm. Có thể phát triển nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ở cả nông thôn và thành thị để thu hút lao động. Sắp xếp lại các xí nghiệp quốc doanh, tạo cơ hội cạnh tranh lành mạnh trên thị trường và nhà nước bảo hộ sản xuất trong nước ở một bộ phận nào đó .
- Cần đề ra những mục tiêu cho mười, hai mươi năm tới . Những chính sách, chủ trương lớn phù hợp với thực tiện hoàn cảnh đất nước và xu thế phát triển của thế giới. Điều hành đúng, có tổ chức cao và chặt chẽ nền kinh tế thị trường, chống mọi biểu hiện nhận thức sai lầm, lệch lạc làm đi không đúng con đường đã chọn. Vận dụng các quy luật khách quan trong việc chỉ đạo, tổ chức đề ra những phương hướng, giải pháp kinh tế táo bạo, có cơ sở vứng chắc.
- Nhà nước tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển bình đẳng, hỗ trợ vốn cho người nghèo không lấy lãi.
- Hạ trần lãi suất tiết kiệm để kích cầu, tiêu thụ trên thị trường mới tăng mạnh, sản xuất trong nước mới có nhiều điều kiện cạnh tranh, phát triển.
- Tạo nguồn cán bộ kinh tế tương lai với những tri thức khoa học và lý luận vững chắc. Gắn đào tạo với thực hành, đầu tư thiết bị quản lý kinh tế hiện đại để giảng dạy và thực hành trong các trường kinh tế, xã hội hoá giáo dục và đào tạo .
KẾT LUẬN
Những bước phát triển gì nữa sẽ đặt ra cho nền kinh tế Việt Nam trước thềm thiên niên kỷ mới? Đổi mới kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải chăng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thời đại ? Tất nhiên, những câu trả lời cho vấn đề ấy còn đang nằm ở phía trước. Song chắc chắn, với con đường đi đúng đắn và sự lựa chọn quyết đoán của Đảng và Nhà nước, chúng ta sẽ gặt hái được rất nhiều thành tựu mới. Nhà nước sử dụng các đòn bẩy kinh tế trong kế hoạch hoá trực tiếp và kế hoach hóa gián tiếp để đảm bảo thực hiện những phương hướng, mục tiêu của kế hoạch kinh tế quốc dân. Trước thực tế của quá trình phát triển kinh tế Việt Nam từ sau cách mạng Tháng Tám, một lần nữa ta lại càng cần khẳng định vai trò không thể thiếu được của quá trình lý luận nhận thức và các chính sách, chủ trương xuất phát từ thực tiễn chi phối nền kinh tế. Khi đi đúng vào tiến trình lịch sử của nhân loại, tất yếu chúng ta sẽ không bị lạc hậu, tụt lùi mà ngày càng có vị thế, phát triển mạnh mẽ hơn. Hy vọng chỉ một thời gian không lâu nữa nền kinh tế Việt Nam sẽ phát triển vượt bậc, phát triển có cơ sở vững chắc, đứng vào vị trí những nước có nền kinh tế tăng trưởng mạnh trên thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình triết học Mác - Lênin (I,II)
2.Triết học Mác - Lênin - Chương trình cao cấp (I,II,III)
3. Kinh tế chính trị Mác - Lênin ( Phần kinh tế xã hội chủ nghĩa )
4. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thức VI của Đảng cộng sản Việt Nam. Nam.
5. Tạp chí: nghiên cứu lý luận6. Tạp chí triết học 6. Tạp chí triết học
7. Địa lý Việt Nam
8. C.Mác - F.Engghen - tuyển tập - 19819. Hồ Chí Minh - tuyển tập - 1996 9. Hồ Chí Minh - tuyển tập - 1996
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 2
CHƯƠNG I:
MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
5
I. Thực tiễn 5