Triển khai kế hoạch đề ra

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục kỹ năng sống qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường Trung học Phổ thông Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 38)

9. Cấu trúc của luận văn

1.5.2.Triển khai kế hoạch đề ra

1.5.2.1. Hiệu trưởng quản lý chỉ đạo thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho HS

Cũng nhƣ tất cả các hoạt động giáo dục khác, để thực hiện đạt hiệu quả công tác giáo dục kỹ năng sống cho HS, ngƣời Hiệu trƣởng phải quản lý chỉ đạo việc thực hiện mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống, đó là : “Chuyển dịch kiến thức, thái độ và giá trị thành thao tác, hành động và thực hiện thuần thục các thao tác, hành động đó nhƣ khả năng thực tế theo xu hƣớng tích cực và mang tính chất xây dựng”. Muốn vậy, ngƣời Hiệu trƣởng phải đảm bảo việc chỉ đạo thực hiện một số nguyên tắc sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Giáo dục HS qua thực tiễn sinh động của xã hội: Nguyên tắc này đòi hỏi nhà trƣờng phải gắn liền với đời sống thực tiễn của xã hội, của cả nƣớc và địa phƣơng, phải nhạy bén với tình hình chuyển biến của địa phƣơng và của cả nƣớc, đƣa những thực tiễn đó vào những hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trƣờng để giáo dục các em HS.

- Giáo dục theo nguyên tắc tập thể: Nguyên tắc này thể hiện ở cả 3 nội dung: hƣớng dẫn, dìu dắt HS trong sinh hoạt tập thể; giáo dục các phẩm chất, các kỹ năng bằng sức mạnh của tập thể; giáo dục HS tinh thần vì tập thể. Nó phát huy và có tác dụng điều chỉnh những động cơ kích thích bên trong góp phần rất lớn vào việc giáo dục kỹ năng sống cũng nhƣ việc hình thành và phát triển nhân cách HS.

- Giáo dục kỹ năng sống phải phối hợp với đặc điểm lứa tuổi HS và đặc điểm hoàn cảnh cá nhân HS: Đối với HS THPT, là lứa HS có đặc điểm quá độ, phức tạp và nhiều mâu thuẫn trong sự phát triển tâm lý cũng nhƣ sinh lý lứa tuổi. Các em muốn hiểu biết nhiều và làm nhiều việc lớn nhƣng vì khả năng còn hạn chế nên dễ nảy sinh mâu thuẫn giữa ƣớc mơ và năng lực. Do đó, công tác giáo dục kỹ năng sống cần phải chú ý những đặc điểm đó đồng thời chú ý đến cá tính, giới tính của các em để có hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục phong phú, sinh động cũng nhƣ có phƣơng pháp giáo dục thích hợp.

1.5.2.2. Hiệu trưởng quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ GV và các hoạt động trường, lớp

Bằng nhiều hình thức và nhiều biện pháp, ngƣời Hiệu trƣởng cần làm cho tập thể sƣ phạm của nhà trƣờng nhận thức đƣợc rằng giáo dục kỹ năng sống cho HS là công tác cấp thiết, cần tiến hành thƣờng xuyên, liên tục, ở mọi lúc, mọi nơi; trong tất cả các hoạt động đều có thể và phải thực hiện yêu cầu này. Phải kết hợp giữa các giờ dạy trên lớp với các HĐGDNGLL rèn cho HS các thao tác, kỹ năng học tập, ứng xử, giáo dục cho các em những hành vi, cử chỉ, tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan đúng đắn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tuy nhiên ngƣời Hiệu Trƣởng cũng cần lƣu ý GV, việc giáo dục kỹ năng sống qua HĐGDNGLL tránh đƣợc lối giáo dục kỹ năng sống một cách đơn giản, lý thuyết sáo rỗng, gƣợng ép hoặc đơn điệu, kém hiệu quả, mất đi tác dụng giáo dục vì bản thân các kỹ năng sống là khả năng ứng xử theo những cách nhất định trong một môi trƣờng cụ thể phù hợp với các giới hạn về kinh tế, xã hội và văn hóa mà ngƣời ta sống; giáo dục kỹ năng sống phải là hoạt động sinh động bổ sung cho các cá nhân thanh thiếu niên HS về kiến thức và năng lực cần thiết để họ có thể hoạt động độc lập và giúp họ chủ động tránh đƣợc những khó khăn trong thực tế đời sống.

1.5.2.3. Hiệu trưởng tổ chức, xây dựng các lực lượng và điều kiện giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục kỹ năng sống cho HS

Một đặc điểm quan trọng của công tác giáo dục HS là giáo dục thông qua nêu gƣơng có tính thuyết phục cao. Công tác giáo dục cho HS là công việc và trách nhiệm của mỗi GV, của toàn bộ các thành viên trong nhà trƣờng chứ không phải là của riêng GV chủ nhiệm hay một vài GV nào. Do đó, để làm tròn trách nhiệm này thì trƣớc hết mỗi thầy cô giáo phải là ngƣời thể hiện tốt những mẩu mực về nhân cách, về các kỹ năng nhất là kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp ứng xử,...

Nhà trƣờng cần phối hợp với Ban đại diện cha mẹ HS, các tổ chức đoàn thể xã hội và cá nhân nhằm: Tạo mối quan hệ gắn kết giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội để thống nhất quan điểm, nội dung, phƣơng pháp giáo dục giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội; huy động mọi lực lƣợng của cộng đồng chăm lo sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và môi trƣờng giáo dục lành mạnh, góp phần xây dựng cơ sở vật chất nhà trƣờng.

1.5.2.4. Hiệu Trưởng quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống thông qua chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục tốt để giáo dục HS

Một trong các yếu tố góp phần hết sức quan trong việc giáo dục HS đó là: cảnh quan sƣ phạm. Làm sao để “trƣờng ra trƣờng, lớp ra lớp” và tự nhà trƣờng đúng nghĩa của nó đã mang yếu tố giáo dục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Dù trong hoàn cảnh nào, Hiệu trƣởng cũng cần tổ chức, sắp xếp tu sửa, tô điểm bộ mặt vật chất, khung cảnh của nhà trƣờng, làm sao cho toàn bộ khung cảnh của trƣờng đều toát lên ý nghĩa giáo dục đối với HS. Ngoài khung cảnh vật chất, Hiệu trƣởng cần tạo ra một bầu không khí giáo dục trong toàn trƣờng và ở mỗi lớp học, hình thành nên một phong cách sinh hoạt của nhà trƣờng, biểu hiện ở những nề nếp tốt nhƣ trật tự, vệ sinh, ngăn nắp, nghiêm túc. Có dƣ luận tập thể tốt, ủng hộ cái tốt, cái tiến bộ, phê phán cái sai, cái lạc hậu, có phong trào thi đua sôi nổi và đúng thực chất. Và có quan hệ tốt giữa các thành viên trong trƣờng nhƣ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa HS với nhau.

Với một bầu không khí nhƣ vậy, sẽ có tác dụng hết sức tích cực đến việc hình thành các kỹ năng cần thiết trong học tập, trong các mối quan hệ, trong giao tiếp ứng xử và góp phần hình thành nên các phẩm chất đạo đức tốt đẹp cho các em.

1.5.2.5. Hiệu trưởng chỉ đạo và xây dựng và quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính phục vụ cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động giáo dục nói chung và HĐGDNGLL nói riêng vừa vừa là nội dung quản lý, vừa là biện pháp quản lý. Vì vậy, ngƣời hiệu trƣởng cần chú trọng việc xây dựng, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất phục vụ HĐGD bằng các biện pháp chủ yếu sau:

- Quản lý bảo quản, sử dụng các phƣơng tiện, thiết bị phục vụ cho các hoạt động giáo dục, phát huy tối đa hiệu quả sử dụng các phƣơng tiện, thiết bị đó nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục.

- Căn cứ vào các văn bản quy định của Bộ GD&ĐT về tiêu chuẩn, số lƣợng, chất lƣợng các điều kiện cơ sở vật chất của trƣờng học, của cấp học và tình hình thực tế của nhà trƣờng để lập kế hoạch trƣớc mắt, lâu dài cho việc xây dựng, mua sắm mới trang thiết bị, cơ sở vật chất.

- Tổ chức cho GV thảo luận và cùng nhau xây dựng những quy định về bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Khi tổ chức HĐGDNGLL cần phân công rõ ràng cho các bộ phận phụ trách cơ sở vật chất, trang thiết bị, tránh tình trạng phân công chung chung, dẫn tới thiết bị mất mát, hƣ hỏng. Cuối năm hiệu trƣởng cần tổ chức kiểm kê những trang thiết bị nào còn sử dụng đƣợc, những trang thiết bị nào không còn sử dụng đƣợc, những trang thiết bị nào cần đƣợc sửa chữa, hoặc thay thế để có kế hoạch bổ sung cho năm học mới. Có nhƣ vậy việc quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính phục vụ cho HĐGDNGLL mới có kết quả tốt.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục kỹ năng sống qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường Trung học Phổ thông Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 38)