Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa với những nhu cầu mới về tăng cường liên minh công nông trí

Một phần của tài liệu Liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức Việt Nam điều kiện mới (Trang 66)

nhu cầu mới về tăng cường liên minh công- nông- trí

6.2.1.Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa với những nhu cầu mới về tăng cường liên minh công - nông - trí

Đẩy mạnh CNH,HĐH nông nghiệp nông thôn, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa. Qua đó phá vỡ sự trì trệ, lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp sản xuất nhỏ, góp phần giải quyết tốt việc làm tại chỗ, tạo ra nguồn thu nhập mới và cao hơn cho nông dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tiếp cận với văn minh và được hưởng thụ các phúc lợi xã hội. Làm thay đổi nếp sống, nếp nghĩ của người nông dân. Nông thôn có thay đổi, đời sống nông dân có tăng lên tạo ra thị

trường cho công nghiệp. Do đó, tạo ra sự gắn bó của giai cấp công nhân với giai cấp nông dân một cách tự nhiên trên nhiều mặt của đời sống xã hội, góp phần xóa sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn.

Đẩy mạnh sự nghiệp CNH,HĐH tạo ra nhu cầu rộng rãi để ứng dụng tri thức khoa học và công nghệ, nhằm phát huy mạnh mẽ vai trò của tri thức khoa học. Đội ngũ trí thức sẽ góp phần đào tạo lao động công nhân, nông dân, đem những thành tựu của khoa học- công nghệ ứng dụng những vào trong sản xuất trên quy mô lớn tạo ra năng suất cao, chất lượng tốt, góp phần tích cực vào xóa đói, giảm nghèo, cải thiện môi trường xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của công nhân và nông dân. Xóa bỏ ranh giới giữa lao động trí óc và lao động chân tay, gắn bó trí thức với công-nông, công-nông hóa trí thức, tạo ra sự liên kết khăng khít không thể tách rời giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

Đẩy mạnh CNH,HĐH đòi hỏi trình độ, chất lượng và tính chất lao động của công nhân, nông dân, trí thức có nhiều thay đổi. Xu hướng trí thức hóa công nhân, nông dân trở thành xu hướng chủ đạo. Trí thức hóa công- nông, hữu sản hóa một bộ phận công nhân, trung lưu hóa một bộ phận trí thức, trung nông hóa một bộ phận trung nông kéo theo nhiều biến đổi của liên minh công - nông - trí. Những tầng lớp và nhóm xã hội mới nổi, tác động của nó trong hệ thống kinh tế- xã hội đã dẫn tới những biến đổi tính chất và nội dung của liên minh công - nông - trí, nhất là sự xuất hiện đội ngũ doanh nhân.

Quan hệ lợi ích giữa công nhân, nông dân và trí thức có một số biểu hiện mới, phức tạp. Bên cạnh sự thống nhất về lợi ích kinh tế, xuất hiện những mâu thuẫn lợi ích ở mức độ nhất định, như tình trạng tranh chấp việc làm, tranh chấp kinh tế, sự chênh lệch trong việc thụ hưởng phúc lợi xã hội; sự thiếu công bằng trong việc sử dụng tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội; sự phân hóa về thu nhập, mức sống giữa các giai tầng đó và ngay trong nội bộ mỗi giai cấp, mỗi tầng lớp, đội ngũ. Điều này đang tác động tới sự đoàn kết, thống nhất của khối liên minh công- nông- trí thức. Giải quyết những vấn đề

phức tạp, bức xúc như nói trên góp phần thúc đẩy CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn, tăng cường khối liên minh công - nông - trí thức.

6.2.2.Đô thị hóa với những nhu cầu về tăng cường liên minh công - nông - trí

Đối với nông nghiệp nông thôn, đô thị hóa là cơ hội rút ngắn sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, đem đến những vận hội mới cho nông dân. Đô thị hóa góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, nâng chất lượng sống của nhân dân, làm thay đổi phương thức sản xuất, thay đổi hạ tầng. Quá trình đô thị hóa và việc di dân nông thôn ra thành phố đòi hỏi sự tiếp thụ dần dần những mẫu mực và giá trị mới làm đổi mới nhận thức của người nông dân, buộc họ phải có văn hóa, kỹ thuật, phải biết du nhập cách sống hiện đại, văn minh, sử dụng những trang thiết bị hiện đại. Do đó làm cho công nhân và nông dân ngày càng xích lại gần nhau hơn trong mọi mặt của đời sống.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, quá trình đô thị hóa cũng phát sinh nhiều vấn đề xã hội. Nông dân mất đất, thất nghiệp, phân hóa giàu nghèo trong mỗi giai cấp và đội ngũ tăng lên. Tất cả các yếu tố này đang tác động làm biến đổi mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội ở đô thị, nhất là có thể gây lỏng lẻo mối quan hệ giữa giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức.

Trước mắt, quy hoạch và đô thị hóa phải có tầm nhìn dài hạn và lộ trình thực hiện; quy hoạch và đô thị hóa phải có sự tham gia của người dân và các tổ chức xã hội; quy hoạch và đô thị hóa phải tính đến lợi ích của các bên liên quan: Nhà nước, xã hội, cộng đồng dân cư và người dân. Nhà nước có trách nhiệm chuẩn bị kế hoạch sử dụng đất, chuyển đổi mục tiêu sử dụng đất và phải chủ động đào tạo nghề cho người dân nhất là nông dân để chuyển dịch cơ cấu lao động.

Việc nâng cấp các đô thị hiện có và xây dựng các đô thị mới gắn liền với sự phát triển công nghiệp và dịch vụ phù hợp với điều kiện, đặc điểm, đặc

thù của từng vùng, từng địa phương nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đem lại cuộc sống ấm no cho nhân dân, trên cơ sở đó mối quan hệ giữa giai cấp công nhân- nông dân- trí thức ngày càng bền vững, làm chỗ dựa cho khối đại đoàn kết toàn dân, đẩy nhanh công cuộc xây dựng việt Nam thành một nước giàu mạnh,văn minh và phát triển.

6.3. Cách mạng khoa học-công nghệ, phát triển kinh tế tri thức vớinhững đòi hỏi mới của liên minh công-nông-trí những đòi hỏi mới của liên minh công-nông-trí

Một phần của tài liệu Liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức Việt Nam điều kiện mới (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w