Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HS

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục kỹ năng sống qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường Trung học Phổ thông Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 32)

9. Cấu trúc của luận văn

1.3.5. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HS

- Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HS thông qua công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban giám hiệu, vai trò triển khai chỉ đạo của các tổ chuyên môn và sự phối hợp của Đoàn thanh niên nhà trƣờng.

- Quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho HS thông qua lập kế hoạch và chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp, hình thức tổ chức đảm bảo mục tiêu đặt ra, phù hợp với nguyện vọng và tâm lý lứa tuổi của các em.

- Quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho HS thông qua đội ngũ các thầy cô giáo, đặc biệt là các thầy cô phụ trách công tác GDNGLL.

- Quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho HS thông qua kiểm tra đánh giá, đảm bảo thƣờng xuyên, khoa học và hiệu quả.

1.3.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HS

Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho đoàn viên là sự tổng hợp của nhiều yếu tố kết hợp đồng bộ. Do đó, các yếu tố có sự ảnh hƣởng tới quá trình quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HS. Bất kỳ yếu tố nào có sự thay đổi hoặc điều chỉnh đều có ảnh hƣởng tới quá trình quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HS, cụ thể nhƣ sau:

- Công tác chỉ đạo của Bộ và Sở GD&ĐT tới hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HS: Đây là yếu tố có vai trò quyết định, ảnh hƣởng trực tiếp tới quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HS.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Năng lực tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống của nhà trƣờng và trực tiếp là các thầy cô giáo: Đây là yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HS. Nếu nhƣ năng lực tổ chức các hoạt động yếu thì chất lƣợng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HS không thể cao, không đạt đƣợc hiệu quả và mục tiêu đề ra.

- Phẩm chất nhân cách, tinh thần trách nhiệm, sự tâm huyết của các thầy cô giáo làm công tác giáo dục kỹ năng sống: Đây là yếu tố quan trọng liên quan tới quá trình quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HS. Phẩm chất của GV liên quan đến phong cách tổ chức hoạt động, tới tƣ duy quản lý, tƣ duy truyền đạt kiến thức và tham gia thực hiện quá trình giáo dục.

- Mục tiêu, kế hoạch của nhà trƣờng: Đây là yếu tố đƣợc ví nhƣ là “Kim

chỉ nam” cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Bởi đây là cơ sở quan trọng để

bám sát tổ chức thực hiện.

- Tính tích cực của HS: Đây là nhân tố quyết định kết quả cuối cùng của quá trình giáo dục kỹ năng sống. Không có ai có thể nhận thức đƣợc thay, học thay và làm thay cho HS, mà phải bằng chính họ quyết định quá trình tiếp thu, học tập, rèn luyện của bản thân.

- Nội dung, chƣơng trình giáo dục kỹ năng sống cho HS: Đây là yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HS. Nếu nhƣ nó có tính thiết thực, phù hợp sẽ kích thích, động viên thu hút đƣợc các em tham gia. Và ngƣợc lại, nếu nó không phù hợp, thiếu tính khoa học thì hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HS sẽ không cao.

- Phƣơng pháp, hình thức tổ chức giáo dục: Tƣơng tự nhƣ nội dung và chƣơng trình, phƣơng pháp và hình thức giáo dục kỹ năng sống cho HS ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HS. Phƣơng pháp giáo dục hợp lý, hình thức giáo dục phong phú và phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của HS sẽ góp phần phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, thu hút họ tham gia vào quá trình giáo dục, tự giáo dục để hoàn thiện nhân cách.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Hình thức tổ chức quản lý quá trình tự rèn luyện cho HS: Đây là yếu tố ảnh hƣởng tới quá trình nhận thức, rèn luyện của HS. Nếu nhƣ hình thức quản lý khoa học, hợp lý sẽ phát huy vai trò cá nhân, khai thác tiềm năng trí tuệ và nhận thức của họ, giúp họ phát triển phẩm chất, nhân cách theo định hƣớng.

1.4. Đặc trƣng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trƣờng THPT

1.4.1. Đặc điểm hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

HĐGDNGLL ở trƣờng THPT đƣợc cấu trúc theo chủ đề của mỗi tháng và chủ đề hoạt động hè. Chƣơng trình HĐGDNGLL ở trƣờng THPT là hệ thống cấu trúc đồng tâm của chƣơng trình toàn cấp học. Về cơ bản cấu trúc của chƣơng trình lớp 10, 11, 12 là giống nhau. Đó là là cấu trúc theo các chủ đề hoạt động. Mỗi chủ đề hoạt động phản ánh một nội dung giáo dục cần phải có đối với HS THPT. Trong năm học có 9 chủ đề hoạt động giáo dục tƣơng ứng với 9 tháng trong năm học, mỗi tháng một chủ đề, đồng thời để đảm bảo tính khép kín, lô gíc của quy trình giáo dục thì chủ đề hoạt động giáo dục tháng thứ 10 là chủ đề hoạt động hè. Các chủ đề hoạt động tuy không lấy ngày kỷ niệm trong một tháng làm cơ sở chính nhƣng vẫn mang tính kế thừa, có đổi mới cho phù hợp với lứa tuổi HS THPT.

Xét về mức độ, yêu cầu của HĐGDNGLL bậc THPT đƣợc nâng cao hơn so với bậc THCS: Nhƣ chúng ta đã biết: giáo dục là một quá trình nhận thức. hoạt động và phát triển. Chƣơng trình HĐGDNGLL ở trƣờng THPT là một chƣơng trình đồng tâm, tịnh tiến. Do đó mức độ yêu cầu về nội dung hoạt động giáo dụ của các lớp cũng đƣợc phát triển từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, mang tính tổng hợp, khái quát hơn. Trên tinh thần đó, mức độ yêu cầu trong nội dung của HĐGDNGLL ở lớp 11 đƣợc nâng lên cao hơn so với lớp 10, lớp 12 lại đƣợc nâng cao hơn so với lớp 11.

Nội dung các chủ đề HĐGDNGLL rất phong phú, đa dạng, đề cập đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, của đất nƣớc và những vấn đề có liên quan đến thế giới. Các chủ đề HĐGDNGLL đề cập tới vấn đề tình bạn, tình yêu; quan hệ thầy trò, tôn sƣ trọng đạo; tƣ vấn tâm sinh lý lứa tuổi; bản sắc văn hoá dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tộc; vấn đề hƣớng nghiệp, vấn đề dân số, môi trƣờng, các tệ nạn xã hội, … Ngoài ra còn có các chủ đề „Hoà bình hữu nghị”, “Tìm hiểu về liên hợp quốc”; “Ƣớc mơ lý tƣởng, hoài bão của thanh niên trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nƣớc”.

Tất cả các nội dung trên đều đƣợc tiến hành thông qua các hoạt động cụ thể, phong phú đa dạng, các hoạt động này phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, hứng thú, nguyện vọng của thanh niên HS THPT.

Nội dung của các chủ đề hoạt động đều nhấn mạnh đến việc giáo dục ý thức trách nhiệm của ngƣời công dân đối với bản thân, gia đình và xã hội. Các hoạt động của chƣơng trình HĐGDNGLL đều nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập, tự giác sáng tạo của thanh niên HS từ nhận thức đến hành động trong việc lựa chọn ngành nghề cũng nhƣ lựa chọn các giá trị tinh hoa, đúng đắn, qua đó HS hiểu biết tự điều chỉnh để vƣơn tới hoàn thiện bản thân.

1.4.2. Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Mục tiêu của việc đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông là xây dựng nội dung chƣơng trình, phƣơng pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn lực phục vụ công nghiệp hoá-hiên đại hoá đất nƣớc, phù hợp với thực tiễn truyền thống Việt Nam; tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nƣớc phát triển trong khu vực và thế giới [21, tr.1].

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành nội dung chƣơng trình HĐGDNGLL ở trƣờng THPT gồm nhiều nội dung tập trung vào 6 vấn đề lớn:

+ Lẽ sống của thanh niên trong giai đoạn CNH-HĐH đất nƣớc. + Tình bạn, tình yêu, hôn nhân và hạnh phúc gia đình.

+ Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Truyền thống dân tộc và truyền thống cách mạng, bảo vệ di sản văn hoá. + Thanh niên với vấn đề lập thân lập nghiệp.

+ Những vấn đề mang tính toàn cầu: Bảo vệ môi trƣờng, dân số và phát triển bền vững, sức khoẻ sinh sản vị thành niên, phòng ngừa và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, các bệnh hiểm nghèo, hoà bình hợp tác giữa các dân tộc …

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Nội dung bắt buộc ở bậc THPT mỗi tháng có một chủ đề hoạt động, cụ thể nhƣ sau:

Tháng 9: Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.

Tháng 10: Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình

Tháng 11: Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sƣ trọng đạo. Tháng 12: Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nƣớc. Tháng 1: Thanh niên với việc gìn giữ bản sắc dân tộc.

Tháng 2: Thanh niên với lý tƣởng cách mạng Tháng 3: Thanh niên với vấn đề lập nghiệp

Tháng 4: Thanh niên với hoà bình, hữu nghị và hợp tác. Tháng 5: Thanh niên với Bác Hồ.

Tháng 6, 7, 8: Mùa hè tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. * Nội dung tự chọn:

Căn cứ vào hƣớng dẫn của Bộ GD&ĐT, tình hình cụ thể của mỗi trƣờng, mỗi địa phƣơng, mỗi loại hình trƣờng, … có thể tiến hành HĐGDNGLL theo những nội dung chính sau:

- Hoạt động chính trị, xã hội, đạo đức, pháp luật; - Hoạt động lao động công ích, xã hội;

- Hoạt động văn hoá - văn nghệ;

- Hoạt động thể thao quốc phòng, tham quan du lịch.

Ngoài ra, những vấn đề khác của xã hội nhƣ giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục luật an toàn giao thông, giáo dục môi trƣờng, giáo dục về giới tính cũng đƣợc lồng ghép, tích hợp vào nội dung hoạt động của những chủ đề thích hợp để tổ chức hoạt động cho HS theo quy mô lớp, khối lớp. Nhà trƣờng, bí thƣ đoàn trƣờng và GVCN cần phối hợp tổ chức các hoạt động này trong mỗi tháng để HĐGDNGLL vừa đáp ứng đƣợc các yêu cầu giáo dục của nhà trƣờng, của xã hội, đồng thời thực sự góp phần vào công tác giáo dục toàn diện HS.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ngoài việc cập nhật nội dung HĐGDNGLL phải đảm bảo đến tính thực tiễn học tập, rèn luyện hàng ngày của HS từng khối, lớp và nhà trƣờng phải đảm bảo tính cân đối kiến thức về chuyên môn, kiến thức văn hoá phù hợp với lứa tuổi bám sát từng chủ đề trên các mặt thực tiễn xã hội, có nhƣ vậy HĐGNDGLL mới đáp ứng đƣợc mục tiêu của từng hoạt động và mục tiêu chung của giáo dục.

1.4.3. Vai trò hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

HĐGDNGLL có vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục toàn diện nhân cách HS theo mục tiêu đã đề ra. Điều đó thể hiện việc củng cố, mở rộng, trang bị cho HS không những về kiến thức mà còn cả về kỹ năng đặc biệt là kỹ năng sống.

HĐGDNGLL củng cố, mở rộng, khơi sâu năng lực nhận thức của HS về các bộ môn văn hoá, khoa học. Trong điều kiện thời gian hạn chế, việc mở rộng, khắc phục kiến thức cho HS gặp nhiều khoá khăn. Chính HĐGDNGLL là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, diễn ra trên một bình diện rộng là con đƣờng gắn lý thuyết với thực tiễn, nhờ đó HS có điều kiện vận dụng, kiểm nghiệm tri thức vào cuộc sống giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức đã học, mở rộng vốn hiểu biết hình thành kỹ năng, kỹ xảo (kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thích ứng, kỹ năng hoà nhập, hoạt động, …) kích thích sự phát triển tƣ duy, trí tuệ, trực tiếp rèn luyện phẩm chất, nhân cách, tài năng, thiên hƣớng cá nhân, hình thành các mối quan hệ giữa con ngƣời với đời sống xã hội, với thiên nhiên và môi trƣờng sống.

HĐGDNGLL là con đƣờng phát triển toàn diện cho thế hệ trẻ, là điều kiện tốt nhất để HS phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động trong quá trình học tập, rèn luyện, tạo lên sự thống nhất giữa ý thức và hành động, góp phần hình thành tình cảm, niềm tin đúng đắn ở HS.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.5. Yêu cầu quản lý giáo dục kỹ năng sống của trƣờng trung học phổ thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

1.5.1. Kế hoạch hoá nội dung

Việc xây dựng kế hoạch là một công đoạn không thể thiếu đƣợc trong quản lý bất kỳ một công tác nào của Hiệu trƣởng. Có xây dựng kế hoạch, ngƣời Hiệu trƣởng mới xác định đƣợc mục tiêu sẽ đạt đến, các biện pháp thực hiện, thời gian tiến hành và hoàn thành, chỉ tiêu cần đạt, ... Tránh trƣờng hợp đƣợc chăng hay chớ, tới đâu hay tới đó.

Để việc xây dựng kế hoạch giáo dục đƣợc tốt, ngƣời Hiệu trƣởng phải dựa trên cơ sở tình hình cụ thể của HS, của đội ngũ GV trƣờng mình trong năm học, của địa phƣơng mà trƣờng đóng để định ra nội dung, yêu cầu, biện pháp cho thích hợp. Việc nắm tình hình thực tế đội ngũ GV và HS phải bao gồm tình hình có tính chất thƣờng xuyên, lâu dài, phổ biến và tình hình có tính chất thời sự, tình hình cá biệt, có thể ảnh hƣởng tiêu cực ít nhiều đối với tập thể HS trƣờng.

Việc xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống qua HĐGDNGLL, Hiệu trƣởng phải nắm chắc nội dung HĐGDNGLL của từng tháng, theo từng chủ đề, và những yêu cầu về kỹ năng sống cần đạt đƣợc đối với HS thông qua mỗi hoạt động. Từ đó xác định đúng mục tiêu và xây dựng những hình thức, phƣơng pháp tổ chức các hoạt động phù hợp với thực tiến, đảm bảo tính hiệu quả.

1.5.2. Triển khai kế hoạch đề ra

1.5.2.1. Hiệu trưởng quản lý chỉ đạo thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho HS

Cũng nhƣ tất cả các hoạt động giáo dục khác, để thực hiện đạt hiệu quả công tác giáo dục kỹ năng sống cho HS, ngƣời Hiệu trƣởng phải quản lý chỉ đạo việc thực hiện mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống, đó là : “Chuyển dịch kiến thức, thái độ và giá trị thành thao tác, hành động và thực hiện thuần thục các thao tác, hành động đó nhƣ khả năng thực tế theo xu hƣớng tích cực và mang tính chất xây dựng”. Muốn vậy, ngƣời Hiệu trƣởng phải đảm bảo việc chỉ đạo thực hiện một số nguyên tắc sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Giáo dục HS qua thực tiễn sinh động của xã hội: Nguyên tắc này đòi hỏi nhà trƣờng phải gắn liền với đời sống thực tiễn của xã hội, của cả nƣớc và địa phƣơng, phải nhạy bén với tình hình chuyển biến của địa phƣơng và của cả nƣớc, đƣa những thực tiễn đó vào những hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trƣờng để giáo dục các em HS.

- Giáo dục theo nguyên tắc tập thể: Nguyên tắc này thể hiện ở cả 3 nội dung: hƣớng dẫn, dìu dắt HS trong sinh hoạt tập thể; giáo dục các phẩm chất, các kỹ năng bằng sức mạnh của tập thể; giáo dục HS tinh thần vì tập thể. Nó phát huy và có tác dụng điều chỉnh những động cơ kích thích bên trong góp phần rất lớn vào việc giáo dục kỹ năng sống cũng nhƣ việc hình thành và phát triển nhân cách HS.

- Giáo dục kỹ năng sống phải phối hợp với đặc điểm lứa tuổi HS và đặc

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục kỹ năng sống qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường Trung học Phổ thông Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 32)