Hình thành các tổ chức có hiệu lực đảm bảo cho kế hoạch có hiệu lực

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục kỹ năng sống qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường Trung học Phổ thông Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 42)

9. Cấu trúc của luận văn

1.5.3. Hình thành các tổ chức có hiệu lực đảm bảo cho kế hoạch có hiệu lực

Để làm tốt công tác dục kỹ năng sống qua HĐGDNGLL cần tổ chức tốt các lực lƣợng tham gia, trong đó nòng cốt là đội ngũ GV chủ nhiệm và cán bộ đoàn thanh niên nhà trƣờng. Bên cạnh đó sự ủng hộ, góp sức của các GV bộ môn, tổ chức đoàn thể địa phƣơng, cha mẹ HS, … giữ vai trò rất quan trọng. Cụ thể:

* GV bộ môn: Là những ngƣời đã qua trƣờng lớp sƣ phạm đào tạo để giảng

dạy cho HS các tri thức khoa học tự nhiên, xã hội, các kỹ năng liên quan, đƣợc phân thành các bộ môn nhƣ Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý,... Phối hợp với GV chủ nhiệm, các GV khác, gia đình HS, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tham gia quản lý HS trong các hoạt động giáo dục HS nói chung và giáo dục kỹ năng sống qua HĐGNGLL nói riêng.

* GV chủ nhiệm lớp:

Hiện nay ở trƣờng THPT không có GV chuyên trách đảm nhiệm tổ chức các HĐGDNGLL cũng nhƣ giáo dục kỹ năng sống cho HS. Ngƣời phụ trách HĐGDNGLL là Hiệu trƣởng hoặc Phó hiệu trƣởng. Cho nên việc thực hiện chƣơng trình HĐGDNGLL là do GVCN chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức HĐGDNGLL của lớp mình. HĐGDNGLL phải có sự chỉ đạo, hƣớng dẫn của đội ngũ GV chủ nhiệm lớp, mỗi GV chủ nhiệm lớp là ngƣời phụ trách, tổ chức HS lớp mình hoạt động; kết hợp với cán bộ đoàn, với cha mẹ HS đánh giá các em, rút kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáo dục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hiệu trƣởng cần quản lý tốt việc phối hợp giữa GV chủ nhiệm và gia đình các em HS là điều rất quan trọng trong quá trình giáo dục vì đây là hai lực lƣợng không thể tách rời nhau. Ngƣời Hiệu trƣởng cần quán triệt với GV chủ nhiệm việc kết hợp giữa gia đình với nhà trƣờng nhằm giáo dục HS một cách toàn diện. Làm đƣợc nhƣ vậy, cả hai môi trƣờng ở nhà trƣờng và tại mỗi gia đình sẽ có sự thống nhất, tạo ra điều kiện thuận lợi quan trọng trong giáo dục nhân cách HS.

* Cán bộ Đoàn thanh niên nhà trường

Ở trƣờng THPT Bí thƣ Đoàn là một nhân tố rất quan trọng giúp ngƣời Hiệu trƣờng tổ chức tốt HĐGDNGLL. Chính vì vậy ngƣời hiệu trƣởng cần phải xác định đƣợc đúng vai trò của Đoàn thanh niên. Cán bộ Đoàn thanh niên trong trƣờng THPT. Đây là cán bộ giữ vai trò chỉ đạo trực tiếp HĐGDNGLL và cả việc đánh giá xếp loại các đối tƣợng tham gia vào các hoạt động và do đó giữ vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục kỹ năng sống cho HS qua các hoạt động này.

Cán bộ Đoàn thanh niên phải có trách nhiệm, lòng nhiệt tình, say sƣa tâm huyết với các hoạt động, có sự gần gũi, chia sẻ với HS. Vì chỉ khi đó mới hoà nhập cùng vui chơi, sinh hoạt tập thể, mới hiểu đƣợc HS cần gì để chia sẻ với các em; tạo đƣợc sự tôn trọng, tin tƣởng, gần gũi, quý trọng ở các em; thật sự là một chỗ dựa tinh thần cho các em, giúp các em có ý thức sâu sắc về lối sống và mục đích của bản thân. Từ đó, thực hiện tốt hơn công tác gáo dục kỹ năng sống cho trẻ.

* Cha mẹ HS: Là các bậc sinh ra và nuôi dƣỡng các em HS; chịu trách

nhiệm trong gia đình và trƣớc xã hội (pháp luật) đối với việc chăm lo việc học tập và giáo dục các con mình khi chúng còn độ tuổi vị thành niên để chúng phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành ngƣời con hiếu thảo của gia đình, thành công dân có ích cho xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

giáo dục kỹ năng sống cho HS, cùng với sự cần thiết phải phối hợp giữa nhà trƣờng với gia đình sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức các HĐGDNGLL của nhà trƣờng. Bởi vậy để làm tốt công tác phối hợp với cha mẹ HS trong các HĐGDNGLL nhà trƣờng phải làm tốt công tác tuyên truyền tới họ. Một khi họ đã nhận thức đƣợc vấn đề, với trách nhiệm của ngƣời làm cha, làm mẹ, vị tƣơng lai của con em mình, họ sẵn sàng đầu tƣ công sức, thời gian, kinh phí để cùng nhà trƣờng làm tốt các hoạt động giáo dục HS.

* Các đoàn thể xã hội : Có vai trò rất quan trọng trong việc tập hợp, vận

động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân; các đoàn thể xã hội đại diện cho quyền lợi hợp pháp và nguyện vọng chính đáng của nhân dân; đƣa các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, các chƣơng trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng thành hoạt động thực tiễn sinh động trong cuộc sống của nhân dân.

Đối với đơn vị trƣờng học, các tổ chức đoàn thể xã hội nhƣ Công đoàn, Chi đoàn, ... thực hiện đúng vai trò chức năng của tổ chức mình đồng thời thông qua các hoạt động góp phần thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trƣờng: tạo môi trƣờng sinh hoạt, học tập sinh động, thuận lợi, thoải mái cho HS, giáo dục các em thông qua các hoạt động thực tiễn.

1.5.4. Giám sát, kiểm tra, khen thưởng các gương tốt, chấn chỉnh sự yếu kém

Việc quản lý giáo dục kỹ năng sống qua HĐGDNGLL của Hiệu trƣởng chủ yếu thông qua các GVCN, cán bộ Đoàn trƣờng và đứng đầu là Bí thƣ Đoàn trƣờng. Nhƣ vậy cũng nhƣ quản lý các hoạt động khác, việc kiểm tra, giám sát của Hiệu trƣởng là không thể thiếu đƣợc nhằm duy trì ổn định, nâng cao chất lƣợng, mang lại hiệu quả thiết thực của công tác giáo dục kỹ năng sống qua HĐGDNGLL.

Cách đánh giá chất lƣợng giáo dục đúng đắn, đầy đủ sẽ giúp nâng cao chất lƣợng giáo dục, đáp ứng mục tiêu giáo dục thực tiến. Nhƣ vậy sản phẩm giáo dục con ngƣời phải đƣợc đánh giá trên các mặt: chất lƣợng kiến thức (văn hoá),

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chất lƣợng kỹ năng (kỹ năng sống), chất lƣợng thái độ (đạo đức). Kết quả giáo dục cuôi cùng đƣợc đánh giá qua hành vi, kỹ năng của HS.

Quản lý việc đánh giá HS của Hiệu trƣởng thông qua HĐGDNGLL nhằm giúp cho cán bộ Đoàn thanh niên, GV chủ nhiệm thấy rõ trách nhiệm mình cần phải làm già và làm nhƣ thế nào để HS có chất lƣợng thực trong HĐGDNGLL. Qua đó giúp HS cũng nhìn lại chính mình đã có ƣu điểm gì, hạn chế nào cần khắc phục vƣơn lên. Từ đó cán bộ đoàn, GV chủ nhiệm, và HS cùng nhau bàn bạc rút kinh nghiệm và đƣa ra những biện pháp điều chỉnh cho các hoạt động các kỳ sau.

Các kết quả về đánh giá HS, công tác thi đua giữa các lớp, các chi đoàn trong nhà trƣờng sẽ giúp hiệu trƣởng nhận biết đƣợc những thông tin ngƣợc để từ đó hiệu trƣởng cũng cần điều chỉnh quá trình quản lý về nội dung, hình thức, biện pháp cho phù hợp với trƣờng mình, địa phƣơng mình và ra quyết định quản lý đúng đắn hơn.

Song song với việc kiểm tra, đánh giá, nắm bắt thông tin và những biện pháp điều chỉnh, uốn nắn cần thiết, hiệu trƣởng nhà trƣờng cần phải quan tâm xây dựng cơ chế khen thƣởng các tập thể, cá nhân tích cực. Khen thƣởng kịp thời, đúng mức sẽ có tác dụng tạo động lực tốt cho mọi ngƣời tích cực hơn trong các hoạt động, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ của mình cả đối với các thầy cô giáo chủ nhiệm, cán bộ đoàn - lực lƣợng giáo dục, tổ chức các hoạt động giáo dục và với HS là đối tƣợng đƣợc giáo dục qua các hoạt động.

1.5.5. Cung ứng các điều kiện

HĐGDNGLL diễn ra ở phạm vi rộng cả ở trong nhà trƣờng và ngoài xã hội nên hình thức tổ chức cũng đa dạng, phong phú, để tổ chức tốt hoạt động trên thì ngoài nhân tố con ngƣời ra còn có yếu tố khác cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng đó là yếu tố cơ sở vật chất, tài chính phục vụ cho hoạt động. Chẳng hạn nhƣ trong các buổi chào cờ, sinh hoạt tập thể, hội thi, … thiếu tăng âm lao đài, tranh ảnh, tƣ liệu, … thì chắc chắn không thể hấp dẫn. Nếu không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

huy động đƣợc kinh phí hoặc kinh phí hạn chế thì hoạt động khó có thể đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn. Thực tế hiện nay kinh phí dành cho HĐNGLL ở các trƣờng THPT nói chung và đặc biệt ở các vùng nông thôn miền núi nói riêng là rất hạn chế, việc huy động nguồn lực tài chính từ tổ chức kinh tế, xã hội, các nhà hảo tâm, cha mẹ HS sẽ tạo thuận lợi cho HĐGDNGLL đạt kết quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tiểu kết chƣơng 1

Công tác giáo dục kỹ năng sống là nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt của mỗi nhà trƣờng, nhằm đáp ứng những đòi hỏi của xã hội trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với mục tiêu của định hƣớng đổi mới giáo dục theo tinh thần Nghị quyết trung ƣơng 8 (khoá XI). Kỹ năng sống đƣợc hình thành trên nền tảng của giá trị sống. Do vậy để giáo dục các thế hệ HS trờ thành những con ngƣời có nhân cách phát triển toàn diện cả về đức - trí - thể - mỹ cần gắn việc giáo dục kỹ năng sống với việc giáo dục giá trị sống.

HĐGDNGLL là hoạt động giáo dục có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức đƣợc thực hiện trong các hoạt động thực tiễn, ngoài giờ lên lớp trong suốt năm học và cả trong hè, giúp HS mở rộng kiến thức, tạo điều kiện để HS nâng cao sự hiểu biết, phát huy tính chủ động sáng tạo, nêu cao tinh thần trách nhiệm với bản thân, bạn bè và xã hội, nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách HS, đặc biệt thông qua đó HS đƣợc giáo dục và rèn luyện những kỹ năng sống cần thiết để có thể tự tin hội nhập vào xã hội hiện đại ngày nay.

Trong trƣờng THPT, để quản lý tốt hoạt động giáo dục kỹ năng sống qua HĐGDNGLL nguời hiệu trƣởng cần nắm vững: Đặc điểm tâm lý lứa tuổi HS THPT; vai trò, nội dung, các biện pháp, của quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HS THPT; đặc điểm, nội dung, vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HS.

Trên cơ sở đó, để quản lý giáo dục kỹ năng sống cho HS qua HĐGDNGLL ngƣời hiệu trƣởng cần quản lý và chỉ đạo tốt các nội dung:

- Công tác xây dựng kế hoạch, trong đó phải xác định đƣợc mục tiêu, các biện pháp, thời gian thực hiện, phân công phù hợp với thực tiễn.

- Việc thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho HS. - Công tác bồi dƣỡng đội ngũ GV và các hoạt động trƣờng, lớp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhà trƣờng để giáo dục kỹ năng sống cho HS, trong đó nòng cốt là Đoàn thanh niên và GV chủ nhiệm.

- Xây dựng môi trƣờng giáo dục tốt để giáo dục HS, trong đó coi trọng cả 3 môi trƣờng là nhà trƣờng, gia đình và xã hội.

- Xây dựng và quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính phục vụ cho HĐGDNGLL.

Việc tổ chức, xây dựng các lực lƣợng giáo dục, cung ứng các điều kiện về cơ sở vật chất là tiền đề cho đảm bảo mục tiêu giáo dục. Tuy nhiên công tác kiểm tra giám sát, khen thƣởng, uốn nắn thƣờng xuyên kịp thời là không thể thiếu đƣợc nhằm duy trì ổn định, nâng cao chất lƣợng, mang lại hiệu quả thiết thực của công tác giáo dục kỹ năng sống qua HĐGDNGLL.

Những vấn đề mang tính lý luận trên là cơ sở để nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống qua HĐGDNGLL của hiệu trƣởng các trƣờng THPT nói chung và trƣờng THPT Tam Đảo nói riêng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP TẠI TRƢỜNG THPT TAM ĐẢO, TỈNH VĨNH PHÚC

2.1. Khái quát về giáo dục ở huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

2.1.1. Khái quát về kinh tế - xã hội ở địa bàn huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc (khu vực trường đóng) Phúc (khu vực trường đóng)

Huyện Tam Đảo mới thành lập vào cuối tháng 12/2003 trên cơ sở 8 xã của các huyện Tam Dƣơng, Lập Thạch, Bình Xuyên và 1 thị trấn của thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Tam Đảo nằm ở phía Đông - Bắc tỉnh Vĩnh Phúc, gần ngã ba ranh giới của Vĩnh Phúc với hai tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên. Tam Đảo cách Thành phố Vĩnh Yên 10 km và cách Thành phố Hà Nội 70 km, những nơi có dân số đông, có sự phát triển kinh tế năng động, có sức lan tỏa lớn. Vì vậy, Tam Đảo có những điều kiện nhất định trong việc khai thác các tiềm năng về khoa học công nghệ, về thị trƣờng cho các hoạt động nông, lâm sản, du lịch và các hoạt động kinh tế khác.

Năm 2010 dân số của toàn huyện Tam Đảo là 71.528 ngƣời, mật độ dân số trung bình là 303 ngƣời/km2, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 41,9%. So với các huyện, thành phố khác trong tỉnh Vĩnh Phúc, Tam Đảo là một trong các huyện có mật độ dân số thấp. Mật độ dân số không đều giữa các xã trong huyện, tập trung cao ở các xã vùng thấp và thƣa thớt tại vùng thị trấn Tam Đảo, các thôn, xóm vùng ven núi của các xã vùng đồng bằng.

Là huyện mới đƣợc thành lập, trong hơn 10 năm qua dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, nhân dân các dân tộc trong huyện luôn đoàn kết một lòng, khắc phục mọi khó khăn, nỗ lực vƣợt bậc và đã đạt đƣợc những kết quả rất đáng khích lệ trên các lĩnh vực của đời sống: Kinh tế liên tục tăng trƣởng khá; thu ngân sách vƣợt chỉ tiêu; tạo thêm nhiều việc làm mới; trật tự an toàn xã hội, an

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ninh quốc phòng đƣợc giữ vững; văn hóa - xã hội có nhiều bƣớc tiến mới và tạo ra một diện mạo mới. Những thành tựu đó đƣợc bắt nguồn từ truyền thống của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện qua các thời kỳ.

Huyện Tam Đảo có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, có thế mạnh trong phát triển phát triển du lịch và xây dựng các khu nghỉ mát cuối tuần nhƣ vùng núi tự nhiên Tam Đảo quanh năm có mây mù bao phủ tạo ra cảnh quan thiên nhiên nên thơ, huyền bí. Ngoài ra, trong vùng còn có, các khu rừng tự nhiên, có vƣờn quốc gia Tam Đảo rất thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái. Khu danh thắng Tây Thiên thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc là một quần thể văn hoá du lịch tổng hợp, (đặc biệt là du lịch tâm linh) đã đƣợc xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia từ năm 1991.

Từ điều kiện thời tiết, khí hậu và các cảnh quan tự nhiên đẹp, Tam Đảo đã trở thành một địa danh du lịch nổi tiếng ở Việt Nam, đƣợc tỉnh quy hoạch và đầu tƣ theo định hƣớng trở thành huyện phát triển về du lịch sinh thái.

Tuy nhiên với xuất phát điểm là một huyện miền núi của tỉnh Vĩnh Phúc, tỷ lệ đồng bào dân tộc khá cao, trình độ dân trí, điều kiện kinh tế còn thấp, phát triển kinh tế du lịch sinh thái mới ở giai đoạn bƣớc đầu, chƣa phát huy hết các tiềm năng tự nhiên. Cho nên, mặc dù đã có những khởi sắc, đến nay đời sống kinh tế-xã hội của nhân dân nói chung còn thấp. Ngoài ra những mặt trái của cơ chế thị trƣờng, của xu thế phát triển kinh tế du lịch, sự phát triển của các tôn

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục kỹ năng sống qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường Trung học Phổ thông Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)