Các giai đoạn gây ô nhiễm thực phẩm

Một phần của tài liệu Báo cáo thự địa chuyên ngành dinh dưỡng – ATTP tại trung tâm y tế dự phòng hà nội và chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm hà nội và xã tứ hiệp (Trang 34)

V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU I KẾT QUẢ ĐIỀU TRA

b. Các giai đoạn gây ô nhiễm thực phẩm

Biểu đồ 2: Các giai đoạn gây ô nhiễm thực phẩm

2.2. Kiến thức của người nội trợ chính trong khâu lựa chọn thực phẩmTỉ lệ Tỉ lệ điểm Tần số (người) Tỉ lệ người đạt >=50% 44 73.3% >=60% 27 45% >=70% 14 23.3%

Có 44/60 (chiếm 73.3%) người nội trợ đạt ≥ 50% tổng số điểm về kiến thức

trong khâu lựa chọn thực phẩm. Nhưng chỉ có 14/60 số người (chiếm 23.3%) đạt ≥ 70% tổng số điểm về kiến thức trong khâu lựa chọn thực phẩm.

Biểu đồ 3: Tiêu chí lựa chọn thịt

Khi được hỏi về tiêu chuẩn chọn thịt tươi sống, 100% người nội trợ cho biết là thịt tươi; 41.7% cho là khi ấn tay căng, không để lại vết lõm; trên 30% cho rằng thớ thịt săn chắc, bóng không có những đốm trắng hoặc không có mùi lạ, mùi ôi thiu. Tuy nhiên, chỉ Có 83.3% người nội trợ cho là khâu lựa chọn thực phẩm có thể làm thực phẩm bị ô nhiễm. Tuy nhiên, chỉ có 38.3% số người biết rằng thực phẩm có thể bị ô nhiễm trong khâu bảo quản.

có 10% trong số người trả lời chọn thịt theo tiêu chí trên da không xuất hiện, những đốm xuất huyết, vết bầm.

Biểu đồ 4: Tiêu chí lựa chọn cá

Khi được hỏi về tiêu chuẩn lựa chọn cá tươi, 100% người nội trợ chọn theo tiêu chí cá còn sống hoặc đang bơi; 73.3% lựa chọn theo tiêu chí mang cá đỏ tươi; 38.3% chọn theo tiêu chí bụng cá bình thường; 26.7% chọn theo tiêu chí mắt cá lồi, trong suốt và có tới 18.3% trong số họ không biết/không trả lời.

Biểu đồ 5: Tiêu chí lựa chọn rau

95% số người trả lời chọn rau theo tiêu chí rau xanh tự nhiên; 58.3% chọn rau không héo úa, giập nát và 43.3% chọn rau có nguồn gốc rõ ràng.

Biểu đồ 6: Tiêu chí chọn quả

Người nội trợ có kiến thức khá tốt về cách lựa chọn quả, cụ thể: 100% số người chọn quả theo tiêu chí quả tươi, màu tự nhiên; 65% số người lựa chọn quả không héo úa, giập nát và 73.3% người nội trợ chọn quả còn cuống lá

Biểu đồ 7: Tiêu chí chọn trứng

Có 83.3% người nội trợ cho rằng chọn trứng lắc không có chuyển động bên trong là được; 46.7% số người trả lời chọn trứng theo tiêu chí vỏ không rạn nứt; 36.7% số người chọn trứng có vỏ còn phấn.

2.3. Kiến thức của người nội trợ chính trong khâu chế biến thực phẩm

Tỉ lệ

điểm (người)Tần số người đạtTỉ lệ

>=50% 27 45%

>=60% 27 45%

>=70% 10 16.7%

- Về kiến thức đúng trong khâu chế biến thực phẩm có 27/60 (chiếm 45%) số người nội trợ trả lời đúng ≥60% tổng số điểm, nhưng chỉ có 10/60 (chiếm 16.7%) số người nội trợ trả lời đúng ≥70% tổng số điểm.

- 100% số người được hỏi cho rằng rửa rau từ 3 lần trở lên là hợp vệ sinh. Tuy nhiên, khi hỏi về cách rửa rau, quả, chỉ có 16.7% số hộ gia đình rửa rau, quả trực tiếp dưới vòi nước chảy liên tục, còn 83.3% số hộ gia đình vẫn rửa rau, quả trong chậu. Về việc ngâm rau, chỉ có 11.7% số người được hỏi cho biết có ngâm rau trước khi rửa, 48.3% có ngâm rau sau khi rửa và 40% không ngâm rau mà chỉ rửa rồi đưa vào chế biến ngay.

- Về việc sử dụng các dụng cụ dao, thớt, đũa, 25% số người được hỏi cho rằng có thể dùng chung các loại dụng cụ này để thái/gắp thức ăn sống lẫn chín, 75% số người còn lại nói rằng cần dùng riêng các dụng cụ này cho thực phẩm sống và thực phẩm chín để đảm bảo ATVSTP.

2.4. Kiến thức của người nội trợ chính trong khâu bảo quản thực phẩm

Tỉ lệ điểm Tần số (người) Tỉ lệ người đạt

>=50% 49 81.7%

>=60% 46 76.7%

>=70% 22 36.7%

Người nội trợ chính trong gia đình có kiến thức khá tốt trong việc bảo quản thực phẩm, cụ thê: có 81.7% số người đạt ≥50% tổng số điểm, 76.7% số người đạt ≥60% tổng số điểm và 36.7% người nội trợ đạt ≥70% tổng số điểm.

Nhận xét: Về kiến thức bảo quản thực phẩm bao gói sẵn, có 76.7% người nội trợ cho biết cần bảo quản nơi thoáng mát và trên 55% trong số họ cho rằng cần bảo quản tránh ánh sáng hoặc nơi khô ráo hoặc tránh côn trùng.

Kiến thức bảo quản thực phẩm bao gói sẵn

Tỉ lệ (%)

Nơi thoáng mát 76.7

Tránh ánh sáng 55.0

Nơi khô ráo 55.0

Tránh côn trùng 58.3

Biểu đồ 1: Bảo quản thịt,

Nhận xét: Người nội trợ có kiến thức tốt về cách bảo quản thịt, cụ thể: 88.3% họ cho rằng bảo quản thịt, cá trong ngăn lạnh nếu dùng trong ngày, 76.7% họ bảo quản trong ngăn đá nếu chưa dùng ngay.Biểu đồ 2: Bảo quản rau,

củ

Nhận xét: Về kiến thức bảo quản rau, củ của người nội trợ chính: có 53,3% cho là phải bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh, 63,3% cho là phải bảo quản ở nơi

Nhiệt độ thích hợp bảo quản thực phẩm: Chỉ có 5% số người được hỏi biết nhiệt độ bảo quản lạnh thực phẩm là dưới 50C, 11.7% người trả lời sai về nhiệt độ bảo quản lạnh (100C), còn lại là không biết/không trả lời. Tất cả những người được hỏi đều không trả lời được nhiệt độ bảo quản nóng thích hợp là từ 600C trở lên.

2.5. Kiến thức của người nội trợ chính trong khâu vệ sinh cá nhân

Khi hỏi về các trang phục cần thiết trong quá trình chế biến thức ăn, chỉ có 31.7% số người trả lời cho biết cần mang tạp dề, 20% cho rằng cần mang gang tay sạch, còn lại là không biết hoặc cho rằng không cần thiết.

Một phần của tài liệu Báo cáo thự địa chuyên ngành dinh dưỡng – ATTP tại trung tâm y tế dự phòng hà nội và chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm hà nội và xã tứ hiệp (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w