Tích cực tham gia vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm phong phú thêm nền văn

Một phần của tài liệu Liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức Việt Nam điều kiện mới (Trang 42)

dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm phong phú thêm nền văn hóa Việt Nam.

Theo kết quả thống kê bước đầu, sau 15 năm tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) về văn hóa, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc được đẩy mạnh. Đến nay, trên cả nước đã

có gần 3.000 di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh được xếp hạng Di tích cấp quốc gia và hàng ngàn Di tích cấp tỉnh. Trong đó có 7 di sản vật thể và 4 di sản phi vật thể được UNESCO công nhận là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới.

Ngoài ra, còn nhiều di sản thiên nhiên đạt các danh hiệu khác: Di sản ký ức thế giới, vịnh đẹp nhất thế giới, khu dự trữ sinh quyển thế giới, vườn quốc gia ASEAN. Nhiều di sản đăng ký vào danh mục dự kiến đề cử công nhận di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới.

Ở nhiều địa phương, tỉnh thành, hệ thống di tích lịch sử - văn hóa, hệ thống di tích danh thắng được bảo tồn và phát huy các giá trị, gắn với các hoạt động du lịch, xây dựng và phát triển làng nghề, làng sinh thái, làng văn hóa, làng thể thao, làng văn nghệ vv…Văn hóa truyền thống đang góp phần phục vụ có hiệu quả cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, cho việc xây dựng nông thôn mới.

Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được thể hiện thông qua những việc làm cụ thể của cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân ở cơ sở. Như: Tôn trọng và bảo vệ di sản văn hóa – nghệ thuật, ngôn ngữ, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tốt đẹp của địa phương; củng cố mối quan hệ cộng đồng; bảo vệ tình làng nghĩa xóm; phê phán cái sai, cái xấu, các ác, hướng con người tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp. Thông qua các hoạt động giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, các cộng đồng cư dân nói chung, mỗi thành viên của cộng đồng nói riêng; trong đó, công nhân, nông dân, trí thức là lực lượng nòng cốt, không chỉ thể hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của mình, mà còn thể hiện năng lực, sáng tạo, sự đồng lòng, đồng sức.

* Mô hình phổ biến trong thực hiện liên minh công-nông-trí có các dạng sau:

- Các thành viên của liên minh công-nông-trí tự nguyên tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương. Nhờ đó, di tích lịch sử văn hóa được bảo tồn, các loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian,

các hoạt động vui chơi giải trí, thể thao truyền thống, v.v… trong lễ hội được bảo tồn, phát triển. Trong lễ hội, ở nhiều nơi, người ta còn tổ chức các hoạt động từ thiện, như giúp tiền cho những người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa, mở phòng khám chữa bệnh cho người nghèo, như ở hội đền Nguyễn Trung Trực (Rạch Giá), hội núi Sam (Châu Đốc), hội chùa Bà (Sông Bé), v.v…Trong mô hình này, các nghệ nhân dân gian, của đội ngũ trí thức địa phương, của cư dân sở tại, mà chủ yếu là người nông dân, có vai trò trong tái hiện lịch sử và các sinh hoạt văn hóa truyền thống, trò chơi, điệu múa, các nghi lễ tín ngưỡng v.v…

- Chính quyền địa phương, người dân, doanh nghiêp đóng trên địa bàn, doanh nghiêp là người địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội cùng tham gia thực hiên bảo tồn và phát triển di sản văn hóa truyền thống. Ở đây, các thành viên của liên minh công-nông-trí đóng vai trò là chủ thể thực hiện, trên các cương vị mới (đại diện cho chính quyền địa phương, doanh nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội (Thanh niên, Phụ nữ, Người cao tuổi…) người dân địa phương v.v…Một mô hình điển hình về phục hồi và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống là mô hình Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu Liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức Việt Nam điều kiện mới (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w