Đẩy mạnh đa dạng hoá các loại hình hoạt động, các hình thức tổ

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục kỹ năng sống qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường Trung học Phổ thông Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 92)

9. Cấu trúc của luận văn

3.3.4. Đẩy mạnh đa dạng hoá các loại hình hoạt động, các hình thức tổ

hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

3.3.4.1. Mục đích của biện pháp

Tăng tính phong phú, đa dạng, hấp dẫn của HĐGDNGLL, tạo sự hứng thú đối với HS, nhờ đó thu hút đƣợc HS tham gia, nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động này, qua đó nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho HS.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.3.4.2. Nội dung và cách thức tổ chức thực hiện biện pháp

HĐGDNGLL có tính đặc thù, vì vậy hình thức tổ chức hoạt động luôn phải đổi mới, đan dạng, phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi. Đa dạng hóa các loại hình hoạt động và các hình thức tổ chức của hoạt động sẽ tạo sự hứng thú, say mê khám phá. Nếu hoạt động có nội dung đơn điệu, không phong phú thì HS sẽ nhàm chán. Vậy hoạt động phải bao gồm cả hoạt động học tập, hoạt động văn nghệ thể dục thể thao, hoạt động vui chơi giải trí. Các hoạt động này có thể tiến hành dƣới các hình thức: Tổ chức hoạt động “Tuần sinh hoạt tập thể đầu năm học”, tổ chức văn nghệ, nói chuyện ngoại khóa, tuyên truyền, giao lƣu rung chuông vàng, tổ chức các cuộc thi năng khiếu, sân chơi trí tuệ, …

Đối với tổ chức hoạt động “tuần sinh hoạt tập thể đầu năm học” với nhiều nội dung thiết thực nhƣ: Giao lƣu giữa các tập thể lớp, giao lƣu HS với HS, giới thiệu về truyền thống của nhà trƣờng, về thầy cô, bạn bè, … Vì trong những dịp đó các em sẽ thể hiện đƣợc năng khiếu của bản thân, làm cho các em cởi mở, thân thiện hơn, có cơ hội để rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, cảm nhận nhận đƣợc tâm trạng ngƣời đối thoại, biết thể hiện thái độ chừng mực trong giao tiếp với ngƣời khác, ...

Qua các hoạt động nói chuyện, giao lƣu, thăm hỏi, các hoạt động từ thiện, … giúp các cảm nhận sâu sắc hơn về các giá trị sống đó là tình tƣơng thân, tƣơng ái, ý thức cộng đồng trách nhiệm, lòng bao dung, nhân ái, biết yêu cuộc sống, yêu cái đẹp. Đồng thời qua đó các em có điều kiện trau dồi các kỹ năng sống nhƣ giao tiếp, kỹ năng biểu cảm qua các cử chỉ, hành động, lời nói ở nơi đông ngƣời, kỹ năng nhận biết trách nhiệm đối với sự phát triển của cộng đồng, kỹ năng quan tâm đến ngƣời khác,…

Nhân các dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm cần tổ chức nghiêm túc và long trọng nhƣ:

- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2: Tổ chức treo băng zôn khẩu hiệu, hoạt động văn nghệ chủ đề mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nƣớc đổi mới, thi tìm hiểu về Đảng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26/3: Có thể lựa chọn các hình thức hoạt động phù hợp nhƣ: Tổ chức thi làm báo tƣờng, tổ chức Hội trại, trong đó có: Cắm trại, đốt lửa truyền thống, giao lƣu văn nghệ (hát, múa, tiểu phẩm), thể thao; hội thi rung chuông vàng. Trong mỗi hoạt động đó đề có thể gắn với một chủ đề qua đó rèn luyện các kỹ năng sống nhƣ kỹ năng tổ chức cuộc sống hàng ngày, kỹ năng nhận biết khả năng của bản thân, biết chấp nhận những thực tế của cuộc sống, kỹ năng giải quyết các vần đề liên quan đến môi trƣờng, tình yêu, tình bạn,…

- Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Tổ chức theo hình thức mít tinh kỷ niệm ngày truyền thống của ngành; tuyên dƣơng khen thƣởng những GV có thành tích, các tập thể và cá nhân HS có thành tích trong học tập, HĐGDNGLL, giao giữa các thầy cô giáo và HS. Từ hoạt động này giúp HS hiểu đƣợc công ơn dạy dỗ của các thầy cô giáo, thấy đƣợc truyền thống tôn sƣ trọng đạo của dân tộc ta, qua đó giáo dục cho các em lòng tôn kính các thầy cô giáo, ý thức trách nhiệm của ngƣời HS đang ngồi trên ghế nhà trƣờng đối với bản thân và xã hội. Qua đó, giáo dục cho học sinh các kỹ năng thể hiện lòng biết ơn, sự tôn trọng ngƣời khác.

- Ngày truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam 22/12: Nhà trƣờng cần tổ chức ngoại khóa nhƣ mời cự chiến binh nói chuyện về lịch sử đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc ta, đặc biệt là trong các cuộc chiến tranh chống Pháp, Mỹ. Qua buổi ngoại khóa giúp HS nhà trƣờng hiểu đƣợc truyền thống yêu nƣớc của dân tộc ta qua các cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của dân tộc. Qua đó cũng giáo dục cho học sinh kỹ năng nhận biết trách nhiệm đối với tổ quốc, với xã hội.

- Giáo dục tình yêu quê hƣơng đất nƣớc, lòng tự hào dân tộc qua các ca khúc cách mạng, bài hát ca ngợi quê hƣơng, ca ngợi tình bạn tuổi học trò; trƣớc giờ truy bài hàng ngày thông qua qua hệ thống loa truyền thanh của trƣờng.

Tổ chức các trò chơi dân gian nhƣ kéo co, đá cầu, bắt trạch trong chum; các điệu múa dân gian nhƣ múa ô, múa quạt; hát sòng cô vào các buổi ngoại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

khóa, các buổi giao lƣu văn nghệ nhằm mục đích bảo tồn và duy trì các giá trị văn hóa của địa phƣơng, của dân tộc, qua đó giáo dục HS lòng tự hào về truyền thống dân tộc, truyền thống tốt đẹp của quê hƣơng, dân tộc mình. Qua đó giáo dục học sinh kỹ năng biết tự khẳng định một cách hợp lý, kỹ năng chấp nhận thất bại, kỹ năng kìm chế bản thân, kỹ năng thƣơng lƣợng, …

Để giờ chào cờ không thuần túy là giờ để tổng kết, đánh giá nhận xét một cách đơn điệu, căng thẳng thì nhà trƣờng cần thay đổi hình thức, nội dung sinh hoạt một cách linh hoạt ví dụ: Đƣa hình thức kể chuyện về gƣơng ngƣời tốt việc tốt; kể chuyện tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh, hay gƣơng HS vƣợt khó, … Cách thực hiện nhƣ sau:

- Mỗi tuần có từ 1-2 câu chuyện của 1-2 lớp kể theo chủ đề trên để hình thành cho HS những chuẩn mực về đạo đức, lối sống, tƣ tƣởng, kiến thức và KNS. - Khi các em học sinh đại diện cho từng lớp kể thì cần đƣa ra những câu hỏi cho HS toàn trƣờng nhƣ: “Em có suy nghĩ gì về phẩm chất, đức tính tốt đẹp ấy?”; „Thời gian vừa qua em đã học tạp đƣợc những gì ở đức tính ấy?”, những câu hỏi này sẽ đƣợc HS chuẩn bị và trả lời vào sáng Thứ hai tuần tiếp theo hoặc trong giờ sinh hoạt của từng lớp, …

- Thời gian: Mỗi tiết chào cờ đầu tuần dành khoảng 10 phút.

- Nếu có những câu chuyện hay, cảm động, có ý nghĩa giáo dục lớn thì có thể đƣa vào công tác thi đua, khen thƣởng vào ngày lễ lớn, có ý nghĩa nhƣ các ngày 20/11, 26/3.

Qua hoạt động này giúp các em HS có thêm sự tự tin, say mê tìm tòi khám phá về những tấm gƣơng, câu chuyện cảm động, gƣơng ngƣời tốt, việc tốt. Đặc biệt qua các hoạt động này cũng giáo giáo dục cho HS những giá trị sống tốt đẹp, những kỹ năng sống cần thiết để có thể hội nhập vào xã hội hiện đại.

3.3.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Nhà trƣờng nên xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL dài hạn (3 năm) tƣơng ứng với thời gian của cấp học để dành kinh phí mua sắm về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động. Huy động nguồn kinh phí từ nguồn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lực xã hội hóa. Khi tiến hành HĐGDNGLL thì hiệu trƣởng cần xây dựng chƣơng trình, nội dung cần thiết, trong đó cần hƣớng tới mục tiêu rèn luyện các kỹ năng sống phù hợp đối với đối tƣợng HS. Nếu làm qua loa, nghiêng về thành tích thì gây lãng phí về thời gian, kinh phí, công sức của GV và HS, đặc biệt là giảm sút lòng tin, tạo ra ở HS một tiềm thức không tốt.

3.3.5. Tăng cường đầu tư và sử dụng hợp lý cơ sở vật chất và các điều kiện cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

3.3.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Hiệu quả của GDKNS qua HĐGDNGLL không chỉ phụ thuộc vào kế hoạch, nội dung, hình thức của các hoạt động mà yếu tố quan trọng đó là cơ sở vật chất trang thiết bị, kinh phí hoạt động dành cho HĐGDNGLL. Chính vì vậy, để tổ chức thực hiện GDKNS qua HĐGDNGLL có hiệu quả đòi hỏi hiệu trƣởng nhà trƣờng cần chú ý quan tâm tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, phƣơng tiện, kinh phí, tài liệu để HĐGDNGLL đạt hiệu quả cao.

3.3.5.2. Nội dung và cách thức tổ chức thực hiện biện pháp

Tăng cƣờng cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ cho HĐGDNGLL không phải ngày một, ngày hai là có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu, mà nó là cả một quá trình lâu dài, có thể nhiều năm học. Do vậy, hiệu trƣởng cần xây dựng kế hoạch cụ thể để mua sắm trang thiết bị phù hợp với yêu cầu cũng nhƣ điều kiện thực tế của nhà trƣờng. Mỗi trƣờng cần có một số trang thiết bị tối thiểu nhƣ: Tài liệu về các chủ đề, hệ thống tăng âm loa đài, máy tính, máy ảnh, phông bạt, …

Đồng thời hiệu trƣởng cần khai thác, tranh thủ nguồn xã hội hóa từ các tổ chức xã hội, hội cha mẹ HS, … để đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc tổ chức HĐGDNGLL cũng là một trong những yếu tố quan trọng. Vì vậy, việc tạo ra cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động của nhà trƣờng nói chung, phục vụ HĐGDNGLL là một nhiệm vụ rất quan trọng của ngƣời hiệu trƣởng.

Trong điều kiện kinh tế nƣớc ta hiện nay, ngân sách nhà nƣớc cấp, cũng nhƣ các nguồn kinh phí khác dành cho ngành giáo dục nói chung và Trƣờng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

THPT Tam Đảo nói riêng còn nhiều khó khăn. Do vậy đòi hỏi hiệu trƣởng nhà trƣờng cần yêu cầu các GV phải sử dụng, khai thác có hiệu quả về cơ sở vật chất hiện có, tránh lãng phí; điều quan trọng hơn là cả hiệu trƣởng khuyến khích động viên GV, HS tìm tòi, sáng tạo, tự làm đồ dùng, phƣơng tiện cho việc tổ chức các hoạt động. Trong điều kiện hiện nay chƣa có phòng chức năng dành riêng cho hoạt động này, cần sắp lịch khoa học, tận dụng khai thác tối đa sân trƣờng, các phòng chức năng khác để mang lại hiệu quả cao, tránh lãng phí.

3.3.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Ngay từ đầu năm học hiệu trƣởng cần xây dựng kế hoạch kinh phí phục vụ cho việc tổ chức HĐGDNGLL để báo cáo trƣớc hội đồng sƣ phạm trong Hội nghị viên chức.

Nhà trƣờng cần có mối qua hệ gần gũi tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức xã hội nhất là Hội cha mẹ HS để tăng cƣờng cơ sở vật chất, kinh phí cho nhà trƣờng tổ chức HĐGDNGLL.

Hiệu trƣởng nhà trƣởng cần xây dựng quy chế quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị để tránh lãnh phí và phục vụ tốt cho việc tổ chức HĐGDNGLL, qua đó nâng cao chất lƣợng GDKNS cho HS.

3.3.6. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác giáo dục kỹ năng sống qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

3.3.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Giúp hiệu trƣởng nhà trƣờng thƣờng xuyên nắm bắt đƣợc thực trạng QLGDKNS qua HĐGDNGLL cho HS nhà trƣờng. Từ đó, tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm về các hoạt động đã tiến hành đạt mức độ tốt hay chƣa, xác định đúng nguyên nhân của ƣu điểm hay nhƣợc điểm, tồn tại. Trên cơ sở đó khuyết khích phát huy các ƣu điểm, tìm ra các giải pháp khắc phục các tồn tại, khó khăn vƣớng mắc, giúp công tác QLGDKNS qua HĐGDNGLL ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.

3.3.6.2. Nội dung và cách thức tổ chức thực hiện biện pháp

Để thực hiện tốt công tác QLGDKNS qua HĐGDNGLL cho HS, Trƣờng THPT Tam Đảo cần tiến hành các hoạt động kiểm tra, đánh giá. Kiểm tra đánh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

giá thông qua nhiều hình thức, kết hợp thông qua thăm dò dự luận qua HS để nắm thông tin từ thực tiễn, những KNS của HS đã có đƣợc so với mục tiêu của mỗi hoạt động đã đặt ra.

Trong kiểm tra, đánh giá cần coi trọng việc đánh giá trên cả 3 mặt: Ý thức, thái độ và kỹ năng hành vi. Kết hợp nhiều nội dung đánh giá bằng nhiều phƣơng pháp, hình thức đánh giá với nhiều kệnh thông tin khác nhau nhằm đảm bảo tính khách quan và tính toàn diện của kết quả đánh giá. Việc đánh giá khách quan, chính xác, công bằng toàn diện quá trình rèn luyện, tu dƣỡng của HS có tác dụng giúp cho HS nhận thức rõ ràng quá trình tổ chức QLGDKNS, góp phần cho mỗi HS tích cực học tập, tu dƣỡng và tham gia nhiều hơn vào các HĐGDNGLL do nhà trƣờng tổ chức.

Ban giám hiệu Trƣờng THPT Tam Đảo cần xác định rõ mục tiêu của công tác kiểm tra, đánh giá, xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá rõ ràng trên cơ sở các quy định của ngành, hƣớng dẫn của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc và kế hoạch kiểm tra nội bộ của nhà trƣờng. Xác định đƣợc mục đích của kiểm tra, đánh giá là để thấy đƣợc thực trạng và cùng các cán bộ GV tham gia tổ chức HĐGDNGLL phát huy điểm mạnh, tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình tổ chức và hoạt động. Đồng thời tăng cƣờng công tác định hƣớng, chỉ đạo các GV thực hiện tốt hơn. Cách thức kiểm tra, đánh giá cần tiến hành theo từng bƣớc, có kế hoạch, có lộ trình, lấy hiệu quả làm trọng tâm và hƣớng về nâng cao chất lƣợng cho nhà trƣờng.

3.3.6.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp

- Hiệu trƣởng, cán bộ quản lý nhà trƣờng cần phải có quan điểm và nhận thức một cách đầy đủ về tầm quan trọng của công tác kiểm tra, đánh giá là khâu không thể thiếu đƣợc để thúc đẩy các hoạt động nói chung và công tác GDKNS qua HĐGDNGLL nói riêng. Từ đó tuyên truyền cho cán bộ GV nhà trƣờng về mục đích, ý nghĩa của công tác kiểm tra, đánh giá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Ban giám hiệu có kế hoạch tổ chức kiểm tra, đánh giá chi tiết cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế nhà trƣờng, trên cơ sở phải xây dựng đƣợc các tiêu chí đánh giá khả thi tƣơng ứng với từng mục tiêu cụ thể đã đề ra của công tác GDKNS.

- Các thành viên trực tiếp tham gia kiểm tra, đánh giá cần phải đƣợc trang bị, bồi dƣỡng nghiệp vụ kiểm tra cũng nhƣ các kiến thức, hiểu biết về công tác GDKNS và HĐGDNGLL để đảm bảo tính chính xác, khách quan, công bằng của công tác kiểm tra, đánh giá.

3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Nhƣ vậy, ở phần trên đã đƣa ra sáu biện pháp để thực hiện QLGDKNS qua HĐGDNGLL có hiệu quả, các biện pháp có mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau. Mỗi biện pháp đƣợc ví nhƣ một mắt xích quan trọng, không thể xem nhẹ biện pháp nào. Để QLGDKNS qua HĐGDNGLL đạt hiệu quả tối đa, đáp ứng yêu cầu mục tiêu giáo dục thì trƣớc hết công tác quản lý nhà trƣờng cần phải đƣợc tổ chức chặt chẽ. Thành lập ban chỉ đạo để điều hành quá trình thực hiện HĐGDNGLL trong suốt quá trình.

Phải đổi mới công tác quản lý, xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp, kế hoạch dài hạn, cụ thể, chi tiết đối với từng tháng, từng chủ đề, từng nguồn lực cần thiết để tổ chức hiệu quả hoạt động này, qua đó nâng cao hiệu quả GDKNS cho HS. Có nhƣ vậy mới đạt mục tiêu giáo dục. Một trong những khâu quan trọng để tạo tính thống nhất, đa dạng hoá hoạt động, đảm bảo về nội dung, hình

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục kỹ năng sống qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường Trung học Phổ thông Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 92)