Củng cố, phát triển liên minh công-nông, hoàn thiện mô hình mới về “tam nông” trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc

Một phần của tài liệu Liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức Việt Nam điều kiện mới (Trang 27)

mới về “tam nông” trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.

Đảng Cộng sản Trung Quốc chủ trương muốn giải quyết tốt vấn đề “tam nông” phải quán triệt sự chỉ đạo về lý luận liên minh công-nông của chủ nghĩa Mác cùng với việc tham khảo lịch sử hiện đại hóa của các nước trên thế giới và đi sâu nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm thực tiễn 30 năm trước công cuộc cải cách mở cửa. Tương quan với “tam nông” là “tam công”, tức công nghiệp, công khu (thành thị), công nhân. Lộ trình căn bản để giải quyết vấn đề “tam nông” là từng bước thực hiện công nghiệp hóa, sản nghiệp hóa nông nghiệp, thành thị hóa nông thôn, công nhân hóa, thị dân hóa nông dân. Có thể tóm lược những kinh nghiệm của Trung Quốc đạt được trong vấn đề này như sau:

Một là: Về công nghiêp hóa, sản nghiêp hóa nông nghiêp

Từ kinh nghiệm của các nước phát triển trên thế giới, Trung Quốc đã tập trung thực hiện điều quan trọng nhất là đẩy mạnh công nghiệp hóa, sản nghiệp hóa nông nghiệp. Họ dùng phương pháp hiện đại hóa sản xuất công nghiệp, phương pháp quản lý công nghiệp, quản lý doanh nghiệp, để cải tạo lao động thủ công cá thể phân tán truyền thống, cách làm ăn theo mùa dựa vào thời tiết, làm cho sản xuất nông nghiệp được xã hội hóa, cơ giới hóa, quy mô hóa, tập ước hóa (kinh doanh theo chiều sâu) chuyên nghiệp hóa, điều khiển hóa, khoa học hóa, thương phẩm hóa, thị trường hóa và nhất thể hóa sản xuất tiêu thụ. Tức là dốc sức sáng tạo để đạt được “mười hóa” như trên, nhằm đạt được mục tiêu làm cho hiện đại hóa nông nghiệp trở thành sản nghiệp hiện đại hóa, giống như hiện đại hóa công nghiệp.

Hai là: Về vấn đề thành thị hóa, thành phố và thị trấn hóa nông thôn

Đảng Cộng sản Trung Quốc đều nhấn mạnh rằng Trung Quốc phải đi theo con đường thành phố và thị trấn hóa đặc sắc Trung Quốc, thúc đẩy tất cả

các thành phố nhỏ phải điều chỉnh sự phát triển. Họ chủ trương dưới sự dẫn dắt của thành phố, cần tăng cường xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa, làm cho nông thôn có thể đạt đến trình độ được khái quát bằng 20 chữ: “sản xuất phát triển, đời sống sung túc, nông thôn văn minh, môi trường sạch sẽ, quản lý dân chủ”. Xây dựng tốt nông thôn, và tương lai sẽ đạt đến trình độ dịch vụ đa dạng phong phú như thành phố, đó chính là “thành phố trong nông thôn”. Quan hệ giữa thành phố và nông thôn của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc một mặt vừa là “nông thôn trong thành phố”, mặt khác cũng là “thành phố trong nông thôn”. Đây chính là sáng tạo mới trong xây dựng khối liên minh công-nông của Trung Quốc.

Ba là: Về công nhân hóa, thị dân hóa nông dân

Từ ngày cải cách mở cửa đến nay, tăng cường sức mạnh của khối liên minh công-nông, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra hai chính sách mới, hai việc làm mới để công nhân hóa, thị dân hóa nông dân.

Thứ nhất, trong quá trình phát triển các thành phố lớn, vừa và nhỏ, từng bước thu hút ngày càng đông đảo lực lượng nông dân công, tạo nên đội quân lao động nông dân công đặc sắc Trung Quốc, mang đầy đủ đặc tính cần cù, nhẫn nại, chịu khó, cần kiệm, thông minh của người nông dân truyền thống Trung Quốc.

Thứ hai, khi phát triển các thành phố vừa và nhỏ, nhập các huyện lỵ xung quanh thành phố vào thành phố và do thành phố quản lý, sau một số năm phát triển kinh tế huyện lỵ, làm cho huyện lỵ trở thành nội thành và vùng ven đô. Cách làm này làm cho người nông dân ở huyện đều trở thành thị dân.

2.3. Hợp tác xã hội và chính sách đối với công nhân, nông dân, tríthức ở những nước theo chủ thuyết dân chủ xã hội: đặc điểm, thành thức ở những nước theo chủ thuyết dân chủ xã hội: đặc điểm, thành công, hạn chế và tham khảo đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức Việt Nam điều kiện mới (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w