Những chủ trương của Đảng nhằm xây dựng, củng cố khối liên minh trong công cuộc đổi mới đất nước

Một phần của tài liệu Liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức Việt Nam điều kiện mới (Trang 51)

minh trong công cuộc đổi mới đất nước

* Xây dựng, củng cố liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức là một nguyên tắc chiến lược quyết định thắng lợi của Cách mạng Viêt Nam

Năm 1991, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, Đảng ta khẳng định rõ: “Xây dựng nhà nước Xã hội chủ nghĩa, nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo”2.

Đến Đại hội IX, Đảng ta khẳng định rõ đoàn kết dân tộc trên nền tảng khối liên minh công nhân, nông dân, trí thức là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh và động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Tại Đại hội XI, năm 2011, Đảng ta vạch rõ: Đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng, là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

* Đảng có những chủ trương đúng đắn về phát triển kinh tế công nghiêp, nông nghiêp làm cơ sở cho viêc xây dựng liên minh công-nông-trí.

Trên cơ sở quan điểm của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng ( khóa IV), tháng 9 năm 1979, về “khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong các hợp tác xã nông nghiệp” (khoán 100), Chỉ thị 26/CP của

Hội đồng Chính phủ về mở rộng hình thức thưởng tiền trong các đơn vị sản xuất – kinh doanh nhà nước, Đại hội Đảng lần thứ VI và sau đó Hội nghị Trung ương lần thứ hai đã có quyết định đổi mới toàn diện và đồng bộ chính sách đối với nông nghiệp và nông dân nhằm giải phóng sức lao động ở nông thôn.

Tiếp theo, Bộ Chính trị có Nghị quyết 10 về đổi mới quản lý nông nghiệp, nhằm hướng dẫn giải quyết tốt mối quan hệ trong nội bộ hợp tác xã theo hướng hoàn thiện cơ chế khoán sản phẩm cuối cùng đến người lao động, cải tiến công tác hạch toán và phân phối thu nhập để động viên nhiệt tình của nông dân. “Khoán 10” đã động viên cổ vũ nông dân bỏ công, bỏ vốn kinh doanh, sản xuất nhiều nông sản hàng hóa. Khoán 10 đã đi vào nông thôn, làm cho bộ mặt nông thôn, nông nghiệp và nông dân có nhiều biến đổi. “Khoán 10” làm xuất hiện động lực mới trong sản xuất, tạo ra sự gắn bó trực tiếp giữa người lao động với tư liệu sản xuất, giữa lao động và thu nhập, đưa lại hiệu quả sản xuất – kinh doanh.

*Điều chỉnh phương hướng và bước đi của công nghiêp hóa, tập trung sức phát triển nông nghiêp coi nông nghiêp thực sự là mặt trận hàng đầu.

Từ Đại hội VI đến hết Đại hội VII, việc xếp lại nền kinh tế quốc dân theo một cơ cấu hợp lý, Đất nước đã vượt qua khó khăn thử thách, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường ổn định chính trị, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội, đưa nước ta cơ bản thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng.

Đại hội VIII của Đảng đề ra chương trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước; Đại hội IX, X và XI khẳng định tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH, trong đó nhấn mạnh, CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Đồng thời, từ đại hội VII đến Đại hội XI, Đảng ta đều nhấn mạnh: Giáo dục đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu. Hơn nữa, cần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhờ đó mà khối liên minh công – nông – trí thức không ngừng được củng cố và hoàn thiện.

* Trên lĩnh vực văn hóa – xã hội

Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết quan trọng thể hiện những vấn đề cơ bản của liên minh công-nông-trí trên lĩnh vực văn hóa xã hội như: Nghị quyết Trung ương bốn (khóa VII), Nghị quyết Trung ương hai (khóa VIII), Nghị quyết Trung ương 6 (Khóa IX) về phát triển giáo dục và đào tạo; Nghị quyết trung ương Năm khóa VIII về xây dựng nền văn hóa tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Nghị quyết Trung ương 6 (khóa X) về xây dựng đội ngũ trí thức, Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về giáo dục-đào tạo, Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) về văn hóa, v,v … Các văn kiện và Nghị quyết này đã giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến xây dựng liên minh công-nông-trí. Trong đó, Đảng ta tập trung vào những nội dung căn cốt về đổi mới giáo dục đào tạo; về xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam.

*Xây dựng, phát triển các chủ thể trong khối liên minh Công-Nông-Trí

Lần đầu tiên Đảng ta đã có các Nghị quyết dành riêng cho từng chủ thể trong khối liên minh như các Nghị quyết Trung ương sáu, bảy (khóa X).

- Về giai cấp công nhân, Đảng ta khẳng định: Xây dựng giai cấp công nhân nước ta lớn mạnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị, của mỗi người công nhân và của toàn xã hội.

- Về giai cấp nông dân, Đảng ta chủ trương xây dựng giai cấp nông dân gắn liền với vị trí chiến lược của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng giai cấp nông dân là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

- Về đội ngũ trí thức. Đảng ta chủ trương xây dựng đội ngũ trí thức lớn mạnh, đạt chất lượng cao, số lượng và cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát

triển đất nước, từng bước tiến lên ngang tầm với trình độ của trí thức các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới. Gắn bó vững chắc giữa Ðảng và Nhà nước với trí thức, giữa trí thức với Ðảng và Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh công - nông - trí.

4.1.2. Đảng ta chỉ đạo xây dựng mô hình thí điểm nhằm phát triểnkhối liên minh công – nông – trí trong thời kỳ đổi mới

Một phần của tài liệu Liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức Việt Nam điều kiện mới (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w