0
Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Triển khai kế hoạch tháng hành động “Vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰ ĐỊA CHUYÊN NGÀNH DINH DƯỠNG – ATTP TẠI TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG HÀ NỘI VÀ CHI CỤC AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM HÀ NỘI VÀ XÃ TỨ HIỆP (Trang 50 -50 )

- 78.3% người nội trợ cho rằng thực phẩm có thể bị ô nhiễm do yếu tố hóa học,

2. Triển khai kế hoạch tháng hành động “Vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm

trong sản xuất Nông, Lâm, Thủy sản” xã Tứ Hiệp năm 2013.

Thời gian triển khai từ ngày 26/4 – 13/5/2013, trên địa bàn toàn xã Tứ Hiệp. Chủ đề của tháng hành động là “An toàn vệ sinh thực phẩm bếp ăn tập thể”.

Đối tượng của tháng hành động: các nhà lãnh đạo, quản lí, chính quyền các cấp; người sản xuất, sơ chế, kinh doanh, vận chuyển thực phẩm; người tiêu dung.

Các hoạt động của tháng hành động là:

+ Tập trung tuyên truyền năng cao kiến thức, thái độ và hướng dẫn cho các đối tượng hiểu đúng, thực hiện đúng luật an toàn vệ sinh thực phẩm, các văn bản pháp quy, thông tu liên quan đến ATVSTP.

+ Tiến hành kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về ATTP trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, giết mổ, sơ chế, chế biến và kinh doanh thực phẩm.

Nội dung của công tác kiểm tra bao gồm kiểm tra giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, giấy xác nhận tập huấn VSATTP kiểm tra vệ sinh cơ sở, vệ sinh trang thiết bị dụng cụ, vệ sinh cá nhân.

Một số kết quả mà chương trình đã đạt được:

+ Kết hợp với đài phát thanh của xã phát thanh các nội dung liên quan tới VSATTP với tuần xuất 2 lần/tuần.

+ Đã tiến hành kiểm tra 6 cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, 03 cơ sở kinh doanh thực phẩm, 39 cơ sở dịch vụ ăn uống. Kết quả kiểm tra: chỉ có 2/6 cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm đạt vệ sinh chiếm 33.3%, 100% cơ sở kinh doanh thực phẩm đạt vệ sinh, 97,5% cơ sở kinh doanh thực phẩm đủ điều kiện VSATTP. Các cơ sở sản xuất chế biến và cơ sở dịch vụ ăn uống chưa đạt vệ sinh đoàn kiểm tra đã có những nhắc nhở, và sử phạt hành chính.

+ Đoàn đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm nhanh các mẫu với các chỉ số sạch tinh bột, độ sôi của nước và hàn the trong thực phẩm. Kết quả 100% các mẫu đều đạt VSATTP.

PHỤ LỤC 3: QUY TRÌNH KIỂM TRA BẾP ĂN TẬP THỂ KHU CÔNG NGHIỆPCác bước kiểm tra: Các bước kiểm tra:

 Bước 1: Lập kế hoạch kiểm tra

 Bước 2: Thông báo kiểm tra bằng công văn

 Bước 3: Đến cơ sở kiểm tra: - Giới thiệu về đoàn kiểm tra, - Đọc quyết định kiểm tra, - Thông báo nội dung kiểm tra

Kiểm tra về hồ sơ pháp lý, giấy tờ liên quan:

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, - Quyết định thành lập bếp ăn,

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP

- Hợp đồng, hồ sơ nguồn gốc thực phẩm (giấy tờ chứng minh nhà cung cấp đảm bảo ATTP, hóa đơn mua thực phẩm),

- Hồ sơ khám sức khỏe của nhân viên, - Giấy chứng nhận tập huấn cho nhân viên, - Sổ kiểm thực ba bước,

- Giấy kiểm nghiệm nước dùng cho chế biến thực phẩm.

Kiểm tra điều kiện bảo đảm vệ sinh ATTP:

- Điều kiện vệ sinh cơ sở: + Có phân khu riêng biệt hay không,

+ Có thiết kế theo nguyên tắc một chiều không,

+ Tường, trần, sàn nhà có đảm bảo sạch sẽ, dễ vệ sinh, + Cống kín, thoát nước tốt không,

+ Khu vực ăn uống có sạch sẽ, thoáng mát không - Điều kiện trang thiết bị, dụng cụ:

+ Có thiết bị phòng chống côn trùng, động vật không,

+ Thiết bị, dụng cụ phục vụ chế biến bảo đảm hợp vệ sinh và riêng biệt đối với thức ăn sống và thức ăn chín không,

+ Xét nghiệm khay đựng thức ăn bằng phương pháp xét nghiệm nhanh tinh bột - Thực hành vệ sinh ATTP của nhân viên:

+ Nhân viên có sử dụng đồ bảo hộ lao động, tháo bỏ trang sức, cắt ngắn móng tay khi chế biến thực phẩm không.

- Nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, nguồn nước:

+ Có nhà kho bảo quản thực phẩm, tủ bảo quản, giá kệ không + Có lưu mẫu thức ăn không,

+ Phụ gia thực phẩm dùng trong chế biến thực phẩm nằm trong danh mục cho phép của Bộ y tế,

+ Thực phẩm bao gói sẵn đã được công bố tiêu chuẩn/ công bố hợp quy, nhãn mác đúng quy định, đầy đủ không.

PHỤ LỤC 4:

PHỤ LỤC 5: HƯỚNG DẪN CÁC THỦ TỤC CẤP PHÉP ĐỐI VỚI 3 LOẠI GIẤY PHÉP PHÉP

Trong thời gian thực tập tại phòng Công bố - đăng ký sản phẩm, nhóm đã tìm hiểu được các thủ tục cấp phép đối với 3 loại giấy phép

a. Cấp phép cho các nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể đủ điều kiện VSATTP

Một bộ hồ sơ cấp phép bao gồm:

- Giấy đăng ký kinh doanh: loại kinh doanh, địa chỉ kinh doanh, mặt hàng kinh doanh…

- Đơn xin đề nghị cấp phép: theo nghị định 38 – “Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn vệ sinh thực phẩm”.

- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất và trang thiết bị - Bản sơ đồ mặt bằng

- Giấy xác nhận tập huấn VSATTP

- Giấy khám sức khỏe nhân viên trực tiếp và gián tiếp tiếp xúc với thực phẩm Bộ hồ sơ hoàn chỉnh sau khi đem nộp tại phòng công bố - chứng nhận sản phẩm sẽ được lưu và phân loại hồ sơ. Sau quá trình thẩm định, nếu bộ hồ sơ đảm bảo đủ và đúng theo quy định sẽ được cấp giấy chứng nhận.

b. Công bố phù hợp và công bố hợp quy sản phẩm

Một bồ hồ sơ công bố bao gồm:

- Mẫu đơn công bố sản phẩm: tuân thủ nghị định 38 - Giấy phép đăng ký kinh doanh

- Giấy xác nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP - Phiếu kiểm nghiệm

- Bảng thông tin chi tiết về sản phẩm

- Quy trình sản xuất, bản thuyết trình về quy trình sản xuất - Mẫu mã sản phẩm: bản in hoặc bản thiết kế mẫu sản phẩm - Kế hoạch giám sát định kỳ

c. Cấp phép cho quảng cáo, hội thảo, hội nghị giới thiệu sản phẩm

*Cấp phép cho quảng cáo thực phẩm

- Giấy đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm (theo phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư TT08/2013)

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài.

- Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP hoặc giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Bản thông tin chi tiết về sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Thời gian cấp giấy chứng nhận: Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trường hợp không cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp phép. Trong thời gian 3 tháng, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có Công văn yêu cầu bổ sung, sửa đổi, nếu cơ quan, tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo không sửa đổi, bổ sung hồ sơ và không có công văn trả lời cơ quan tiếp nhận hồ sơ thì được coi như không có nhu cầu quảng cáo thực phẩm đã đăng ký.

*Cấp phép cho hội thảo, hội nghị giới thiệu thực phẩm

- Giấy đăng ký nội dung hội nghị, hội thảo giới thiệu thực phẩm

- Bản sao giấy đăng ký chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập văn phòng đại diện

- Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm hoặc giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố hợp quy đã được cơ quan y tế xác nhận. Đối với thực phẩm chưa được phép lưu hành ở Việt Nam phải cung cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do ở nước sản xuất

- Bản sao Bản thông tin chi tiết về sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận

- Mẫu nhãn sản phẩm - Danh sách của báo cáo

Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải cấp giấy xác nhận hồ sơ đăng ký hội thảo, hội nghị giới thiệu thực phẩm theo quy định.

PHỤ LỤC 6: BỘ CÂU HỎI ĐIỀU TRA KHẨU PHẦN VÀ ĐÁNH GIÁ KHẨU PHẦN TẠI HỘ GIA ĐÌNH KHẨU PHẦN TẠI HỘ GIA ĐÌNH

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰ ĐỊA CHUYÊN NGÀNH DINH DƯỠNG – ATTP TẠI TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG HÀ NỘI VÀ CHI CỤC AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM HÀ NỘI VÀ XÃ TỨ HIỆP (Trang 50 -50 )

×