Phương hướng phát triển chung của PVI Thăng Long

Một phần của tài liệu công tác quản lý chi phí bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại pvi thăng long (Trang 82)

Trong thời gian tới PVI Thăng Long sẽ không ngừng phát triển để đa dạng hoá các loại hình sản phẩm bảo hiểm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng thời hoàn thiện hơn nữa về cơ cấu tổ chức, đào tạo đội ngũ nhân viên một cách bài bản hơn, đưa PVI Thăng Long trở thành một công ty vững mạnh.

Trên cơ sở những kết quả mà PVI Thăng Long đã đạt được trong năm 2008 đến năm 2009, tổng công ty đã có giao ước thi đua như sau:

- Kế hoạch doanh thu là 86 tỷ đồng. Trong đó:  Phòng kinh doanh khu vực đống đa 20 tỷ  Phòng BH kỹ thuật 19 tỷ  Phòng Bh tài sản – hàng hải : 16 tỷ  Phòng KD KV Hà Đông : 12.5 ỷ  Phòng BH XCG, CN & QLDL : 12.5 tỷ  Phòng KD KV Lào Cai: 6 tỷ

Với đà phát triển sẵn có, PVI Thăng Long cố gắng phấn đấu thực hiện kế hoạch doanh thu 2009 vượt 20% so với doanh thu năm 2008.

Bảng 3.1: Kế hoạch kinh doanh theo nghiệp vụ bảo hiểm PVI Thăng long 2009

(Đơn vị: triệu đồng) Nghiệp vu PVI Thăng

Long PVI Hùng Vương Tổng cộng Thân tàu 8.275 539 8.814 P&I 2.170 115 2.285 Hàng hóa 4.581 215 4.796 Con người 4.206 160 4.366 XCG 14.424 3.883 18.307 Cháy 6.661 586 7.247 Tài sản 3.794 145 3.939 XDLD 22.180 11.998 34.178 MMTB 3.165 64 3.219 Trách nhiệm 13.338 60 13.398 khác 3.166 235 3.401 Tổng cộng 86.000 18.000 104.000

(Nguồn: Bảo hiểm dầu khí Thăng Long)

Trong năm 2009, PVI Thăng Long tiếp tục chú trọng việc thay đổi cơ cấu doanh thu vào các nghiệp vụ là thế mạnh của Công ty, mang lại hiệu quả cao như bảo hiểm kỹ thuật, PI, bảo hiểm hàng hoá...

- Đôn đốc thu đòi công nợ tồn đọng

- Bảo hiểm cho dự án thuỷ điện Đồng Nai 3 - Cải tạo và nâng cấp quốc lộ 3

- Bảo hiểm trách nhiệm cho nhà thầu Technit - Bảo hiểm dự án xây dựng cầu cạn Pháp Vân

- Bảo hiểm trách nhiệm cho Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị Hà Nội, cho CT tư vấn đầu tư xây dựng VINACONEX

- Bảo hiểm cho tập đoàn đóng tàu Vinashin, Vinaline, - Dịch vụ bảo hiểm cho Công ty TNHH tư vấn Heerim - Bảo hiểm dự án xây dựng cầu Nhật Tân

Ngoài ra, trong năm 2009, Công ty tiếp tục duy trì và phát triển các đầu mối khai thác như Ngân hàng, các Công ty tài chính, các Uỷ ban... để mở rộng đầu mối khách hàng, tăng cường năng lực khai thác của công ty, bên cạnh các nghiệp vụ lớn, mang lại doanh thu cao, PVI Thăng Long sẽ cũng mở rộng mạng lưới khai thác đối với các khách hàng nhỏ lẻ. Bên cạnh chăm sóc và khai thác các khách hàng truyền thống, Công ty sẽ không ngừng tìm kiếm khai thác các khách hàng mới, khai phá thị trường tiềm năng nhằm đa dạng hoá loại hình bảo hiểm, phát triển nhanh nhưng vẫn đảm bảo tính ổn định và bền vững cho sự tăng trưởng lâu dài của Công ty.

- Tạo dựng mối quan hệ tốt hơn nữa với các xưởng sửa chữa và các gara. Từ đó sẽ khuyến khích khách hàng tham gia bảo hiểm tại công ty thông qua việc tạo ra các giá trị gia tăng ngoài việc được bảo hiểm như: cho xe vào sửa chữa tại các cơ sở sửa chữa uy tín khi có tai nạn xảy ra, hoặc cho khách hàng vào sửa chữa xe tại các cơ sở này với giá ưu đãi (đối với những tổn thất không thuộc phạm vi bảo hiểm) …

Đẩy mạnh phát triển khối các phòng kinh doanh nghiệp vụ tài sản, kỹ thuật, hàng hải theo chiều sâu thông qua việc triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm mới và qua môi giới. Tận dụng lợi thế Tổng Công ty, phối hợp với các Ban trong Tổng công ty, phát triển mở rộng dịch vụ con người trách nhiệm cao và dịch vụ qua môi giới.

Chú trọng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm Cháy, các nghiệp vụ bảo hiểm tài sản có tái tục hằng năm theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ mở rộng đối tượng, địa bàn triển khai nghiệp vụ. Đối với nghiệp vụ Cháy và các RRĐB, phấn đấu đạt tối thiểu 6 tỷ doanh thu

Thắt chặt quản lý hệ thống đại lý, quản lý rủi ro ngay từ khi cấp đơn, bộ phận GĐBT của Công ty phải nâng cao năng lực, trình độ tác nghiệp đặc biệt phải hạn chế được tối đa hiện tượng trục lợi bảo hiểm ngay từ khâu giám định, hạn chế STBT của nghiệp vụ XCG, CN xuống dưới 45% doanh thu, tạo cơ sở để giảm tỷ lệ bồi thường của nghiệp vụ này trong những năm tiếp theo.

3.1.2 Phương hướng trong triển khai bảo hiểm vật chất xe và công tác quản lý chi phí bồi thường.

Địa bàn triển khai:

Căn cứ vào tình hình thực tế thị trường, Công ty dự kiến phân bổ địa bàn để các Phòng kinh doanh chủ động trong triển khai:

- Phòng BHKT: Khu vực Thành phố Hà Nội. - Phòng BHHH-TS: Khu vực Thành phố Hà Nội.

- Phòng KDKV Đống Đa: Khu vực Thành phố Hà Nội.

- Phòng BHXCG, CN&QLĐL: thị xã Phúc Yên, huyện Đông Anh, Sóc Sơn. - Phòng KDKV Hà Đông: Thành phố Sơn Tây, Thành phố Hà Đông, huyện Thường Tín.

- Phòng KDKV Lào Cai: tỉnh Lào Cai.

Để triển khai một cách có hiệu quả nghiệp vụ bảo hiểm XCG, đem lại nguồn doanh thu ổn định:

- Các Phòng kinh doanh chủ động trong việc lập đại lý pháp nhân, đại lý cá nhân chuyên nghiệp để triển khai loại hình nghiệp vụ này (ưu tiên các đại lý có kinh nghiệm làm bảo hiểm phi nhân thọ).

- Trực tiếp khai thác qua các kênh: Ngân hàng, Showroom ôtô - xe máy, các điểm đăng ký xe, các xưởng sửa chữa đã ký hợp tác với PVI Thăng Long

Về phương hướng thực hiện công tác quản lý chi bồi thường trong thời gian tới:

- Chi bồi thường phải đảm bảo đúng quy tắc bảo hiểm và điều kiện, điều khoản, phạm vi trách nhiêm trong HĐBH. Khi phát sinh bồi thường bằng cách thay thế hoặc sửa chữa phải tham khảo giá cả thị trường, lựa chọn đối tác theo hình thức chòa hàng cạnh tranh hoặc đấu thầu.

- Chi đề phòng hạn chế tổn thất được Tổng công ty cho phép chủ động trích lập trong phạm vi định mức kinh phí hằng năm. Do đó PVI Thăng Long sẽ cố gắng thực hiện tốt các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất nhằm giảm thiểu tổn thất cho tài sản do PVI Thăng Long bảo hiểm.

- Giảm tỷ lệ bồi thường xuống mức 45%

- Nâng cao tính chuyên nghiệp trong khâu GĐBT đảm bảo các vụ bồi thường được giải quyết nhanh chóng, chính xác, trung thực và khách quan tất cả các tổn thất xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm của PVI Thăng Long,

- Phòng GĐBT phối hợp chặt chẽ với các phòng ban khác trong công ty, các công ty giám định độc lập, cơ sở sửa chữa ô tô, xe máy… trong việc cung cấp sản phẩm bảo hiểm này.

- Tiếp tục công tác chống trục lợi bảo hiểm để giảm bớt gánh nặng chi trả bồi thường cho công ty từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ.

- Tăng cường công tác đánh giá rui ro đối tượng bảo hiểm trước khi nhận bảo hiểm để phát hiện và xử lý kịp thời các vụ có âm mưu trục lợi.

3.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.2.1 KIẾN NGHỊ VỚI PVI THĂNG LONG

3.2.1.1 Về đánh giá rủi ro trước khi chấp nhận bảo hiểm

• Cán bộ khai thác/ đại lý trực tiếp đánh giá các thông tin, số liệu liên quan đến các rủi ro yêu cầu bảo hiểm và người được bảo hiểm, cụ thể:

- Ngành nghề sản xuất của người yêu cầu bảo hiểm

- Thành phần kinh tế - Nước ngoài, Liên doanh, Nhà nước hay tư nhân Đối tượng cần được bảo hiểm (Loại xe, loại hàng hoá chuyên chở trên xe). Loại hình bảo hiểm cần mua

- Mức trách nhiệm bảo hiểm yêu cầu - Thời hạn bảo hiểm yêu cầu

- Tình hình tổn thất trong các năm trước - Công ty bảo hiểm hiện thời

- Loại xe, biển kiểm soát, công suất máy, năm sản xuất, nước sản xuất, năm đưa vào sử dụng, mục đích sử dụng (chở người, khách hay hàng hoá),

tình trạng hiện thời của xe ( cần căn cứ theo Giấy đăng kiểm xe còn hiệu lực)

- Phạm vi hoạt động của xe, tần suất và thời gian hoạt động chủ yếu, giá trị thay thế mới của xe và xác định giá trị thực tế của xe tại thời điểm giám định.

- Chủng loại hàng hoá thường xuyên chuyên chở, phạm vi vận chuyển, số lượng người tối đa trong một chuyến vận chuyển...

• Những khách hàng có nguy cơ rủi ro cao như: - xe taxi, xe cho thuê tự lái

- xe đầu kéo, xe container và xe chở hàng đông lạnh - Xe có giá trị thấp hoặc xe cũ sử dụng trên 20 năm

- Xe tải, xe chở khách, xe ô tô của các hãng ô tô Trung Quốc

Trước khi nhận bảo hiểm phải thông qua ý kiến Lãnh đạo. Đặc biệt là phải tìm hiểu về lịch sử tổn thất của xe, các chỉ số kỹ thuật đồng thời không nên áp dụng các điều khoản bổ sung cũng như cần có mức phí cao hơn cho các loại xe này.

• Kiên quyết từ chối chào phí đối với các khách hàng kê khai không trung thực các thông tin về rủi ro yêu cầu bảo hiểm

• Đối với những HĐBH có số lần tổn thất nhiều hoặc/và mức độ tổn thất cao trong suốt thời hạn bảo hiểm, Phòng kinh doanh cần phải thực hiện tính toán lại hiệu quả kinh doanh và đánh giá lại mức độ rủi ro về dịch vụ bảo hiểm đó để báo cáo Lãnh đạo Công ty trước khi cấp GCNBH bổ sung/ tái tục hợp đồng

3.2.1.2 Về công tác Xác định phí, điều kiện, chào phí.

Căn cứ vào các thông tin được cung cấp và kết quả đánh giá rủi ro, cán bộ/đại lý viên dùng biểu phí của Công ty để đưa ra một mức chào phí phù hợp cho đối tượng được bảo hiểm (xem chi tiết biểu phí cho từng nghiệp vụ).

Riêng đối với các trường hợp:

• Khách hàng đề nghị với mức trách nhiệm bảo hiểm vượt phân cấp. • Xe có giá trị > 200.000 USD.

• Phương tiên cơ giới đặc chủng, chuyên dụng không có trong biểu phí hoặc không được định nghĩa rõ ràng trong Biểu phí.

1 • Khả năng xảy ra rủi ro toàn bộ hoặc mức độ tập trung rủi ro cao.

• Phí bảo hiểm khách hàng yêu cầu quá thấp vượt quá quy định của Công ty.

• Khách hàng yêu cầu bảo hiểm thêm các rủi ro ngoài các rủi ro quy định trong quy tắc bảo hiểm do Bộ tài chính ban hành.

Cán bộ khai thác/đại lý viên phải báo cáo về Công ty xin ý kiến chào phí bảo hiểm/thông báo từ chối bảo hiểm.

3.2.1.3 Về công tác phòng chống trục lợi bảo hiểm

0 PVI Thăng Long phải tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản trị rủi ro, quản trị DN, GĐBT và đặc biệt là công tác quản lý hồ sơ khách hàng. trang bị các phương tiện như máy ảnh, máy quay phim, máy ghi âm cho cán bộ GQBT, trong đó quan trọng nhất là thực hiện quy trình quản trị rủi ro đạt tiêu chuẩn ISO mà Tông công ty đã xây dựng và ứng dụng các tiện ích trên phần mềm bảo hiểm PIAS một cách hiệu quả. Quan tâm giáo dục ý thức trách nhiệm, tính kỷ luật trong tát cả các khâu công việc cho cán bộ công nhân viên, kể cả đại lý, đồng thời có chính sách đãi ngộ hợp lý, thỏa đáng,

thưởng phạt nghiêm minh .Thêm vào đó cần phối hợp với hiệp hội bảo hiểm Việt Nam thực hiện tốt các cam kết chung nhằm làm lành mạnh thị trường bảo hiểm vật chất xe.

3.2.1.4 Về công tác GĐBT

1 Tiếp tục tăng cường nhân lực cho công tác GĐBT để giải quyết giảm dần số hồ sơ tồn đọng để đảm bảo quyền lợi khách hàng cũng như nâng cao uy tín và hình ảnh của PVI đối với khách hàng. Đồng thời quán triệt các cán bộ GĐBT thực hiện theo các nguyên tắc, quy trình mà Tổng công ty đã chỉ đạo. Tăng cường phối hợp giữa phòng hành chính kế toán với phòng GĐBT để có thông tin về khách hàng, tình trạng nộp phí, số lần bồi thường, thủ tục xác nhận nộp phí và thanh toán tiền bồi thường một cách nhanh gọn chính xác đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý.

2 3.2.1.5 Về công tác nhân sự

Tiếp tục phối hợp với Phòng HCKT tuyển gấp những nhân sự tốt, kinh nghiệm bổ sung cho đơn vị để có thể triển khai kinh doanh hiệu quả. Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ, có chính sách thu hút nhân tài cho đơn vị, có chính sách động viên khuyến khích kịp thời những đồng chí hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đồng thời các phòng ban chức năng thường xuyên họp trao đổi, rút kinh nghiệm để sự phối kết hợp trong công việc được chính xác và nhanh chóng hiệu quả hơn, tiến hành cho nhân viên tự đánh giá, đánh giá chéo kết quả làm việc của bản thân và đồng nghiệp. hơn nữa cần tăng cường tính tập thể trong nội bộ PVI Thăng Long đem đến một môi trường văn hoa PVI đoàn kết, quyết tâm phấn đấu hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2009 do Tổng Công ty giao.

3.2.2 Kiến nghị với Tổng công ty Bảo hiểm Dầu Khí

• Cần xem xét lại chính sách quản lý theo doanh thu và có biện pháp chuyển sang quản lý theo hiệu quả kinh doanh. Tăng cường chất lượng của sản phẩm để hạn chế thực trạng giảm phí hiện nay, tập trung vào các biện pháp nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, nâng cao uy tín và thương hiệu của PVI trên thị trường bảo hiểm

• Trên cơ sở các chính sách của PVI Thăng Long. Tông công ty cũng có những hỗ trợ hợp lý về cả nhân lực cũng như vật lực nhằm tạo đà cho PVI Thăng Long có thể thực hiện tốt các mục tiêu trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn của mình

• Hiện tại Tổng công ty đã có những hoạt động hỗ trợ rất tích cực cho PVI Thăng Long nói riêng và cho toàn thể hệ thống PVI noi chung đó là chính sách đào tạo và bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ một cách liên tục, xây dựng các quy tắc bảo hiểm, các quy trình quản lý cũng như các quy trình kinh doanh bài bản đạt chuẩn, trong thời gian tới công tác này cần được phát huy hơn nữa để toàn hệ thống PVI có thể phối hợp nhịp nhàng hơn. Hiện tại quy trình GĐBT nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe vẫn bị xem là nhiều thủ tục rườm rà và vẫn tạo kẽ hở cho đối tượng xấu trục lợi bảo hiểm. Do đó trong thời gian tới ban quản trị rủi ro của Tổng công ty cần xem xét lại để có những điều chỉnh hợp lý.

3.2.3 Kiến nghị với hiệp hội bảo hiểm Việt Nam

• Hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai bộ điều khoản và biểu phí tiêu chuẩn bảo hiểm VCXCG đã được 16 doanh nghiệp cam kết thực hiện tại hội nghị CEO ngày 15/9/2008. Tuy có những thông tin cho rằng đây là hành vi vi phạm

luật cạnh tranh. Nhưng sau khi cục quản lý cạnh tranh vào cuộc điều tra thì đã cho kết luận thỏa đáng, tránh được những thông tin trái chiều

• Phối hợp với các thành viên trong hiệp hội xây dựng phần mềm dữ liệu thống nhất của ngành bảo hiểm Việt Nam. Đây là một cách hiêu quả nhất giúp tránh được các hành vi trục lợi bảo hiểm.

• Nhanh chóng triển khai đề tài phòng chống trục lợi bảo hiểm, xây dựng hệ thống sửa chữa và cung cấp phụ tùng thay thế thống nhất giữa các DNBH.

• Tăng cường hơn nữa các hoạt động tuyên truyền bằng cách cung cấp nhiều bài viết bản tin cho các phóng viên, báo chi phát thanh truyền hình nhằm nâng cao nhận thức của người dân về bảo hiểm cũng như các chính sách pháp luật

Một phần của tài liệu công tác quản lý chi phí bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại pvi thăng long (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w