Công tác nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, GV về thực hiện

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục kỹ năng sống qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường Trung học Phổ thông Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 63)

9. Cấu trúc của luận văn

2.3.1. Công tác nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, GV về thực hiện

chương trình tổ chức giáo dục KNS

Nhận thức của cán bộ quản lý và GV nhà trƣờng về tầm quan trọng của công tác giáo dục kỹ năng sống cho HS vô cùng quan trọng, là cơ sở tiền đề để Ban giám hiệu nhà trƣờng xác định mục tiêu giáo dục, lựa chọn nội dung, phƣơng pháp và hình thức tổ chức HĐGDKNS cho HS phù hợp với điều kiện nhà trƣờng. Để tìm hiểu vấn đề này, tôi đã sử dụng câu hỏi số 3, phần phụ lục 2 đối với cán bộ quản lý, GV nhà trƣờng và thu đƣợc kết quả ở bảng 2.7 sau:

Bảng 2.7. Nhận thức của cán bộ quản lý, GV về mục tiêu hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HS Nội dung nhận thức Số lƣợng Tỷ lệ (%) Giúp HS trƣởng thành 3/60 5,0 Giúp HS có tƣ duy chính xác 2/60 3,3

Giúp HS biết cách xử sự tốt nhất trong cuộc sống 6/60 10,0 Giúp HS làm chủ suy nghĩ, cảm xúc và hành động, có thể vƣợt qua

các áp lực trong cuộc sống 4/60 6,7

Giúp sinh viên có ý thức dân tộc, ý thức cộng đồng, ý thức xây

dựng và bảo vệ tổ quốc 5/60 8,3

Giúp HS phát triển nhân cách, hƣớng tới cuộc sống năng động, tự chủ 3/60 5,0

Tất cả các nội dung trên 37/60 61,7

Kết quả ở bảng 2.7. cho thấy có đa số cán bộ quản lý, GV nhà trƣờng có nhận thức đầy đủ về ý nghĩa của công tác giáo dục kỹ năng sống cho HS (chiếm tỷ lệ 61,7%). Đây là yếu tố thuận lợi làm cơ sở cho triển khai và tổ chức có hiệu quả hoạt động giáo dục KNS cho HS. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn có những GV nhận thức chƣa đầy đủ về công tác GDKNS cho HS. Do đó, phần nào có ảnh hƣởng tới quá trình triển khai, tổ chức HĐGDKNS cho HS nhà trƣờng. Đây là vấn đề cho Cán bộ quản lý nhà trƣờng là cần phải có một tƣ tƣởng xuyên suốt và đồng bộ trong HĐGDKNS cho HS, phụ thuộc không nhỏ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vào nhận thức của GV nhà trƣờng. Vì vậy để tìm hiểu thêm, tôi sử dụng câu hỏi số 4, phần phụ lục 2 và điều tra khảo sát đối với các GV phụ trách công tác Đoàn, Đội ở các trƣờng THCS, THPT khác huyện Tam Đảo, kết quả thu đƣợc ở bảng 2.8. sau:

Bảng 2.8. Nhận thức của GV phụ trách công tác Đoàn, Đội về mục tiêu hoạt động giáo dục kỹ năng sống của cho HS

Nội dung nhận thức Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Giúp HS trƣởng thành 2/80 2,5

Giúp HS có tƣ duy chính xác 0/80 0

Giúp HS biết cách xử sự tốt nhất trong cuộc sống 3/80 3,75 Giúp HS làm chủ suy nghĩ, cảm xúc và hành động,

có thể vƣợt qua các áp lực trong cuộc sống 2/80 2,5 Giúp sinh viên có ý thức dân tộc, ý thức cộng đồng,

ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc 1/80 1,25

Giúp HS phát triển nhân cách, hƣớng tới cuộc sống

năng động, tự chủ 4/80 5,0

Tất cả các nội dung trên 68/80 85,0

Kết quả ở bảng 2.8. cho thấy có 85,0% số cán bộ Đoàn, Đội các trƣờng có nhận thức đầy đủ về ý nghĩa của công tác GDKNS và GTS cho HS. Tỷ lệ này và tỷ lệ nhận thức của cán bộ quản lý, GV Trƣờng THPT Tam Đảo đều đạt trên 60,0%. Đây là yếu tố thuận lợi cho công tác GDKNS và GTS cho HS thuộc huyện Tam Đảo nói chung và ở Trƣờng THPT Tam Đảo nói riêng. Sự đồng thuận về nhận thức giữa các nhà quản lý, cán bộ GV là nhân tố tích cực góp phần nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của công tác GDKNS và GTS cho HS. Đây là một trong những điều cần thiết để HĐGDKNS và GTS cho HS Trƣờng THPT Tam Đảo đi đúng hƣớng, đáp ứng với yêu cầu công tác giáo dục của nhà trƣờng đối với HS trƣớc yêu cầu của xã hội. Đồng thời, sẽ là nhân tố quan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trọng có sức lan toả để tạo dựng cho HS có nghị lực, bản lĩnh vững vàng trƣớc những tác động của xã hội. đứng trƣớc một xã hội không ngừng biến đổi thì điều quan trọng nhất là phải tạo cho các thế hệ HS có nhận thức đúng đắn, có kỹ năng sống và thái độ dấn thân trong quá trình phấn đấu, rèn luyện. Điều đó đã đƣợc cán bộ quản lý, đa số cán bộ GV nhà trƣờng nhận thức đúng.

2.3.2. Công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch tổ chức quản lý chương trình HĐGD KNS

Việc xây dựng kế hoạch tổ chức HĐGD KNS cho HS Trƣờng THPT Tam Đảo có vai trò quan trọng trong việc triển khai, ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả công tác GD KNS của nhà trƣờng.

Trong điều kiện thực tế hiện nay các nhà trƣờng nói chung, Trƣờng THPT Tam Đảo nói riêng không có GV đào tạo chính quy, bài bản về công tác GD KNS, cơ sở vật chất, kinh phí còn thiếu, chƣa đáp ứng đƣợc yêu câu của hoạt động. Vì vậy, việc tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch, chƣơng trình HĐGD KNS gặp nhiều khó khăn, kết quả đạt đƣợc chƣa cao. Mặc dù vậy dƣới sự chỉ đạo, hƣớng dẫn của Bộ, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, hàng năm nhà trƣờng đã tiến hành xây dựng và thực hiện kế hoạch tổ chức quản lý chƣơng trình HĐGD KNS cho HS. Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành xin ý kiến cán bộ quản lý ở 2 trƣờng THPT Tam Đảo và THPT Tam Đảo 2 qua câu hỏi sô 1, phụ lục 1, kết quả ở bảng 2.9. nhƣ sau:

Bảng 2.9. Ý kiến của cán bộ quản lý về việc thực hiện kế hoạch tổ chức HĐGD KNS

Nội dung Ý kiến của cán bộ quản lý

Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Kế hoạch năm học 6/6 100,0

Kế hoạch học kỳ 0 0,0

Kế hoạch theo tháng, theo chủ đề 0 0,0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhìn vào bảng trên cho thấy: có 100,0% cán bộ quản lý chọn việc thực hiện theo kế hoạch năm học. Điều này cho thấy các nhà quản lý chọn việc thực hiện theo kế hoạch năm học. điều nay cho thấy các nhà quản lý đã vận dụng một cách hết sức linh hoạt về nội dung, chƣơng trình HĐGD KNS và đều có sự thống nhất cao trong công tác tổ chức chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch HĐGD KNS. Kế hoạch HĐGD KNS sẽ ảnh hƣởng đến kết quả của HĐGD KNS, vì căn cứ kế hoạch năm học của nhà trƣờng thì cán bộ đoàn, GV chủ nhiệm sẽ xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể theo tháng, theo tuần, theo từng chủ đề.

Để tìm hiểu vấn đề ở trƣờng THPT ai là ngƣời tham gia xây dựng kế hoạch tổ chức HĐGD KNS, tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến cán bộ quản lý ở 2 trƣờng THPT Tam Đảo và THPT Tam Đảo 2 qua câu hỏi số 2, phụ lục 1, kết quả ở bảng 2.10. nhƣ sau:

Bảng 2.10. Ý kiến cán bộ quản lý về lực lƣợng tham gia xây dựng kế hoạch HĐGD KNS

Các loại kế hoạch

Ý kiến của cán bộ quản lý Ban giám hiệu và

Đoàn thanh niên

Đoàn thanh niên và GV chủ nhiệm

Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Kê hoạch chung toàn trƣờng 6/6 100,0 0 0,0

Kế hoạch theo khối, lớp 2/6 33,3 4/6 66,7

Kế hoạch hoạt động của từng lớp 0 0,0 6/6 100,0

Qua phân tích số liệu tôi có thể đánh giá chung: Đa số cán bộ quản lý đều có sự thống nhất trong xây dựng kế hoạch và tổ chức quản lý thực hiện chƣơng HĐGD KNS, tuy nhiên vẫn có ý kiến khác nhau, một số ít còn chƣa quan tâm tới vấn đề này. Đây cũng là một tồn tại thể hiện việc tổ chức quản lý thiếu thống nhất và chƣa chặt chẽ của các nhà trƣờng và cần sự khắc phục trong thời gian tới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhƣ vậy công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch tổ chức quản lý chƣơng trình HĐGD KNS ở Trƣờng THPT Tam Đảo đã đƣợc Ban giám hiệu, đoàn thanh niên, GV chủ nhiệm nhà trƣờng quan tâm với sự phân cấp khác nhau.

2.3.3. Công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện chương trình HĐGD KNS

Căn cứ vào hƣớng dẫn, chỉ đạo của Bộ và Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc đối với HĐGD KNS ở cấp THPT, không có thời gian riêng biệt dành cho HĐGD KNS, mà nó đƣợc lồng ghép, tích hợp trong các hoạt động dạy học trên lớp hoặc các thông qua các HĐGDNGLL. Nhƣ vậy chƣơng trình HĐGD KNS đƣợc lồng ghép với chƣơng trình của từng môn học ở mức độ khác nhau, đƣợc từng GV thực hiện qua các tiết dạy trên lớp, hoặc đƣợc các cán bộ GV phụ trách HĐGDNGLL (Đoàn thanh niên, GVCN, …) thực hiện ở một tuần nào đó trong tháng theo chủ đề của tháng đó.

HĐGD KNS là hoạt động trong kế hoạch giáo dục của nhà trƣờng. Để tổ chức thực hiện chƣơng trình HĐGD KNS, trƣờng thành lập Ban chỉ đạo, gồm: trƣởng ban là một đồng chí phó hiệu trƣởng; phó ban là Bí thƣ (hoặc phó bí thƣ Đoàn trƣờng); các uỷ viên là một số GV chủ nhiệm và GV bộ môn khác. Ban chỉ đạo đảm nhiệm đồng thời cả chức năng tổ chức các HĐGD KNS và HĐGDNGLL.

Ban chỉ đạo có nhiệm vụ giúp hiệu trƣởng xây dựng chƣơng trình, kế hoạch hoạt động hàng năm để thực hiện chƣơng trình đó dƣới sự chỉ đạo, hƣớng dẫn của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc; hƣớng dẫn Đoàn trƣờng, các GV chủ nhiệm, GV bộ môn thực hiện HĐGD KNS một cách hiệu quả cho lớp, khối mình phụ trách. Ban chỉ đạo còn có nhiệm vụ giúp hiệu trƣởng kiểm tra, đánh giá các hoạt động.

Để tìm hiểu thực trạng việc tổ chức thực hiện chƣơng trình HĐGD KNS qua HĐGDNGLL của cán bộ quản lý ở 2 trƣờng THPT trong huyện Tam Đảo, tôi sử dụng câu hỏi số 3, phụ lục 1, kết quả ở bảng 2.11. nhƣ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.11. Các công việc đã tiến hành để tổ chức thực hiện chƣơng trình HĐGD KNS ở các trƣờng THPT huyện Tam Đảo

Các công việc đã tiến hành

Ý kiến của cán bộ quản lý Số lƣợng Tỷ lệ (%

Xây dựng kế hoạch hoạt động chung toàn trƣờng 6/6 100,0 Lựa chọn chủ đề xây dựng kế hoạch chung cho

cả khối lớp

6/6 100,0

Tổ chức hƣớng dẫn GV thực hiện chƣơng trình theo đơn vị lớp

2/6 33,3

Tổ chức Đoàn thanh niên phối hợp tổ chức hoạt

động chung toàn trƣờng 6/6 100,0

Từ kết quả trong bảng cho thấy có 100,0% cán bộ quản lý đều chọn phƣơng án 1, 2, 4. Chứng tỏ đã phản ánh rõ thực trạng các nhà trƣờng đều tổ chức triển khai thực hiện bài bản, có sự thống nhất. Tuy nhiên, ở phƣơng án 3 vấn có nhiều cán bộ quản lý (66,7% chƣa lựa chọn). Điều đó, giúp chúng ta thấy việc tổ chức hƣớng dẫn các GV thực hiện chƣơng trình HĐGD KNS theo đơn vị lớp còn hạn chế. Qua đây cũng bộc lộ rõ những điểm còn hạn chế đó là: Việc bồi dƣỡng năng lực tổ chức HĐGD KNS cho các GV còn bị xem nhẹ.

Để tìm hiểu thực trạng việc sử dụng các biện pháp chỉ đạo thực hiện chƣơng trình HĐGD KNS qua HĐGDNGLL của cán bộ quản lý ở Trƣờng THPT Tam Đảo và THPT Tam Đảo 2, tôi sử dụng câu hỏi số 4, phụ lục 1, kết quả ở bảng 2.12. nhƣ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.12. Các biện pháp tổ chức thực hiện chƣơng trình HĐGD KNS qua HĐGDNGLL ở các trƣờng THPT huyện Tam Đảo

Các biện pháp quản lý Ý kiến của cán bộ quản lý Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Chỉ đạo HĐGD KNS qua HĐGDNGLL theo chủ đề

6/6 100,0

Chỉ đạo tổ chức hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn trong năm

6/6 100,0

Thực hiện phân công, phân nhiệm trong tổ chức HĐGD KNS qua HĐGDNGLL

6/6 100,0

Bồi dƣỡng năng lực cho GV tổ chức HĐGD KNS qua HĐGDNGLL

2/6 33,3

Bồi dƣỡng năng lực tự quản cho tập thể HS trong tổ chức HĐGDNGLL

1/6 16,7

Nhìn vào bảng kết quả ta thấy: Đã có 100,0% cán bộ quản lý đều lựa chọn tối ƣu biện pháp 1, 2, 3. Điều này thể hiện rõ các nhà trƣờng đều triển khai bài bản, có sự thống nhất cao trong tổ chức chỉ đạo và thực hiện chƣơng trình HĐGD KNS qua HĐGDNGLL. Tuy nhiên ở phƣơng án 4, vẫn còn cán bộ quản lý chƣa lựa chọn (tỷ lệ thấp: Phƣơng án 4: 66,7%, phƣơng án 5: 83,3%). Điều đó cho thấy việc bồi dƣỡng năng lực cho GV trong tổ chức HĐGD KNS thông qua HĐGDNGLL còn hạn chế.

Để tìm hiểu thực trạng việc sử dụng các biện pháp chỉ đạo khi tiến hành tổ chức HDGD KNS qua HĐGDNGLL của GV Trƣờng THPT Tam Đảo, tôi sử dụng câu hỏi số 4, phụ lục 2, kết quả ở bảng 2.13. nhƣ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.13. Các biện pháp tổ chức thực hiện chƣơng trình HĐGD KNS qua HĐGDNGLL ở trƣờng THPT Tam Đảo

TT Các biện pháp quản lý Ý kiến của GV

Số lƣợng Tỷ lệ (%)

1 Bám sát nội dung quy định theo chủ đề hàng tháng 60/60 100,0 2 Dựa vào nội dung của chƣơng trình, chủ động mở

rộng nội dung hoạt động theo năng lực của HS 48/60 80,0 3 Thực hiện chiếu lệ vì không ai kiểm tra, đánh giá 11/60 18,3 4 Đổi mới phƣơng pháp, hình thức tổ chức hoạt động 19/60 31,7

5 Tổ chức trò chơi, văn nghệ 51/60 85,0

6 Các biện pháp khác 0/60 0,0

Từ số liệu trong bảng trên cho thấy: Có 100% GV chọn phƣơng án bám sát nội dung quy định theo chủ đề hàng tháng, phƣơng án 2 và 5 đƣợc đa số GV lựa chọn. Tuy nhiên vẫn còn GV lựa chọn phƣơng án chiếu lệ vì không ai kiểm tra, đánh giá và ít chọn phƣơng án đổi mới phƣơng pháp, hình thức tổ chức hoạt động (31,7%). Qua đó, cho ta thấy vẫn còn giáo vên coi nhẹ việc thực hiện chƣơng trình HĐGD KNS qua HĐGDNGLL và chƣa quan tâm đổi mới phƣơng pháp, hình thức tổ chức HĐGDNGLL để thực hiện HĐGD KNS cho HS. Ở phƣơng án 6 không có GV nào lựa chọn, điều đó cho thấy GV còn chƣa tìm tòi, chƣa có sự đầu tƣ trong việc tìm ra biện pháp mới hơn, phong phú hơn. Việc thực hiện chƣơng trình HĐGD KNS qua HDGDNGLL còn thụ động, chủ yếu vẫn dựa vào nội dung quy định của Bộ mà chƣa có sự tìm tòi, mở rộng nội dung hoạt động.

2.3.4. Công tác kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng trong việc thực hiện kế hoạch và kết quả thực hiện chương trình HĐGD KNS ở trường THPT

Việc kiểm tra, đánh giá đƣợc thực hiện từ GV giảng dạy trên lớp, từ GV tổ chức các HĐGĐ KNS qua HĐGDNGLL và đánh giá của ban chỉ đạo dựa trên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chƣơng trình, kế hoạch đã đƣợc quy định trên cơ sở đánh giá từng tiêu chí cho từng hoạt động phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trƣờng.

Để tìm hiểu thực trạng của công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch chƣơng trình HĐGD KNS của cán bộ quản lý nhà trƣờng, tôi sử dụng câu hỏi số 5, ở phụ lục 2 đối với các thầy cô là cán bộ quản lý, GV trong ban chỉ đạo HĐGD KNS, kết quả thu đƣợc ở bảng 2.14. nhƣ sau:

Bảng 2.14. Nội dung đánh giá kết quả HĐGD KNS ở trƣờng THPT Tam Đảo

TT

Nội dung đánh giá HĐGD KNS đƣợc quan tâm Ý kiến của cán bộ quản lý, GV Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1 Tri thức HS 0 0 2 Kỹ năng hoạt động 0 0

3 Thái độ của HS khi tham gia hoạt động 0 0

4 Cả ba yếu tố trên 9/9 100,0

Nhìn vào kết quả ở bảng trên cho thấy có 100,0% cán bộ quản lý đƣợc hỏi đều cho ý kiến là nội dung đánh giá HĐGD KNS đƣợc quan tâm là tất cả ba yếu tố: Tri thức, kỹ năng và thái độ của HS. Yếu tố trên là một thuận lợi lớn cho việc tổ chức thực hiện chƣơng trình HĐGD KNS ở Trƣờng THPT Tam Đảo vì các cán bộ quản lý đều thống nhất về cách đánh giá kết quả HĐGD

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục kỹ năng sống qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường Trung học Phổ thông Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)