Kết quả chi bồi thường

Một phần của tài liệu công tác quản lý chi phí bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại pvi thăng long (Trang 66 - 77)

Theo số liệu thống kê của PVI Thăng Long trong giai đoạn 2003-2008 tình hình bồi thường tổn thất nghiệp vụ BH VCXCG như sau:

Chỉ tiêu Năm Số vụ BT (vụ) STBT (trđ) DT phí (trđ) STBT bquân (trđ) Tỷ lệ BT (%) Tốc độ tăng STBT (%) 2003 344 967,68 3.814,72 2,81 25,37 - 2004 436 1.377,76 3.351,94 3,16 41,10 42,38 2005 593 2.219,49 4.976,23 3,16 44,60 61,09 2006 769 3.517,31 7.017,95 4,57 50,12 58,47 2007 915 5.417,30 9.794,46 5,92 55,31 54,02 2008 1.092 6.645,10 12.808,53 6,08 51,88 22,66

Bảng 2.6: tình hình bồi thường tổn thất bảo hiểm VCXCG.

“Nguồn: Phòng GĐBT PVI Thăng Long” Từ bảng 2.6 ta thấy: Chi bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm VCXCG của PVI Thăng Long nhìn chung có xu hướng tăng lên, chi bồi thường năm 2008 là 6.645,10 triệu tăng gấp 6,87 lần so với chi bồi thường năm 2003, tốc độ tăng chi

bồi thường nghiệp vụ bình quân giai đoạn (2003-2008) là 47(%) nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu phí nghiệp vụ bình quân 27.4(%) điều này chứng tỏ sự gia tăng về mức trách nhiệm của PVI Thăng Long với khách hàng không tương ứng với STBT hàng năm do đó cũng chứng tỏ công tác quản lý chi bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm VCXCG vẫn chưa được PVI Thăng Long thực hiện tốt.

Giai đoạn đầu do mới thành lập nên năng lực khai thác bảo hiểm của PVI Thăng Long còn hạn chế vì vậy mức trách nhiệm bảo hiểm tương đối thấp doanh thu 2003 chỉ đạt 3.841,72 triệu bình quân phí một hợp đồng là 11.76 triệu tổng, thêm vào đó do giai đoạn này tình hình an toàn giao thông chưa diễn biến phức tạp các vụ tổn thất chủ yếu là va quệt gây móp, bẹp, vỡ gương kính nên thường tổn thất chỉ ở mức độ thấp. STBT năm 2003 là 967,68 triệu tương đương với tỷ lệ bồi thường là 25,73 %. Tuy nhiên, khi đã đi vào ổn định kể từ 2005-2006 PVI Thăng Long chuyển về số 10 Trần phú, Hà Nội, thương hiệu PVI ngày càng được biết đến nhiều hơn đồng thời công tác khai thác cũng có những bước phát triển nên giai đoạn này số lượng xe tham gia bảo hiểm tăng nhanh chóng doanh thu 2006 là 7.017,95 triệu gấp 1.8 lần so với năm 2003 cũng do đó STBT tăng lên 3.517,31 triệu gấp 3.6 lần so với năm 2003, tỷ lệ bồi thường năm 2006 là 50.12 % đây là tỷ lệ bồi thường cao hơn nhiều so với tỷ lệ bồi thường của tổng công ty PVI 27.75% trong các năm 2007, 2008 tỷ lệ bồi thường của PVI Thăng Long vẫn tiếp tục cao hơn tỷ lệ bồi thường chung của Tổng công ty. Tuy nhiên so với các doanh nghiệp khác trên thị trường lúc này như: Bảo Việt 55.84% , Bảo Minh 58.83%, PTI 61.98% , PJICO 71.22% ; Bảo Long 69.57%; QBE 84.04% cũng có tỷ lệ chi tương đối cao. Điều đó được thể hiện ở bảng số liệu 2.7 như sau:

Năm Việt Minh Long trường 2006 55.84 58.83 25.75 61.98 69.57 84.04 71.22 56.83 2007 51.06 58.75 32.92 69.76 63.1 79.4 42.13 48.82

2008 60.7 73.3 46.91 73.7 81.6 84 51.50 57.48

Bảng 2.7: Tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm XCG các DNBH tại Việt Nam (Đơn vị: %)

(Nguồn: Bản tin hiệp hội bảo hiểm Việt Nam) Tỷ lệ bồi thường BHVCXCG tại PVI Thăng Long tăng cao đột biến trong năm 2006 và vẫn diễn biến tăng đến năm 2008 là do:

Thứ nhất, Thị trường phi nhân thọ cạnh tranh gay gắt, đặc biệt là nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe, tình trạng cạnh tranh diễn ra không chỉ giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường mà còn giữa các chi nhánh của cùng một công ty, do chế độ khoán tiền lương và định mức chi phí theo doanh thu đã dẫn đến các doanh nghiệp chạy theo doanh thu bằng mọi giá, có một đặc điểm riêng là kinh doanh bảo hiểm có đầu vào tương đối ít trong khi khả năng cung ứng thì vô tận nên cách thức cạnh tranh phổ biến hiện nay là hạ phí bảo hiểm hoặc mở rộng phạm vi bảo hiểm. Như vậy vô hình dung tình trạng cạnh tranh gay gắt đã đẩy chi bồi thường tăng nhanh chóng

Thứ hai, lý do khác làm tăng tỷ lệ bồi thường phải kể đến là công tác đánh giá rủi ro khi nhận bảo hiểm. thường thi cán bộ khai thác của PVI Thăng Long phai nắm bắt thông tin về đối tượng bảo hiểm bằng cách tiếp cận với khách hàng có nhu cầu mua bảo hiểm, thu thập các thông tin thông số kỹ thuật, giá trị xe, mục đích sử dụng xe..., xong do ảnh hưởng của cạnh tranh nên hầu nhu công tác này bị các cán bộ khai thác buông lỏng. Có những xe quá cũ không đủ tiêu chuẩn lưu hành mà vẫn được bảo hiểm nhằm giữ chân khách hàng, với mức phí không hề thay đổi. Hoặc trường hợp giấy đăng kiểm chỉ có thời hạn 6 tháng

nhưng lại cấp đơn bảo hiểm vật chất một năm. Do đó trong thời gian tới PVI Thăng Long cần khắc phục nhanh chóng những tồn tại nêu trên. Đặc biệt qua theo dõi một số đối tượng có nguy cơ rủi ro cao như xe taxi, xe cho thuê tự lái, xe đầu kéo. Xe container, xe chở hàng đông lạnh...là những đồi tượng cần hạn chế chấp nhận bảo hiểm hoặc có những biểu phí riêng và điều kiện điều khoản chặt chẽ hơn để hạn chế chi bồi thường.

Thứ ba, tỷ lệ bồi thường gia tăng là do sự gia tăng nhanh chóng của số vụ tai nạn giao thông. Từ bảng 2.8 dưới đây ta thấy, số vụ tai nạn giao thông trong những năm gần đây có tốc độ gia tăng nhanh chóng. Mặc dù năm 2007-2008 tuy có giảm hơn về tốc độ tăng 2005 (36,86%); 2006 (25%); 2007 (22.45%); 2008 (21.07%) nhưng mức độ thiệt hại mỗi vụ thì lớn hơn nhiều theo số liệu bảng 2.6 STBT bình quân một vụ năm 2003 là 2.81 triệu, năm 2006 là 4.57 triệu, năm 2008 lên đến 6.08 triệu. Sự gia tăng nhanh chóng về số vụ tai nạn là do cơ sơ hạ tầng tăng lên không tương ứng với sự gia tăng nhanh chóng của các loại XCG tham gia giao thông, tình trạng sử dụng xe quá hạn, không đủ yêu cầu kỹ thuật hoặc xe chở quá trọng tải gấp hai đến ba lần,.... diễn ra thường xuyên.

Bảng 2.8: Tình hình giám định tai nạn bảo hiểm.

Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Số vụ tai nạn thuộc trách nhiệm BH Vụ 386 453 620 775 949 1.149 Tốc độ tăng số vụ tai nạn (%) - 17,36 36,86 25 22,45 21,07 Số vụ tự giám định (vụ) 371 437 602 759 925 1.123 Số vụ thuê giám định ngoài (vụ) 15 16 18 16 24 26 Tỷ trọng tự giám (%) 96,11 96,47 97,10 97,93 97,47 97,73

định

Tỷ trọng thuê giám định ngoài

(%)

3,89 3,53 2,90 2,07 2,53 2,27 (Nguồn: Phòng GĐBT PVI Thăng Long) Trong giai đoạn 2007-2008 PVI Thăng Long đã có những hoạt động tích cực trong công tác đề phòng hạn chế rủi ro, tăng cường hợp tác với các cơ quan chuyên môn như bộ công an, các trường học... tuyên truyền phổ biến an toàn giao thông nên đã hạn chế được phần nào tốc độ tăng số vụ tai nạn. Tất nhiên, số vụ tai nạn tăng lên cũng là do số xe tham gia tăng, tình hình kinh tế Việt Nam những năm 2006-2007 có những bước phát triển vượt bậc tạo nhiều thuận lợi cho sự phát triển của ngành bảo hiểm năm 2006 tốc độ tăng GDP đạt 8.17%, tổng vốn đầu tư nước ngoài tăng 45.1%. xuất khẩu tăng 22.1% . Năm 2007 tốc độ tăng GDP đạt 8.5 %, đầu tư trực tiếp nước ngoài tương đương 20.3 tỷ USD, đầu tư toàn xã hội đạt 40% GDP, vốn ODA đạt 5.4 tỷ USD, xuất khẩu đạt 48 tỷ USD kinh tế xã hội phát triển dẫn đến thu nhập của người dân cải thiện nên họ có nhu cầu nhiều hơn về ô tô, cũng như bảo hiểm vật chất xe.. không những thế ngày 11/1/2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, đồng thời đâu năm 2007 PVI thực hiện cổ phần hóa nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường đã góp phần không nhỏ mở rộng hoạt động kinh doanh của PVI Thăng Long, Năm 2008 tuy kinh tế Việt Nam chụi ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng số xe tham gia vẫn tăng mạnh do PVI đã trở thành một thương hiệu mạnh trên thị trường, thêm vào đó do tình hình tai nạn giao thông diễn biến phức tạp nên các chủ xe cũng chủ động hơn trong vấn đề tìm mua bảo hiểm để bảo vệ tài sản cho mình.

Từ bảng 2.8 cũng cho thấy hầu hết các vụ tai nạn đều do PVI Thăng Long trực tiếp giám định, tỷ trọng tự giám định luôn chiếm tỷ lệ cao. Tỷ lệ tự giám định tăng đều qua các năm 2003 (96.11%); năm 2004 (96.47 %); năm 2005 tăng lên 97.10%. Đến 2008 là 97.73%. Là một trong những thành viên có tốc độ phát triển nhanh và đạt nhiều thành tích PVI Thăng Long được phân cấp bồi thường 100% mức trách nhiệm đối với nghiệp vụ XCG. Điều này chứng tó năng lực giám định của PVI Thăng Long ngày càng chuyên nghiệp hơn và nhận được sự tin tưởng từ phía Tổng công ty. Có được kết quả như trên là do sự cố gắng không ngừng nghỉ của đội ngũ GĐBT cộng với sự cộng tác từ phía các phòng kinh doanh và hỗ trợ của các Tổng công ty, tuy số lượng cán bộ giám định còn rất hạn chế năm 2006 số lượng cán bộ giám định là 4 cán bộ, năm 2007 đến nay bổ sung thêm 2 cán bộ hầu hết các cán bộ của phòng đều tốt nghiệp từ các trường kỹ thuật nên rất am hiểu về đặc điểm kỹ thuật của xe do đó công tác giám định gặp nhiều thuận lợi. Bên cạnh đó, sự hạn chế về số lượng cán bộ cũng gây cho PVI những áp lực lớn trong công tác giám định điển hình như năm 2008 bình quân một cán bộ phải giám định 183 vụ/ năm đấy chỉ là số vụ thuộc trách nhiệm bảo hiểm của nghiệp vụ XCG, từ đó thấy rằng bình quân cứ 2 ngày một cán bộ phải giám định một vụ tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm. Thực tế trên đã dẫn đến hậu quả là tuy đã cố gắng hết mình để hoàn thành công việc nhưng kết quả công tác giám định vẫn còn nhiểu hạn chế. Do địa bàn kinh doanh rộng lớn đại đa số là khu vực miền núi, địa hình đi lại hiểm trở, các phòng ban khó khăn trong công tác liên lạc hoặc nắm bắt tình hình khi tai nạn xẩy ra, sự không kịp thời giám định ảnh hưởng lớn đến độ chính xác khi xác định STBT và uy tín của PVI Thăng Long, đồng thời do khoa học kỹ thuật phát triển, nhiều công nghệ hiện đại được liên tục ứng dụng vào ngành công nghiệp ô tô nên không phải lúc nào cán

bộ giám định của PVI Thăng Long cũng kiểm soát hết được những nguyên nhân dẫn đến rủi ro là thuộc phạm vi hay không thuộc phạm vi bảo hiểm. Tình hình thiên tai tổn thất ngày càng diễn biến phức tạp chủ yếu là do sự thay đổi khí hậu toàn cầu mà điển hình là trận mưa lớn lịch sử diễn ra ở Hà Nội năm 2008 đã gây ra số lượng không nhỏ các vụ tổn thất thuộc trách nhiệm của PVI Thăng Long.

Bảng 2.9: Tình hình giải quyết khiếu nại bồi thường BH VCXCG tại PVI Thăng Long (2003-2008).

Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Số vụ năm trước chuyển sang Vụ 40 82 99 126 132 127 Số vụ phát sinh trong năm Vụ 386 453 620 775 949 1.149 Số vụ đòi GQBT trong năm Vụ 426 535 719 901 1.042 1.276 Số vụ đã GQBT trong năm Vụ 344 436 593 769 915 1.092 Số vụ tồn đọng chưa được giải quyết

Vụ

82 99 126 132 127 184

Tỷ lệ đã GQBT % 80,75 81,5 82,84 85,35 87,81 85,51 Tỷ lệ tồn đọng % 19,25 18,5 17,52 14,65 12,19 14,49

“Nguồn: Phòng GĐBT PVI Thăng Long” Công tác giải quyết khiếu nại cũng được PVI Thăng Long chú trọng thực hiện, điều này thể hiện qua các con số ở bảng 2.9 Tỷ lệ tồn đọng có xu hướng giảm từ 2003 đến 2008, trong giai đoạn 2003-2005 do PVI Thăng Long chưa có phòng GĐBT riêng mà cán bộ GĐBT kiêm luôn cả cán bộ khai thác, do đó áp lực công việc nhiều hơn, giai đoạn 2006-2007 Tỷ lệ tồn đọng giảm mạnh chỉ còn

14.65 % năm 2006; 12.19 % năm 2007. Tỷ lệ tồn đọng giảm tức là tỷ lệ GQBT tăng dẫn đến STBT cũng tăng lên đây chính là nguyên nhân làm tốc độ tăng STBT năm 2006-2007 cao hơn các năm trước. Đến 2008 do số vụ tai nạn tăng lên nhanh chóng, số cán bộ của phòng lại chưa được bổ sung kịp thời nên dẫn đến tăng tỷ lệ tồn đọng, tỷ lệ tồn đọng tăng làm cho STBT năm 2008 cũng có tốc độ tăng chậm hơn so với 2006 và 2007. Nhưng cũng từ thực tế này sẽ là gánh nặng cho công tác chi bồi thường trong những năm tiếp theo. Do đó PVI cần khắc phục những hạn chế nêu trên để đảm bảo kịp thời giám định và GQBT cho khách hàng, tăng năng lực cạnh tranh và uy tín của mình trên thị trường

Thứ tư, tình hình trục lợi bảo hiểm làm gia tăng tỷ lệ bồi thường

Từ bảng số liệu 2.10 dưới đây cho thấy số vụ bồi thường sai sót ngày càng tăng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.10: Tình hình trục lợi bảo hiểm VCXCG tại PVI Thăng Long. Năm Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Số vụ khiếu nại Vụ 426 535 719 910 1.042 1.276 Số vụ khiếu nại được GQBT Vụ 344 436 593 769 915 1.092 Số tiền chi BT trong kỳ Triệu 967,68 1.378 2.219 3.517 5.417 6.645 Số vụ BT sai sót Vụ 10 14 16 17 19 22 Tổng STBT sai sót Triệu 25,3 50.9 62,4 69,7 115,9 134,6 Tỷ lệ BT sai sót % 2.9 3.2 2.7 2.22 2.08 2.01 STBT sai bình Triệu 2,531 3,633 3,9 6,1 6,12

quân một vụ 4,102 Tỷ lệ STBT thất

thoát

% 2.6 3.69 2.81 1.98 2.14 2.03

“Nguồn: Phòng GĐBT PVI Thăng Long” năm 2008 là 22 vụ tăng 120% so với năm 2003 đồng thới STBT bình quân sai sót cũng tăng qua các năm năm 2008 gấp gần 3 lần so với 2003. Hiện tượng trục lợi là một vấn nạn và ngày càng có xu hướng gia tăng không những ở Việt Nam mà trên thế giới nói chung

Các hình thức trục lợi ngày càng tinh vi hơn kiến cho các GĐV của PVI Thăng Long không phải lúc nào cũng kiểm soát được, giai đoạn 2003- 2005 tỷ lệ bồi thường sai sót tăng đều qua các năm, đến 2006 tỷ lệ này giám chỉ còn 1.98 % so với 3.69 % năm 2005 điều này là do năm 2006 công tác GĐBT đã được PVI Thăng Long chuyên môn hóa, giai đoạn 2007-2008 lại tăng trở lại nhưng năm 2008 đã giảm hơn so với năm 2007 với tốc độ giảm tương đốichậm. Đạt được những tiến bộ kể trên là do có sự giám sát và đôn đốc từ phía ban lãnh đạo PVI Thăng Long, đồng thời các cán bộ của phòng GĐBT cũng được hỗ trợ đào tạo chuyên môn từ phía tổng công ty, thêm vào đó họ cũng có tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp cao.

Một số hành vi trục lợi phổ biến như:

• Hợp lý hóa ngày giờ xẩy ra tai nạn: đây là loại gian lận phổ biến nhất trong tát cả các loại hình khiếu nại gian lận đòi bồi thường tại PVI Thăng Long. Sau khi khách hàng gặp tai nạn, do GCNBH hết hạn hoặc chưa mua bảo hiểm, để được bồi thường, chủ xe điều chỉnh ngày giờ tai nạn về thời hạn bảo hiểm, hoặc mua bảo hiểm mới rồi khai báo ngày giờ tai nạn về

thời hạn bảo hiểm. thông thường loại gian lận này được chủ xe thông đồng với cơ quan công an, chính quyền địa phương, đây cũng là kẽ hở trong công tác đánh giá rủi ro trước khi nhận bảo hiểm của cán bộ khai thác, đồng thời là khâu tiếp nhận thông tin trong quy trình giám định tổn thất. Vì vậy đây vẫn là một tồn tại lớn mà PVI Thăng Long trong những năm tới cần khắc phục.

• Thay đổi nguyên nhân tai nạn hay các tình tiết liên quan trong vụ án:

Một phần của tài liệu công tác quản lý chi phí bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại pvi thăng long (Trang 66 - 77)