Đặc điểm tâm-sinh lý của lứa tuổi HS trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục kỹ năng sống qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường Trung học Phổ thông Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 29)

9. Cấu trúc của luận văn

1.3.2. Đặc điểm tâm-sinh lý của lứa tuổi HS trung học phổ thông

HS THPT có độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi. Đây là giai đoạn phát triển nhanh về thể lực và tâm sinh lý, HS các khối lớp cuối cấp đã bắt đầu bƣớc sang tuổi trƣởng thành. Vì thế, đây là lứa tuổi phát triển mạnh về vấn đề tình cảm. Đó là tình cảm gia đình, bạn bè, dân tộc, quốc gia và nhân loại. “Có lòng nhân ái, biết sống có tình nghĩa, có ý thức làm việc thiện nhƣng ở độ tuổi này ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm công dân chƣa đƣợc hoàn thiện. Định hƣớng chính trị mờ nhạt. Thƣờng hay đua đòi, chạy theo cái mới, đễ bị sa vào những biểu hiện tiêu cực, phản giá trị đạo đức xã hội”.

Một số biểu hiện cụ thể nhƣ:

- Đây là lứa tuổi của sự phát triển nhanh chóng về cảm xúc và trí tuệ, có khả năng nhận thức bản thân nhƣ: Năng lực, điểm mạnh, điểm yếu của mình. Ý thức tự trọng cao, các em thƣờng không thể chịu nổi những lời nói nặng nề hay xúc phạm, vì nếu xúc phạm HS thì sẽ gây ảnh hƣởng vô cùng lớn với mỗi HS.

HS THPT xác định nhiệm vụ chính trị là học tập song các em lại có nhu cầu hoạt động tập thể, kết bạn, giao lƣu. Tuổi các em rất giàu nhiệt huyết, hăng hái nhiệt tình, giàu ƣớc mơ hoài bão và sống lãng mạn.

Tuy nhiên, bên cạnh những biểu hiện tích cực, các em còn một số biểu hiện chƣa tích cực trong sự phát triển nhân cách, hành vi nhƣ: Nhìn nhận vấn đề xã hội còn nặng về chủ quan, hành động thƣờng bột phát, thích làm ngƣời lớn, thích tự khẳng định mình, thích thể hiện, nhƣng lại chƣa đủ độ chín chắn, thiếu kinh nghiệm thực tiễn trong cuộc sống, trong suy nghĩ và hành động. Chính vì vậy các em không muốn bị gia đình ràng buộc, đễ có những nhận thức không đúng, lệch lạc, nhìn nhận mọi vấn đề, đánh giá, nhận xét về vấn đề xã hội còn phiến diện dẫn đến vi phạm nội quy và các quy định chung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Mặt khác ở lứa tuổi này nhu cầu giao tiếp của các em rất lớn, đặc biệt là sự giao tiếp với bạn bè. Từ đó mà hình thành lên những nhóm bạn bè cùng sở thích. Khi không có sự hƣớng dẫn của ngƣời lớn thƣờng có những nhận thức lệch lạc về ý thức, hành vi, lời nói, dẫn đến các vi phạm. Trong khi đó thì phần đông các gia đình hiện nay có ít con, có điều kiện về kinh tế hơn, thƣờng nuông chiều con, các em tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin văn hoá, khoa học kỹ thuật, Internet trong nƣớc và thế giới. Do vậy các em có thể có những hiểu biết rất phong phú về nhiều lĩnh vực mà nhiều khi cha mẹ, thầy cô không để ý đến, thiếu sự quản lý sát sao. điều đó làm cho các em tƣởng chừng chúng đã trƣởng thành và có thể tự lập quyết định đúng đắn vấn đề của bản thân, gia đình và xã hội … Từ đó, xem lời nói, dạy bảo của thầy cô, cha mẹ là thừa, không cần thiết, đó là mầm mống, nguyên nhân nảy sinh vi phạm.

Có thể nói HS THPT là lứa tuổi giàu ƣớc mơ, dồi dào về thể lực, trong sáng về tâm hồn, cho nên ngoài việc dạy học các môn văn hoá, các nhà trƣờng cần chú trọng, quan tâm thoả đáng, tổ chức tốt công tác giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống, đặc biệt là thông qua HĐGDNGLL một cách thƣờng xuyên liên tục, phù hợp với tâm lý lứa tuổi để thu hút, lôi cuốn các em tham gia hoạt động để hoàn thiện hơn về nhân cách.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục kỹ năng sống qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường Trung học Phổ thông Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 29)