Các hình thức triển khai hoạt động giáo dục kỹ năng sống

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục kỹ năng sống qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường Trung học Phổ thông Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 60)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2.3.Các hình thức triển khai hoạt động giáo dục kỹ năng sống

Về hình thức triển khai các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HS nhà trƣờng, qua tổng kết thực tế Trƣờng THPT Tam Đảo đã thực hiện thông qua các loại hình hoạt động sau:

- Thông qua việc tích hợp vào các môn học của các GV bộ môn: Các bộ

môn tiêu biểu thƣờng hay đƣợc lồng ghép các nội dung giáo dục kỹ năng sống đó là môn Ngữ văn, Giáo dục công dân, thể dục, ngoài ra bất kỳ bộ môn nào cũng có thể lồng ghép các nội dung giáo dục kỹ năng sống. Tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng bộ môn mà giáo GV lồng ghép các nội dung thích hợp.

- Thông qua việc tổ chức các HĐGD NGLL: Việc giáo dục kỹ năng sống cho HS trong nhà trƣờng, ngoài việc lồng ghép vào các môn học hàng ngày, hoạt động ngoài giờ lên lớp là một trong những con đƣờng giáo dục có hiệu quả trong việc giáo dục kỹ năng sống cho HS. Chính vì thế ngoài việc xây dựng và hoàn thiện các quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trƣờng, bằng nhiều hình thức khác nhau nhà trƣờng tổ chức các chƣơng trình hoạt động giáo dục, thông qua đó HS có cơ hội đƣợc giáo dục, thực hành rèn luyện những KNS cho bản thân. Tuy nhiên mức độ thƣờng xuyên và hiệu quả đạt đƣợc ở mội hoạt động chƣa đồng đều, vẫn còn có những hạn chế nhất định. Để làm rõ vấn đề này, tôi sử dụng câu hỏi số 2, phần phụ lục 2, kết quả thu đƣợc ở bảng 2.6. sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.6. Đánh giá mức độ các HĐGDKNS trong các HĐGDNGLL của Trƣờng THPT Tam Đảo

Hình thức hoạt động Mức độ thực hiện Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ SL % SL % SL %

Sinh hoạt tập thể toàn trƣờng 6 10,0 42 70,0 12 20,0 Sinh hoạt lớp, tổ, nhóm HS 15 25,0 40 66,7 5 8,3 Các hoạt động lao động, vệ sinh môi trƣờng 10 16,7 32 53,3 18 30,0 Các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao 42 70,0 14 23,3 4 6,7 Các chủ đề HĐGDNGLL hàng tháng theo quy định

trong chƣƣong trình của Bộ do nhà trƣờng tổ chức 48 80,0 8 13,3 4 6,7 Các hoạt động tham quan, dã ngoại 15 25,0 39 65,0 6 10,0 Các hoạt động từ thiện, nhân đạo, đền ơn, đáp nghĩa,

tri ân đối với các thầy cô giáo, với nhà trƣờng 12 20,0 37 61,7 11 18,3 Các hoạt động mít tinh, kỷ niệm các ngày lễ lớn 24 40,0 27 45,0 9 15,0 Các cuộc thi tìm hiểu về các lĩnh vực do đoàn

thanh niên hoặc các tổ chức chính trị - xã hội, các cấp, các ngành tổ chức

18 30,0 25 41,7 17 28,3

Cắm trại nhân dịp những ngày lễ lớn của cả nƣớc

và địa phƣơng 27 45,0 24 40,0 9 15,0

Các hoạt động khác do Đoàn thanh niên tổ chức 15 25,0 34 56,7 11 18,3

- Một số hạn chế: Qua quá triển khai thực hiện, tôi nhận thấy Trƣờng THPT Tam Đảo đã có sự cố gắng nhất định, đã có sự đổi mới nhằm nâng cao chất lƣợng. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế, cụ thể:

+ Đa số ý kiến của HS đƣợc hỏi đều cho rằng các hoạt động giảng dạy trên lớp cũng nhƣ các HĐGDNGLL chƣa cụ thể hoá nội dung GDKNS và giá trị sống cho các đối tƣợng HS từng khối; việc đổi mới phƣơng thức giáo dục chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, chƣa tác động sâu sắc đến HS.

+ Công tác nắm bắt tình hình tƣ tƣởng và tâm tƣ nguyện vọng trong HS đôi khi chƣa kịp thời; nắm bắt các xu hƣớng của HS trên mạng Internet còn hạn chế; công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng có đƣợc quan tâm, triển khai nhƣng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đôi khi chƣa hiệu quả, chƣa đề cập đầy đủ các vấn đề mang tính thời sự, xã hội quan tâm.

+ Việc tổ chức các phong trào hành động tuy diễn ra sôi nổi, đều khắp nhƣng có những trƣờng hợp cách thức tổ chức còn mang tính hình thức, thiếu hiệu quả, gây tác dụng ngƣợc đối với công tác giáo dục của nhà trƣờng; việc tổng kết và nhân rộng các mô hình, cách làm hay có khi còn làm chiếu lệ nên kết quả còn hạn chế. Tuy đã quan tâm thực hiện công tác biểu dƣơng, khen thƣởng nhƣng chƣa thực sự hiệu quả.

+ Chƣa phát huy hết các điều kiện, nguồn lực để triển khai hoạt động giáo dục kỹ năng sống; chƣa thực sự hình thành, tạo ra những trào lƣu mới, tích cực trong HS.

- Nguyên nhân: Qua nghiên cứu quá trình thực hiện và kết quả đạt đƣợc, có thể rút ra nguyên nhân cơ bản của những hạn chế nêu trên là:

+ Chƣa có sự quan tâm, đầu tƣ nghiên cứu các giải pháp để đổi mới phƣơng thức giáo dục kỹ năng sống cho HS; hình thức tổ chức hoạt động còn cứng nhắc, dập khuân, có khi còn hành chính hoá, chƣa thực sự xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của HS. Do đó, dẫn đến đôi khi chƣa hấp dẫn, thu hút đƣợc HS thực sự tích cực tham gia.

+ Công tác lập kế hoạch thực hiện giáo dục kỹ năng sống chƣa đƣợc triển khai thực hiện một cách đầy đủ, hiệu quả; đội ngũ GV giảng dạy trên lớp, GV tổ chức các HĐGDNGLL chƣa đƣợc đào tạo bài bản về công tác giáo dục kỹ năng sống, thiếu kinh nghiệm, nhất là trong tiếp xúc đối thoại với HS. Dó đó chƣa có sự quan tâm, lắng nghe, cảm nhận sâu sắc từ học sinh.

+ Một số hoạt động của nhà trƣờng chƣa mang tính giáo dục cao, mới chỉ đơn thuần là tạo sân chơi, hoạt động giải trí, chƣa có sự đầu tƣ chiều sâu giáo dục. Vì vậy độ tác dụng tích cực tới HS chƣa cao.

+ Nhiều GV phụ trách các hoạt động giáo dục chƣa mạnh dạn tham mƣu, ngại đề xuất các cơ chế, nguồn lực cho các hoạt động cho Ban giám hiệu. Do đó, ảnh hƣởng tới kết quả hoạt động chung, cũng nhƣ HĐGDNGLL.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục kỹ năng sống qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường Trung học Phổ thông Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 60)