Để đánh giá kết quả và hiệu quả của công tác quán lý chi phí bồi thường, các chỉ tiêu thường được sử dụng bao gồm:
♦ Đánh giá công tác đề phòng hạn chế tổn thất:
Công tác đề phòng hạn chế tổn thất là nhân tố góp phần quan trọng vào việc giảm tổn thất từ đó hạn chế được các khoản chi bồi thường do tổn thất lớn gây
ra. Do đó đánh giá công tác đề phòng hạn chế tổn thất phần nào phản ánh được công tác quản lý chi phí bồi thường của DNBH. Cụ thể các chỉ tiêu thường được sử dụng là:
• Tổng số tiền chi cho công tác đề phòng hạn chế tổn thất
• Tỷ lệ Chi phí đề phòng hạn chế tổn thất Tỷ lệ chi đề phòng hạn chế tổn thất = Chi đề phòng hạn chế tổn thất trong kỳ Tổng chi trong kỳ • Hiệu quả đề phòng hạn chế tổn thất Hiệu quả đề phòng hạn
chế tổn thất = Lợi nhuận nghiệp vụ
Chi đề phòng hạn chế tổn thất trong kỳ Chi tiêu này phản ánh một đồng chi phí đề phòng hạn chế chi ra trong kì tham gia tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận về nghiệp vụ BH của doanh nghiệp chỉ tiêu này càng cao càng phản ánh công tác đề phòng hạn chế tổn thất đem lại hiệu quả cao.Tuy nhiên cần đặc biệt chú ý đến độ trễ của thời gian vì các khoản chi ra trong kì có khi lại phát huy hiệu quả vào kì tiếp theo. Mặt khác, do chi đề phòng hạn chế tổn thất luôn có quan hệ nhân quả với chi bồi thường nên tỷ lệ này càng cao càng cũng phản ánh công tác quản lý chi phí bồi thường được thực hiện tốt và ngược lại
♦ Đánh giá Công tác GĐBT
Trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, công tác GĐBT và chi trả bảo hiểm đóng vai trò rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới danh tiếng, uy tín và hình ảnh của DNBH trong tâm trí khách hàng đồng thời làm tăng tính hữu hình cho sản phẩm bảo hiểm. Nếu khâu này được thực hiện tốt khách hàng sẽ tin tưởng và có ấn tượng tốt hơn về doanh nghiệp từ đó góp phần đẩy mạnh việc khai thác sản
phẩm bảo hiểm. Trong đó, Giám định luôn là khâu cơ sở để thực hiện bồi
thường. Qua khâu giám định DNBH sẽ đánh giá được những tổn thất đó có thuộc phạm vi bảo hiểm không và nếu có thì mức độ tổn thất là bao nhiêu.
Để đánh giá tình hình giám định tổn thất và bồi thường thường dùng các chỉ tiêu sau:
• Tổng chi giám định tổn thất trong kỳ của DNBH.
• Tỷ lệ chi giám định tổn thất so với tổng STBT thực tế hoặc số vụ tổn thất thực tế.
• Tỷ lệ bồi thường trong kỳ
Tỷ lệ bồi thường
trong kỳ =
Tổng số tiền chi bồi thường trong kỳ Tổng doanh thu phí bảo hiểm trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh khai thác được một đồng doanh thu thì DNBH phải bỏ ra bao nhiêu phần trăm trong đó cho bồi thường hay chi trả bảo hiểm. Chỉ tiêu này càng thấp thì phần nào nói lên được công tác quản lý chi bồi thường được DNBH thực hiện tốt.
• Tỷ lệ chi bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm trong kỳ
Tỷ lệ chi bồi
thường trong kỳ =
Số tiền chi bồi thường thực tế trong kỳ Tổng chi trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh chi phí bồi thường, trả tiền bảo hiểm chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng chi phí hoạt động bảo hiểm. Tỷ lệ này thấp có thể phản ánh
DNBH đã quản lý tốt khoản chi bồi thường hoặc cơ cấu khoản chi khác ngoài chi bồi thường đã tăng lên.
♦ Đánh giá công tác giải quyết khiếu nại bồi thường
• Tổng số vụ khiếu nại đòi GQBT trong kỳ
• Số vụ khiếu nại được GQBT trong kỳ
• STBT bình quân mỗi vụ khiếu nại
Stbt bình quân
mỗi vụ khiếu nại =
Tổng stbt cho các vụ khiếu nại Đã được giải quyết trong kỳ Số vụ khiếu nại đã được giải
Quyết bồi thường trong kỳ
Hiệu quả khâu này đánh giá theo công thức:
H (gd) = K (gd)/C(gd) H (gd): hiệu quả giám định và bồi thường trong kỳ.
K (gd): kết quả giám định, bồi thường trong kỳ (số vụ tai nạn/rủi ro đã giám định hoặc bồi thường trong kỳ; số khách hàng được bồi thường trong kỳ. C (gd): tổng chi giám định, bồi thường
♦ Các chỉ tiêu phản ánh về tình hình trục lợi bảo hiểm:
• Số vụ khiếu nại bồi thường sai sót trong kỳ: những sai sót trong công tác GĐBT như bồi thường khi chưa thu thập đủ số liệu, chứng từ; bồi thường vượt quá STBH; bồi thường khi khách hàng vi phạm nghĩa vụ bảo hiểm…
• Tỷ lệ bồi thường sai sót trong kì
Tỷ lệ bồi thường sai sót
= Số vụ bồi thường sai sót trong kỳ Số vụ khiếu nại đã được giải quyết
trong kỳ bồi thường trong kỳ
• Số tiền bị thất thoát do bồi thường sai trong kỳ.
• Tỷ lệ STBT bị thất thoát
Tỷ lệ STT bị
thất thoát trong kỳ =
Số tiền bị thất thoát do bồi thường sai sót trong kỳ
Tổng số tiền đã giải quyết bồi thường trong kỳ
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI PVI THĂNG LONG
2.1 Giới thiệu chung về PVI Thăng Long
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
a) Giới thiệu về Tổng công ty CP Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam
- Tên gọi Công ty :TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM DẦU KHÍ VIỆT NAM
- Tên giao dịch đối ngoại : Petrovietnam Insurance Joint stock Corporation
- Tên viết tắt : PVI
- Logo
- Địa chỉ doanh nghiệp :154 Nguyễn Thái Học, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội
- Điện thoại : 84.4.7335588 Fax: 84.4.733628 Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam (PVI), tiền thân là Công ty Bảo hiểm dầu khí, thành viên của tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, được thành lập ngày 23/10/1996 theo quyết định của Bộ trưởng. Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ, được Bộ tài chính cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và đăng ký hoạt động kinh doanh bảo hiểm số 07 TC/GCN ngày 02/12/1995
Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI) được thành lập theo quyết định số 42 GP/KDBH ngày 12/03/2007 của Bộ tài chính từ loại hình Công ty 100% vốn nhà nước Tổng Công ty cổ phần với cổ đông chính là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (tỷ lệ góp vốn chiếm 59,48% vốn điều lệ), có phạm vi hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam và nước ngoài.
PVI được đánh giá là Công ty dẫn đầu thị trường bảo hiểm Việt Nam trong lĩnh vực bảo hiểm công nghiệp và là một trong ba nhà bảo hiểm hàng đầu Việt Nam.
Kết quả doanh thu phí của PVI giai đoạn 2006-2008 được thể hiện ở bảng 2.1
Bảng 2.1 Doanh thu của PVI trong giai đoạn 2006-2008.
(Đơn vị: đồng)
TT Năm Doanh thu
1 2006 1.304.279.409.364
2 2007 1.997.683.813.405
3 2008 2.694.852.817.680
(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm của PVI) Qua bảng số liệu 2.1 cho thấy doanh thu của PVI không ngừng tăng trưởng: Năm 2006 mức doanh thu thực hiện đạt 1300 tỉ đồng, tăng 70% so với năm 2005; lợi nhuận trước thuế đạt 62 tỉ đồng; nộp ngân sách nhà nước 102 tỉ đồng. Quy mô vốn cũng không ngừng tăng lên: Vốn điều lệ là 500 tỉ đồng trong năm 2006, đến năm 2007 tăng lên 950 tỷ đồng. Năm 2008, Tổng Công ty công bố những chỉ tiêu cực kỳ ấn tượng:
- Doanh thu đạt 2695 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2007.
- Quỹ dự phòng nghiệp vụ đạt 657.542.688.182đ (Sáu trăm năm mươi bảy tỷ, năm trăm bốn mươi hai triệu, sáu trăm tám mươi tám nghìn, một trăm tám mươi hai đồng).
- Tổng tài sản đạt 4.918.360.768.187đ (Bốn nghìn chín trăm mười tám tỷ, ba trăm sáu mươi triệu, bảy trăm sáu mươi tám nghìn, một trăm tám mươi bảy đồng)
- Vốn điều lệ năm 2009 là 1.035,5 tỉ đồng, kế hoạch sẽ tăng lên 2000 tỷ đồng vào năm 2010.
- Các sản phẩm BH phát triển ổn định, doanh thu bảo hiểm gốc đạt 1.984 tỷ đồng, tăng trưởng 129%, nghiệp vụ có số thu cao là Năng lượng 448 tỷ , XCG 393 tỷ, kỹ thuật 354 tỷ. Các nghiệp vụ có tốc độ tăng trưởng cao so với năm trước là BH Con người 221%, trách nhiệm 213%, XCG 176%. Tuy vậy, năm 2008 PVI chỉ mới hoàn thành gần 85% kế hoạch năm chỉ đạt được 2.695 tỷ, trong đó kế hoạch là 3.158 tỷ.
PVI đã tiến hành ký hợp tác toàn diện, Hợp đồng dài hạn với các đối tác lớn như: Nhà thầu BP (Anh), UNOCAL (Mỹ), Petronas (Malaysia)...các đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam nhằm củng cố mối quan hệ với khách hàng, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững và nâng cao vị thế thương hiệu.
PVI cũng tự hào về đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo chuyên sâu, Đặc biệt, hàng năm PVI đều cử một số CBCNV đi đào tạo dài hạn, chuyên sâu tại Học Viện Bảo Hiểm Hoàng Gia Anh, Học Viện Bảo Hiểm Malaysia..
Năm 2002, Công ty đã được cấp chứng chỉ Quacert ISO 9001:2000 Đặc biệt, PVI đã vinh dự được chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng ba, vào tháng 9 năm 2005, được trao tặng giải thưởng Sao vàng đất Việt và tháng 7/2007 được nhận Cúp vàng Thương hiệu mạnh. Tháng 10/2007 là một trong 100 đơn vị xuất sắc được tặng giải thưởng Sao Vàng Đất Việt. Các đồng chí Lãnh đạo PVI được nhận các danh hiệu: Cúp vàng Doanh nhân Tâm tài, Cúp Doanh nhân Asean...Đây là minh chứng cho niềm tin sâu sắc của nhà đầu tư vào thương hiệu mang tên PVI.
Với phương châm “Trung thành, tận tụy với khách hàng”, các dịch vụ bảo hiểm của PVI luôn được khách hàng đánh giá là có chất lượng tốt, độ an toàn cao, phí bảo hiểm cạnh tranh. Tuy nhiên, trong những năm tiếp theo, PVI sẽ phải tiếp tục đối mặt với những thách thức do khủng hoảng kinh tế vẫn chưa kết thúc, tiến trình mở cửa thị trường theo cam kết với WTO, đồng thời là do sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong nước và nước ngoài. Nhưng với sức mạnh nội tại cộng với một chiến lược phát triển dài hạn PVI sẽ tiếp tục khẳng định là một thương hiệu vững mạnh trên thị trường trong nước cũng như trên thế giới.
b) PVI Thăng Long
Tên giao dịch: Công ty bảo hiểm dầu khí Thăng Long (PVI Thăng Long) Tên giao dịch tiếng Anh: Petro Viet Nam Insurance Thăng Long. - Địa chỉ: Số 10 Trần Phú, Hà Đông, Hà Tây
- Tel: 84 4 2850268 - Fax: 84 4 2850269
Công ty Bảo hiểm Dầu khí Thăng Long (PVI Thăng Long), tiền thân là phòng Bảo hiểm I được thành lập vào 1/2000
Đến đầu năm 2002 từ phòng Bảo hiểm I chuyển thành Chi nhánh phía Bắc trên cơ sở cán bộ khung của phòng Bảo hiểm I tại 589 Kim Mã,
Năm 2004, chuyển Chi nhánh phía Bắc vào 78 Trần Phú, Hà Đông
Cuối năm 2005, chuyển Chi nhánh phía Bắc vào số 10, Trần Phú, Hà Đông và đổi tên thành Chi nhánh Công ty BHDK khu vực Tây Bắc
Tháng 4/2007, đổi tên Chi nhánh BHDK khu vực Tây Bắc thành Công ty BHDK khu vực Tây Bắc
Ngày 24/08/2007, đổi tên thành Công ty BHDK Thăng Long theo quyết định số 503/QĐ - PVI ngày 25/07/2007 của Hội đồng quản trị PVI.
Với nhiệm vụ kinh doanh được Tổng công ty giao khai thác, cung cấp các dịch vụ bảo hiểm trong và ngoài ngành Dầu khí, trải qua gần 8 năm hoạt động, được sự hậu thuẫn rất lớn từ Tổng công ty, PVI Thăng Long đã khẳng định được vị thế và uy tín của mình không những đối với các công ty thành viên trong tổng công ty mà cả trên thị trường bảo hiểm phía Bắc.
- PVI Hùng Vương được thành lập theo quyết định số 1121/QĐ-PVI của Hội đồng quản trị Tổng Công ty cổ phần BHDK Việt Nam ngày 04/12/2007. Theo quyết định số 625/QD-PVI ngày 21/5/2008 PVI Hùng Vương là PVI địa phương, đơn vị trực thuộc Tổng Công ty cổ phần BHDK Việt Nam, hạch toán phụ thuộc và được Tổng công ty giao cho Công ty PVI Thăng Long quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh.
- Khu vực thị trường đảm nhận: Thực hiện khai thác bảo hiểm ngoài ngành tại 13 tỉnh thành Tây Bắc Việt Nam, bao gồm: Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Lào Cai, Yên Bái, Hà Tây, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh...
BHDK Thăng Long cũng như các đơn vị thành viên khác của PVI không tiến hành hoạt động tái bảo hiểm và hoạt động đầu tư mà tập trung ở Tổng công ty. Tuy nhiên, PVI Thăng Long có quyền giới thiệu các nhà nhận tái bảo hiểm cho Tổng công ty.
- Trong hoạt động khai thác bảo hiểm, Tổng Công ty có phân cấp khai thác, tùy vào năng lực kinh doanh cụ thể từng năm mà PVI Thăng Long được cấp đơn với mức phân cấp nhất định. Theo đó hạn mức trách nhiệm được phân chia cụ thể theo từng nghiệp vụ và những trường hợp đặc trưng của các nghiệp
vụ đó. Khi gặp những trường hợp vượt mức trách nhiệm, PVI Thăng Long phải có văn bản gửi về Tổng Công ty để xin ý kiến và nhận sự chỉ đạo trực tiếp hoặc chuyển toàn bộ hồ sơ về Tổng Công ty.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty Bảo hiểm Dầu khí Thăng Long
PVI Thăng Long gồm có một ban giám đốc và 8 phòng ban. Các phòng ban đều có chức năng nhiệm vụ tương đương với các phòng tương ứng tại Tổng công ty
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức PVI Thăng Long
Tổng công ty BHDK
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
Ban giám đốc: Gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc.
Tổng Giám đốc (Trần Anh Tuấn) điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty
Phó Giám đốc thứ nhất (Võ Xuân Phương) Được ủy quyền ký duyệt khai thác cấp đơn, hợp đồng, giấy chứng nhận cho các phòng kinh doanh khu vực tại Hà Nội đối với tất cả các nghiệp vụ Bảo hiểm với mức trách nhiệm theo phân cấp của Công ty giao cho chi nhánh.
Phó Giám đốc thứ hai (Trần Quang long) Thực hiện công việc theo ủy quyền của Giám đốc, được ký duyệt khai thác cấp đơn đối với các nghiệp vụ Bảo hiểm XCG và bảo hiểm con người. Được ký các đơn, hợp đồng, GCNBH mức tối đa là 50% theo mức trách nhiệm phân cấp của Công ty đối với chi nhánh.
Khối Quản lý PVI Hùng Vương Khối phòng quản lý Khối phòng KD Khối phòng KD Khu vực P. hành chính kế toán P. giám định bồi thường P. BH kỹ thuật P BH XCG CN, QLDL P BH tài sản P KD KV Đống đa P KD KV Hà Đông P.K D KV Lào Cai
Phòng hành chính kế toán: gổm 9 cán bộ, làm nhiệm vụ xây dựng các chỉ tiêu về chi phí và lợi nhuận hàng năm và phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty đồng thời thực hiện luôn công tác nhân sự cho công ty.
Phòng GĐBT: gồm 6 cán bộ, thực hiện công việc tiếp nhận, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ khiếu nại và xét GQBT.
Khối kinh doanh baogồm 3 phòng:
Phòng Bảo hiểm hàng hải Tài sản: gồm 6 cán bộ, là một phòng kinh doanh mũi nhọn của công ty với ba loại hình dịch vụ chính là Bảo hiểm thân tàu, Bảo hiểm hàng hoá, Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu.
Phòng Bảo hiểm kỹ thuật: có 5 cán bộ, phòng Bảo hiểm kỹ thuật có chức năng: i. Kinh doanh, tham mưu và giúp Giám đốc Công ty chỉ đạo kinh doanh
theo đúng pháp luật trong lĩnh vực Bảo hiểm kỹ thuật, công trình, xây dựng lắp đặt, tài sản, trách nhiệm, bảo hiểm trọn gói cho các dự án hạ nguông của ngành dầu khí.
ii. Thực hiện các công việc kinh doanh do Giám đốc phân công.
iii. Thực hiện công việc kinh doanh theo các quy định, quy trình gồm: Tiếp thị, đánh giá rủi ro trước khi cấp đơn, cấp đơn bảo hiểm, phân tán rủi ro. iv. Thực hiện hợp tác với các Công ty bảo hiểm, các môi giới bảo hiểm có