Nâng cao vai trò của Nhà nước đối với tăng cường liên minh công nông trí

Một phần của tài liệu Liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức Việt Nam điều kiện mới (Trang 102)

- doanh nhân ở nước ta trong những thập kỷ đầu thế kỷ XXI, tới năm 2020, 2030 và tới giữa thế kỷ XXI, khi nước ta đã trở thành một nước công nghiệp hiện đại.

9.2. Nâng cao vai trò của Nhà nước đối với tăng cường liên minhcông -nông - trí công -nông - trí

Thứ nhất: Phải giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản với Nhà nước, giữ vững bản chất giai cấp công nhân, tính chất nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước ta. Mọi chính sách, pháp luật của Nhà nước đều nhằm bảo vệ và vì lợi ích căn bản của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức cũng như các tầng lớp nhân dân khác, làm cho đội ngũ cán bộ các cấp luôn luôn trung thành vô hạn với quần chúng nhân dân mà trong đó nòng cốt là liên minh giai cấp công nhân - nông dân - trí thức.

Trong quá trình xây dựng Nhà nước, trong mọi nhiệm vụ công tác cách mạng, luôn luôn chú trọng đảm bảo tỷ lệ cán bộ cân đối, hợp lý giữa lực lượng giai cấp công nhân - nông dân - trí thức trong các cơ quan Đảng, Quốc hội, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội khác để thể hiện và khẳng định hài hoà tiếng nói và lợi ích của các giai cấp và tầng lớp cơ bản đó.

Tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, đảm bảo thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng và

hoàn thiện cơ chế thực hiện dân chủ để giai cấp công nhân, nông dân, đội ngũ trí thức thể hiện được quyền dân chủ và thực sự làm chủ trong mọi mặt của đời sống xã hội.

Thứ hai: Nhà nước phải lấy kinh tế là điểu kiện để củng cố khối liên minh. Xác định đúng cơ cấu kinh tế, các nhu cầu kinh tế, phát triển và đa dạng hoá các hình thức hợp tác, liên kết phát triển kinh tế giữa công nhân - nông dân - trí thức, giữa công nghiệp - nông nghiệp, khoa học công nghệ và các dịch vụ khác, giữa các vùng miền, các thành phần kinh tế.

Từ thực trạng, tiềm năng kinh tế của Việt Nam để xác định cơ cấu kinh tế hợp lý trong đó phải tính đến những nhu cầu về kinh tế của công nhân - nông dân - trí thức và của toàn xã hội trong các điều kiện và thời gian cụ thể. Đảng và Nhà nước tiếp tục xác định cơ cấu kinh tế chung của cả nước là: "Công - nông nghiệp - dịch vụ". Cơ cấu đó quyết định nội dung kinh tế của liên minh công - nông - trí, là điểu kiện, môi trường để các giai tầng hoạt động và phát triển sự liên minh. Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từng bước phát triển kinh tế tri thức trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, điều này đã và sẽ thực sự tạo điểu kiện cho trí thức ngày càng gắn bó với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và các lĩnh vực kinh tế khác. Từ đó, mối liên minh công - nông - trí ngày càng có khả năng tăng cường hơn. Và trên cơ sở kinh tế, các nhu cầu kinh tế phát triển với các hình thức hợp tác, giao lưu, liên kết trong sản xuất, lưu thông giữa công nhân - nông dân - trí thức, giữa các lĩnh vực công nghiệp - nông nghiệp - khoa học công nghệ, giữa các địa bàn, địa phương trong phạm vi cả nước.

Thực tế hiện nay cho thấy, muốn củng cố khối liên minh giữa giai cấp công nhân - nông dân - tầng lớp trí thức, phải luôn luôn chú ý giải quyết mối quan hệ kinh tế - chính trị - xã hội không chỉ ở ba thành phần xã hội này, mà phải tính toán đầy đủ đến mối quan hệ giữa ba thành phần này với chủ doanh nghiệp - đội ngũ

doanh nhân đang phát triển, tạo nền tảng kinh tế - xã hội cho Nhà nước của dân, do dân vì dân hoạt động theo định hướng lên chủ nghĩa xã hội.

Thứ ba, việc xây dựng chủ trương, chính sách của Nhà nước phải xuất phát và phù hợp với nguyện vọng, lợi ích của giai cấp công nhân - nông dân - trí thức và các tầng lớp khác trong xã hội.

Thứ tư, trong quá trình hoạch định chủ trương, chính sách cụ thể, cần phải xác định đúng đối tượng của chủ trương, chính sách, hoàn cảnh lịch sử cụ thể, điểu kiện kinh tế - xã hội, vai trò vị trí, mối quan hệ của đối tượng đó với các thành phần của liên minh và các tầng lớp xã hội khác v.v… cũng như làm tốt khâu dự đoán những tác động (cả mặt tốt cũng như mặt chưa tốt) và có những phương án dự phòng. Khi đã đưa ra những chủ trương, chính sách, những chương trình, dự án cần phải có chế độ giám sát chặt chẽ việc thực hiện, để phát huy những điểm hợp lý, sửa đổi kịp thời những điểm chưa phù hợp, chống tham nhũng và lãng phí. Khắc phục tình trạng thực hiện chủ trương, đường lối liên minh giai cấp một cách hình thức, phô trương

Phải nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của pháp luật trong thực tế đời sống xã hội; tránh tình trạng không ít chủ trương, chính sách của Đảng về kinh tế, chính trị, xã hội chưa được thể chế hoá một cách đầy đủ; vẫn còn tình trạng "phép vua thua lệ làng" hoặc "trên bảo dưới không nghe". Đẩy nhanh tiến trình thể chế hoá các chủ trương chính sách của Đảng về kinh tế, chính trị, xã hội gắn với cải cách nền hành chính nhà nước, xây dựng nền công vụ trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực, hiệu quả. Từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật, góp phần giải quyết những vấn đề bức xúc mà thực tiễn cuộc sống đang đặt ra, đáp ứng yêu cầu xây dựng và quản lý đất nước thời kỳ mới, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ năm: Cần phải tạo ra những điểu kiện thuận lợi hơn nữa để tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị, nhằm bảo đảm thực hiện việc lãnh đạo và tổ chức đạt hiệu quả cao nhất trong củng cố, tăng cường liên minh công - nông - trí.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế, có cơ chế huy động người dân tham gia vào quá trình quản lý của Nhà nước. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, quyền lãnh đạo chính trị thuộc về giai cấp công nhân và chỉ thuộc về giai cấp công nhân mà thôi, nhưng thực lực của Nhà nước thì không thể chỉ bắt nguồn từ giai cấp công nhân mà là bắt nguồn từ sự liên minh giữa công-nông-trí và các tầng lớp nhân dân khác. Trên cơ sở đó, Nhà nước xã hội chủ nghĩa mới có một nền tảng xã hội vững chắc, mới thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ lịch sử trọng đại của mình.

Nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc tuyên truyền, giáo dục và tổ chức tham gia của người dân đối với việc xây dựng chính sách, pháp luật.

Quan hệ của Nhà nước đối với công nhân phải thể hiện rõ ở chính sách khuyến công, ở chỗ tiếp tục hoàn thiện các thể chế, luật nhất là Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Công đoàn; về chính sách thuế, đất đai, tài chính - tín dụng; về bảo hiểm, y tế, giáo dục, v,v...

Quan hệ Nhà nước với nông dân, chủ yếu thể hiện qua hệ thống "chính sách khuyến nông", qua bộ máy nhà nước và các tổ chức khuyến nông, qua các cơ sở kinh tế nhà nước. Các luật và chính sách quan trọng nhất trực tiếp tác động hàng ngày và lâu dài đến kinh tế nông nghiệp, nông dân và nông thôn, như: Luật chính sách và cơ chế sở hữu, sử dụng, chuyển nhượng, thừa kế… đất đai, rừng…; Luật và chính sách, cơ chế đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn (đầu tư vốn và cho vay với lãi suất ưu đãi, vật tư kỹ thuật, kết cấu hạ tầng, khoa học công nghệ mới, cải tiến quản lý, cán bộ; Luật về chính sách giá cả nhất là giải quyết "cảnh kéo" giữa giá nông sản hàng hoá với giá hàng công nghiệp, giá của khoa học công nghiệp, trợ giá khi cần thiết…; Luật và chính sách thuế sử dụng đất đai, rừng,v,v,… Thuế phải hợp lý, công bằng; miễn giảm đúng đắn; thuế không chỉ là đóng góp thu lợi cho Nhà nước, mà thuế còn phải khuyến khích cho sản xuất. Luật và chính sách tiêu thụ, chế biến, bảo quản, bảo hiểm nông sản, bảo hiểm sản xuất nông nghiệp. Bởi vì,

nông nghiệp không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là một ngành mang ý nghĩa sinh thái - xã hội đặc biệt.

Ra sức bồi dưỡng sức dân ở nông thôn và phát huy vai trò giai cấp nông dân trong sự nghiệp đổi mới, tập trung sự chỉ đạo và các nguồn lực cần thiết cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; thực hiện tốt các chính sách về ruộng đất, phát triển nông nghiệp toàn diện, tiêu thụ nông sản hàng hoá, bảo hiểm sản xuất và bảo hiểm xã hội; phát huy lợi thế từng vùng, giúp đỡ vùng khó khăn; phân bổ dân cư theo quy hoạch, phát triển ngành nghề, giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, xây dựng nông thôn mới.

Đối với trí thức, trước hết, cần đổi mới và hoàn chỉnh những luật và chính sách có liên quan trực tiếp đến sở hữu trí tuệ. Ví dụ: các luật và chính sách về phát triển khoa học và công nghệ, về bản quyền tác giả, về giáo dục và đào tạo, về báo chí - xuất bản, về văn học nghệ thuật. Qua đó, mà đổi mới cả về đào tạo, sử dụng lẫn đại ngộ… ngày càng đúng đắn với hiệu quả ngày càng cao nhằm phát huy những tiềm năng của trí thức; đặc biệt là hướng vào liên kết, hợp tác phục vụ công - nông, gắn với cơ sở sản xuất và đời sống của toàn xã hội. Tổ chức lại hệ thống các cơ quan hoạt động khoa học và công nghệ, trong đó các trung tâm tầm cỡ quốc gia, phát huy tác dụng của những cơ quan và các nhà khoa học đầu đàn, tiềm năng của đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ trẻ; tăng cường hợp tác khoa học trong nước. Đổi mới trí thức, tạo điểu kiện thuận lợi để thu nhận thông tin, tiếp cận các thành tựu mới của khoa học, công nghệ và văn hoá thế giới, nâng cao trình độ chính trị, kiến thức chuyên môn. Khuyến khích tự do sáng tạo, phát minh, cống hiến. Phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng đúng và đãi ngộ xứng đáng các tài năng. Phát huy năng lực của trí thức trong việc thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu của Nhà nước và xây dựng đường lối, chủ trương chính sách pháp luật .

Đẩy nhanh tiến trình cải cách hành chính, đặc biệt coi trọng đổi mới nội dung và hình thức, đổi mới phương thức hoạt động của các tổ chức trong hệ

thống chính trị mà công nhân - nông dân - trí thức đã tham gia, như: Liên đoàn Lao động, Hội Nông dân và các Hội của trí thức, làm cho các tổ chức đó phát huy được đầy đủ vai trò chức năng của mình trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng và củng cố liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

Một phần của tài liệu Liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức Việt Nam điều kiện mới (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w