Sau gần 30 năm đổi mới, đất nước đã có nhiều đổi thay về căn bản. Đời sống kinh tế, cơ cấu của các tầng lớp xã hội có bước phát triển về chất, nhưng chưa bao giờ giai cấp công nhân, nông dân và trí thức Việt Nam đứng trước những cơ hội, thách thức và yêu cầu cao như hiện nay.
Giai cấp công nhân Viêt Nam tăng về số lượng và nâng cao về chất lượng, có sự thay đổi, đa dạng về cơ cấu giai cấp. Có sự phân hóa giàu nghèo trong giai cấp công nhân ngày một tăng lên. Giai cấp nông dân cũng có sự biến đổi, đa dạng cơ cấu giai cấp. các tầng lớp nông dân- công nhân, nông dân- trí thức, nông dân- tiểu thương, nông dân- thợ thủ công, nông dân-chủ trang trại, nông dân- làm dịch vụ, nông dân thất nghiệp dần dần hình thành. Phân hóa giàu nghèo trong nông dân càng trở nên trầm trọng. Về tầng lớp trí thức: Toàn cầu hoá và cách mạng khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ, tri thức, khoa học và công nghệ không chỉ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là động lực quan trọng hàng đầu của sự phát triển kinh tế - xã hội, mà còn trở thành nguồn tài nguyên quý giá hơn nhiều so với các nguồn tài
nguyên khác. Yêu cầu phát triển mạnh mẽ nguồn nhân lực có chất lượng cao, trong đó có đội ngũ trí thức, đang đặt ra là hết sức bức thiết.
Toàn cầu hóa và hội nhập làm cho mối quan hệ giữa các giai cấp, giai tầng trong xã hội Việt Nam hiện nay vừa có nhiều thuận lợi, vừa có nhiều khó khăn, thách thức trong củng cố, tăng cường liên minh công-nông-trí.