Thực trạng liên minh công-nông-trí về kinh tế

Một phần của tài liệu Liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức Việt Nam điều kiện mới (Trang 36)

3.2.1. Xác định đúng thực trạng, tiềm năng kinh tế, cơ cấu kinh tế gắnliền với xu hướng phát triển của công nhân, nông dân, trí thức và toàn xã liền với xu hướng phát triển của công nhân, nông dân, trí thức và toàn xã hội.

Bước vào thời kỳ đổi mới, cơ cấu kinh tế chung của cả nước mà Đảng ta đã xác định là "công - nông nghiêp - dịch vụ". Sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế được diễn ra theo hướng công nghiêp hóa, hiên đại hóa; hội nhập quốc tế; từng bước phát trển kinh tế tri thức.

Giai cấp công nhân đã tăng lên mạnh mẽ chiếm tỷ lệ lớn đáng kể 21% tổng số lao động và 11% dân số cả nước. Giai cấp công nhân Việt Nam đã đóng góp được hơn 60% tổng sản phẩm xã hội và 70% ngân sách nhà nước. Giai cấp công nhân Việt Nam đang là lực lượng đi đầu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và là lực lượng sản xuất quan trọng nhất của xã hội. Xu hướng đa dạng hóa giai cấp công nhân không chỉ phát triển theo thành phần kinh tế, mà còn phát triển theo xu hướng đa dạng hóa các ngành kinh tế với sự xuất hiện của nhiều lĩnh vực, ngành nghề mới. Tuy vậy, Tuy nhiên giai cấp công nhân cũng có những hạn chế nhất định trong việc phát huy vai trò nòng cốt của liên minh công -nông -trí.

Đối với giai cấp nông dân, cũng đã có sự thay đổi hết sức mạnh mẽ. Đó chính là xu hướng giảm tương đối và tuyệt đối số lượng nông dân; xu hướng đa dạng hóa trong cơ cấu giai cấp nông dân nước ta.

Trong gần 30 năm đổi mới vừa qua, so với các chủ thể khác của liên minh, giai cấp nông dân là giai cấp có sự phân hoá mạnh nhất. Một bộ phận khá lớn làm thuê theo mùa vụ; một số khác thành thợ tiểu thủ công ở những địa bàn có những làng nghề truyền thống được phục hồi và phát triển; một tỷ lệ nhỏ (so với tổng số nông dân hiện có) vươn lên thành chủ trang trại, trong đó có những người đã trở thành tỷ phú nhờ biết cách ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và thích ứng với cơ chế thị trường. Bên cạnh đó, một số nông dân bị mất hết ruộng đất, trở thành người chuyên làm thuê với cuộc sống rất khó khăn do thu nhập quá thấp và việc làm không ổn định; một số khác rơi vào tình trạng bần cùng do không có năng lực tổ chức sản xuất hoặc rơi vào tệ nạn cờ bạc, rượu chè, v,v…

Điều đáng lưu ý là, cho đến nay, hầu hết nông dân nước ta chưa có đủ kiến thức, kinh nghiệm, tiền vốn và các điều kiện cần thiết khác để làm chủ các thành tựu khoa học - kỹ thuật và thích ứng linh hoạt với sự biến động thường xuyên của thị trường. Để bảo đảm hài hòa về lợi ích trong các liên minh, liên kết kinh tế, hơn ai hết, họ cần sự quan tâm hỗ trợ từ các chủ thể tham gia khác, đặc biệt là từ nhà nước.

Tầng lớp trí thức trong gần 30 năm đổi mới cũng có sự tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng. Sự nghiệp đổi mới kinh tế-xã hội của đất nước đòi hỏi một đội ngũ trí thức ngày càng đông đảo. Những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự học tập của mọi người, nâng cao nhận thức văn hóa khoa học, làm cho nhiều người có khả năng đạt tới trình độ trí thức. Điều kiện thuận lợi đó cùng với truyền thống hiếu học, luôn mong mỏi và phấn đấu học tập vươn lên có bằng cấp, có trình độ cao của dân tộc ta đã làm cho đội ngũ trí thức nước ta trong những năm qua tăng lên nhanh chóng. Bên cạnh đó, định hướng phát triển kinh tế tri thức trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập cũng tác động làm cho đội ngũ trí thức nước ta phát triển.

3.2.2. Hình thành và đa dạng hóa các hình thức hợp tác, liên kết, giaolưu kinh tế giữa công nhân, nông dân, trí thức; giữa công nghiệp, nông lưu kinh tế giữa công nhân, nông dân, trí thức; giữa công nghiệp, nông nghiệp, khoa học công nghệ và các dịch vụ khác, và giữa các vùng miền.

- Liên kết ngang: Đó là liên kết giữa các thành viên ở cùng một cấp trong chuỗi sản xuất. Nông dân liên kết trong những tổ hợp tác, hợp tác xã. Qui mô sản xuất lớn hơn, chất lượng sản phẩm đồng nhất, chi phí đầu vào thấp hơn do được hợp đồng trực tiếp với công ty cung cấp nguyên liệu với số lượng lớn, có chiết khấu cao, được công ty chế biến tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật cũng như bao tiêu sản phẩm đầu ra, được cung cấp thông tin kịp thời. Ở quy mô toàn quốc cũng đã hình thành những tổ chức liên kết cấp vĩ mô, như Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Hội Nghề cá Việt Nam (VINAFIS), Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), v,v,…

- Liên kết dọc: Đó là liên kết giữa hai hay nhiều thành viên tham gia chuỗi sản xuất ở các cấp khác nhau (giữa các khâu trong chuỗi giá trị) thông qua các hợp đồng được đảm bảo bởi pháp luật, như liên kết giữa nhà cung cấp đầu vào với người sản xuất, liên kết giữa nhà sản xuất nguyên liệu với công ty chế biến.

- Liên kết “nhiều nhà”: Theo cách tiếp cận chuỗi giá trị, để phát triển bền vững chuỗi sản phẩm thì ngoài liên kết ngang và liên kết dọc nêu trên còn có sự hỗ trợ riêng lẻ cho từng tác nhân trong chuỗi như về kỹ thuật từ các Viện, Trường, cán bộ khuyến nông, công ty cung ứng vật tư đầu vào, công ty chế biến về xúc tiến thương mại, kiểm soát thị trường và chất lượng; hoặc ngân hàng hỗ trợ về vỗn cho cho toàn chuỗi, chính sách từ chính quyền địa phương các cấp. Đây là mối liên kết “nhiều nhà”, một đảm bảo cao hơn cho sự phát triển bền vững chuỗi ngành hàng.

- Liên kết khu vực: Đây là liên kết giữa các nhà sản xuất cùng ngành hàng trong cùng khu vực địa lý được hình thành nhằm cân bằng cung-cầu sản phẩm trên thị trường, tránh khủng hoảng “thừa - thiếu” sản phẩm, dự báo thị trường tốt hơn thông qua qui hoạch sản xuất bảo đảm cân đối cung-cầu, ổn định chi phí và giá, tạo dựng thương hiệu, đặc biệt là sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu Liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức Việt Nam điều kiện mới (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w