Khái quát về kinh tế-xã hội ở địa bàn huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục kỹ năng sống qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường Trung học Phổ thông Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 49)

9. Cấu trúc của luận văn

2.1.1.Khái quát về kinh tế-xã hội ở địa bàn huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh

Phúc (khu vực trường đóng)

Huyện Tam Đảo mới thành lập vào cuối tháng 12/2003 trên cơ sở 8 xã của các huyện Tam Dƣơng, Lập Thạch, Bình Xuyên và 1 thị trấn của thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Tam Đảo nằm ở phía Đông - Bắc tỉnh Vĩnh Phúc, gần ngã ba ranh giới của Vĩnh Phúc với hai tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên. Tam Đảo cách Thành phố Vĩnh Yên 10 km và cách Thành phố Hà Nội 70 km, những nơi có dân số đông, có sự phát triển kinh tế năng động, có sức lan tỏa lớn. Vì vậy, Tam Đảo có những điều kiện nhất định trong việc khai thác các tiềm năng về khoa học công nghệ, về thị trƣờng cho các hoạt động nông, lâm sản, du lịch và các hoạt động kinh tế khác.

Năm 2010 dân số của toàn huyện Tam Đảo là 71.528 ngƣời, mật độ dân số trung bình là 303 ngƣời/km2, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 41,9%. So với các huyện, thành phố khác trong tỉnh Vĩnh Phúc, Tam Đảo là một trong các huyện có mật độ dân số thấp. Mật độ dân số không đều giữa các xã trong huyện, tập trung cao ở các xã vùng thấp và thƣa thớt tại vùng thị trấn Tam Đảo, các thôn, xóm vùng ven núi của các xã vùng đồng bằng.

Là huyện mới đƣợc thành lập, trong hơn 10 năm qua dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, nhân dân các dân tộc trong huyện luôn đoàn kết một lòng, khắc phục mọi khó khăn, nỗ lực vƣợt bậc và đã đạt đƣợc những kết quả rất đáng khích lệ trên các lĩnh vực của đời sống: Kinh tế liên tục tăng trƣởng khá; thu ngân sách vƣợt chỉ tiêu; tạo thêm nhiều việc làm mới; trật tự an toàn xã hội, an

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ninh quốc phòng đƣợc giữ vững; văn hóa - xã hội có nhiều bƣớc tiến mới và tạo ra một diện mạo mới. Những thành tựu đó đƣợc bắt nguồn từ truyền thống của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện qua các thời kỳ.

Huyện Tam Đảo có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, có thế mạnh trong phát triển phát triển du lịch và xây dựng các khu nghỉ mát cuối tuần nhƣ vùng núi tự nhiên Tam Đảo quanh năm có mây mù bao phủ tạo ra cảnh quan thiên nhiên nên thơ, huyền bí. Ngoài ra, trong vùng còn có, các khu rừng tự nhiên, có vƣờn quốc gia Tam Đảo rất thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái. Khu danh thắng Tây Thiên thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc là một quần thể văn hoá du lịch tổng hợp, (đặc biệt là du lịch tâm linh) đã đƣợc xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia từ năm 1991.

Từ điều kiện thời tiết, khí hậu và các cảnh quan tự nhiên đẹp, Tam Đảo đã trở thành một địa danh du lịch nổi tiếng ở Việt Nam, đƣợc tỉnh quy hoạch và đầu tƣ theo định hƣớng trở thành huyện phát triển về du lịch sinh thái.

Tuy nhiên với xuất phát điểm là một huyện miền núi của tỉnh Vĩnh Phúc, tỷ lệ đồng bào dân tộc khá cao, trình độ dân trí, điều kiện kinh tế còn thấp, phát triển kinh tế du lịch sinh thái mới ở giai đoạn bƣớc đầu, chƣa phát huy hết các tiềm năng tự nhiên. Cho nên, mặc dù đã có những khởi sắc, đến nay đời sống kinh tế-xã hội của nhân dân nói chung còn thấp. Ngoài ra những mặt trái của cơ chế thị trƣờng, của xu thế phát triển kinh tế du lịch, sự phát triển của các tôn giáo nhƣ Phật giáo, Thiên chúa giáo, … đã tạo nên tính phức tạp về mặt văn hoá-xã hội, trong đó tiềm ẩn các nguy cơ mất ổn định về an ninh xã hội, cũng nhƣ các nguy cơ ảnh hƣởng xấu đến công tác giáo dục thế hệ trẻ trên địa bàn huyện Tam Đảo.

2.1.2. Khái quát về sự phát triển của trường THPT Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

Trƣờng THPT Tam Đảo đƣợc thành lập ngày 23/08/2000, nằm trên địa bàn thôn Làng Mạ, xã Tam Quan, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Sự thành lập nhà trƣờng đã tạo ra cơ hội rất lớn cho con em các dân tộc đƣợc học hành,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

góp phần nâng cao dân trí, đào đào nguồn lực lao động, đáp ứng đƣợc nguyện vọng của nhân dân trong khu vực.

Quy mô nhà trƣờng phát triển mạnh trong những năm đầu, từ lúc mới có 13 lớp với 658 HS, đến năm học 2005-2006 trƣờng đã có 38 lớp với 1773 HS. Những năm tiếp theo số HS giảm dần đến độ ổn định, năm học 2013-2014 đầu năm có 939 HS.

Đội ngũ cán bộ GV nhà trƣờng không ngừng đƣợc củng cố, những năm đầu vừa thiếu về số lƣợng, thiếu đội ngũ cốt cán lại không ổn định, luôn chuyển nhiều. Từ năm học đầu tiên mới có 27 cán bộ GV (CBGV), đến năm học 2013- 2014 trƣờng có tổng số 75 CBGV, trong đó có 64 GV và cán bộ quản lý, cơ bản đủ về số lƣợng, cân đối về cơ cấu bộ môn, bƣớc đầu đã xây dựng đƣợc đội ngũ cốt cán, 100% đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo, 10 CBGV có trình độ thạc sĩ (đạt 15,9%) và 8 CBGV đang học cao học.

Về cơ sở vật chất, những năm đầu mới thành lập diện tích đất nhà trƣờng mới có gần 1 ha, phòng học thiếu, các công trình xây dựng, phòng chức năng phục vụ dạy và học còn thiếu thốn nhiều. Đến nay trƣờng đã đƣợc mở rộng với diện tích đất hơn 2,8 ha; đủ phòng học văn hóa; có nhà lớp học bộ môn; các phòng chức năng cơ bản đủ; một số công trình xây dựng phục vụ dạy và học đang tiếp tục đƣợc triển khai, hoàn thiện. Khuân viên, quang cảnh nhà trƣờng ngày càng khang trang, sạch sẽ.

Công tác giáo dục HS luôn đƣợc nhà trƣờng quan tâm hàng đầu. Hàng năm số HS xếp loại hạnh kiểm tốt, khá đạt trên 90%, số đạt danh hiệu HS giỏi toàn diện, HS tiên tiến không ngừng tăng, trung bình trong 03 lại đây HS giỏi toàn diện đạt 3,1%, HS tiên tiến đạt 40%. Đến nay đã có 4648 HS tốt nghiệp lớp 12, tỷ lệ trung bình đạt trên 91%, riêng 3 năm lại đây đạt trên 98%.

Kết quả thi HS giỏi tăng dần theo hàng năm cả về số lƣợng và chất lƣợng giải đạt đƣợc. Tổng số có 690 lƣợt em đạt giải HS giỏi cấp tỉnh, trong đó có nhiều giải nhất, giải nhì, đặc biệt năm học 2012-2013 đạt 101 giải, trong đó có 4 giải nhất, 14 giải nhì.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tỷ lệ HS đỗ vào các trƣờng đại học, cao đẳng cũng liên tục tăng, từ năm đầu tiên mới có 4,4%, đến năm học 2012-2013 đã đạt 44,1%. Tổng số đã có trên 1067 em đỗ đại học, cao đẳng. Xếp hạng kết quả thi đại học, cao đẳng liên tục tăng trong 5 năm gần đây, đặc biệt năm học 2012-2013, trƣờng đứng 7/36 trƣờng THPT trong tỉnh, thứ 183 trong số các trƣờng THPT trên toàn quốc.

Các hoạt động giáo dục khác nhƣ thể chất, hƣớng nghiệp, giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục quốc phòng-an ninh, … cũng đƣợc nhà trƣờng luôn quan tâm, qua đó góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện HS nhà trƣờng. Công tác xã hội hóa giáo dục liên tục đƣợc đẩy mạnh, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động giáo dục nhà trƣờng.

Trải qua 14 năm học, các tập thể, cá nhân cán bộ giáo viên nhà trƣờng đã đạt đƣợc nhiều thành tích, nhiều danh hiệu thi đua đáng trân trọng, đƣợc Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc và các cấp ủy Đảng, chính quyền ghi nhận. Tháng 3/2014 Trƣờng THPT Tam Đảo đã đƣợc UBND tỉnh Vĩnh Phúc ra quyết định công nhận trƣờng đạt chuẩn Quốc gia

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nhà trƣờng còn gặp một số khó khăn nhất định nhƣ:

- Chất lƣợng tuyển sinh vào lớp 10 vào thấp so với các trƣờng trong tỉnh. - Đời sống nhân trong khu vực còn gặp nhiều khó khăn - trung bình hàng năm chiếm trên 20% HS nhà trƣờng thuộc hộ nghèo, điều kiện dân trí còn thấp do đó việc đầu tƣ cho con em học tập còn nhiều hạn chế.

- Do ảnh hƣởng mặt trái của cơ chế thị trƣờng và hội nhập có ảnh hƣởng không nhỏ đến việc rèn luyện tu dƣỡng đạo đức của thanh thiếu niên bị thoái hoá biến chất mà xã hội, các nhà trƣờng, các gia đình đang phải đối mặt.

2.2. Kết quả đạt đƣợc và công tác tổ chức HĐGD KNS cho HS ở trƣờng THPT Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

2.2.1. Kết quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HS

Để khảo sát vấn đề này, tôi đã sử dụng câu hỏi số 1 phần phụ lục 3 và thu đƣợc kết quả nhƣ ở bảng 2.1. sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.1. Đánh giá về hoạt động giáo dục kỹ năng sống của Trƣờng THPT Tam Đảo đối với HS (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mức độ Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Rất tốt 19/300 6,3

Tốt 92/300 30,7

Bình thƣờng 175/300 58,3

Chƣa tốt 14/300 4,7

Qua bảng 2.1. cho thấy nhận xét đánh giá của HS về hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HS Trƣờng THPT Tam Đảo chƣa tốt lắm. Tỷ lệ 58,3% ở mức độ trung bình thƣờng chiếm đa số và có 4,7% ý kiến là chƣa tốt. Kết quả nhƣ vậy là do nhiều nguyên nhân. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này tôi tiếp tục sử dụng câu hỏi số 2 phần phụ lục 3 nhắm khảo sát mức độ tiến hành hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HS nhà trƣờng và thu đƣợc kết quả ở bảng 2.2.

Bảng 2.2. Mức độ tiến hành giáo dục kỹ năng sống cho HS Trƣờng THPT Tam Đảo

Mức độ Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Rất thƣờng xuyên 17/300 5,7

Thƣờng xuyên 195/300 65,0

Không thƣờng xuyên 88/300 29,3

Qua bảng 2.2. cho thấy hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HS Trƣờng THPT Tam Đảo chƣa đƣợc tiến hành một cách thƣờng xuyên. Tỷ lệ 29,3% ở mức độ không thƣờng xuyên. Trong khi, qua tìm hiểu thông tin từ các cán bộ quản lý, GV nhà trƣờng thì đa số ý kiến cho rằng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HS còn nhiều hạn chế. Cụ thể là chƣa đƣợc coi trọng đúng mức, thiếu bài bản khoa học, không đồng bộ. Điều này cho thấy, các biện pháp chỉ đạo thực hiện của nhà trƣờng chƣa đƣợc tiến hành một cách đồng bộ và triệt để. Một số GV giảng dạy, phụ trách các hoạt động ngoài giờ lên lớp chƣa quan tâm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sâu sát đến việc giáo dục kỹ năng sống cho HS. Hoạt động giáo dục kỹ năng sống chƣa đƣợc khai thác một cách triệt để. Qua bảng 2.2. cho thấy có 65,0% ý kiến cho rằng hoạt động này đƣợc tiến hành thƣờng xuyên. Qua đó, thể hiện mức độ của nội dung giáo dục chƣa tạo đƣợc ấn tƣợng thực sự tốt với HS, làm cho HS chƣa cảm nhận đƣợc, chƣa thẩm thấu đƣợc nội dung giáo dục.

Để tìm hiểu về những hoạt động mà HS đƣợc tham gia trong công tác giáo dục kỹ năng sống của nhà trƣờng, tôi sử dụng câu hỏi số 3 phần phụ lục 3 và thu đƣợc kết quả ở bảng 2.3.

Bảng 2.3. Thực trạng tham gia hoạt động giáo dục kỹ năng sống của HS Trƣờng THPT Tam Đảo

Hoạt động Tích cực Bình thƣờng Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Thông qua các giờ dạy trên lớp (đƣợc lồng ghép giáo dục rèn luyện kỹ năng sống)

258/300 86,0 42/300 14,0 Thông qua tổ chức các chƣơng trình

HĐGDNGLL theo các chủ đề 294/300 98,0 6/300 2,0 Kết quả tổng hợp cho thấy các hoạt động giáo dục kỹ năng số nói chung có sự hấp dẫn thu hút đƣợc đa số HS nhà trƣờng tham gia. Tỷ lệ 86,0% và 98,0% HS tích cực, thể hiện HS rất hào hứng với các hoạt động giáo dục kỹ năng sống do GV, nhà trƣờng tổ chức. Đặc biệt các HĐGDNGLL vẫn có sức hấp dẫn mạnh hơn, điều này có thể lý giải, đó các em sẽ cảm thấy thoái mái hơn, có cơ hội biểu cảm với bạn bè xung quanh hơn, không bị gò bó bởi các quy định của trƣờng của lớp, hay không khí nghiêm túc trong các giờ học trên lớp. Tuy nhiên tỷ lệ 2,0% ở mức độ bình thƣờng thể hiện sự chƣa hứng thu lắm ở một số HS, điều này có thể lý giải là do các em này có những cá tính riêng, sở thích riêng, hoặc ở thời điểm nhất định các em đang có những mối quan tâm, lo lắng nào đó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Để tìm hiểu kết quả nhận thức của HS thông qua các hoạt động giáo dục kỹ năng sống của Trƣờng THPT Tam Đảo, tôi sử dụng câu hỏi số 4 phần phụ lục 3 và thu đƣợc kết quả ở bảng 2.4.

Bảng 2.4. Kết quả nhận thức của HS Trƣờng THPT Tam Đảo sau khi tham gia các hoạt động giáo dục kỹ năng sống do nhà trƣờng tổ chức

Kết quả thu hoạch Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Tinh thần và thái độ học tập có nâng lên, ngày càng tự tin hơn, năng động hơn, mạnh dạn phát biểu

182/300 60,7

Biết cách giải quyết mâu thuẫn và các xung

đột phát sinh. 220/300 73,3

Việc ứng xử giao tiếp có văn hoá, văn minh

lịch sự hơn trƣớc. 166/300 55,3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tình trạng vi phạm kỷ luật nhà trƣờng, luật

an toàn giao thông và các tệ nạn xã hội giảm. 133/300 44,3 Kỹ năng bảo vệ bản thân, năng lực xử lý tình

huống đƣợc nâng lên 197/300 65,7

Tất cả các nội dung trên 102/300 34,0

Kết quả tổng hợp cho thấy một bộ phận không nhỏ HS còn có nhận thức hạn chế về vấn đề thời sự trong ngoài và nƣớc và chƣa hiểu rõ đƣợc lịch sử truyền thống, văn hoá dân tộc, đặc biệt là chủ trƣơng, đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Qua trò chuyện với một số HS tôi thấy đƣợc các em tâm sự nhƣ sau: Hàng ngày các em ít đọc báo, ít nghe thời sự, ít xem truyền hình, nếu có chủ yếu là xem phim, nếu lên mạng thì chủ yếu để trao đổi tâm tình với bạn bè chứ không phải để khai thác thông tin, chỉ có 34,0% tỷ lệ sinh viên nắm nội dung một cách toàn diện. Đây là điều cần quan tâm trong giáo dục kỹ năng sống và giá trị sống cho HS. Bởi đó sẽ là nguyên nhân dẫn tới những hậu quả tiêu cực trong nhận thức của HS trong cuộc sống, học tập và công tác, dễ chạy theo những giá trị sống ảo, học kỹ năng để biểu diễn chứ không phải đề trở thành nhận thức bản thân. Đặc biệt trong tƣơng lai, họ còn có thể là những cán

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

bộ, những lao động có trình độ cao của đất nƣớc, trong khi chúng ta tiến tới xây dựng một nhà nƣớc pháp quyền, Nhà nƣớc tổ chức và quản lý bằng pháp luật và yêu cầu đặt ra đối với mọi công dân trong xã hội là phải nắm vững pháp luật và thực hiện đúng pháp luật, am hiểu chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc …

* Nguyên nhân: Để tìm hiểu về các nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên,

qua trao đổi với HS, một số GV, cha mẹ HS có tâm huyết, cán bộ công tác đoàn thể ở các địa phƣơng trên địa bàn trƣờng đóng, tôi ghi nhận đƣợc các nguyên nhân sau:

Nguyên nhân khách quan: Xu thế toàn cầu hoá với sự phát triển mạnh mẽ

của công nghệ thông tin và giao lƣu văn hoá giữa các nƣớc, cũng nhƣ ảnh hƣởng của mặt trái của nền kinh tế thị trƣờng, đặc biệt địa bàn huyện Tam Đảo những năm gần đây đang phát triển kinh tế du lịch đã có tác động không nhỏ đối với quá trình nhận thức của HS; do xuất phát điểm của một khu vực tỷ lệ

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục kỹ năng sống qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường Trung học Phổ thông Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 49)