Nhận thức và hướng giải quyết mối quan hệ giữa liên minh công nông-trí với xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong điều kiện mớ

Một phần của tài liệu Liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức Việt Nam điều kiện mới (Trang 96)

nông-trí với xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong điều kiện mới

Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc về thực chất là thể hiện tư tưởng “lấy dân làm gốc”, thể hiện quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đây cũng chính là nội dung của một trong bốn bài học kinh nghiệm rất quan trọng đã được Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VI (1986) tổng kết rút ra. Quán triệt quan điểm “nước lấy dân làm gốc” hay “dân là gốc của nước” nên suốt gần một thế kỷ qua Đảng và Nhà nước ta luôn chăm lo đến “gốc” theo quan điểm “gốc có vững cây mới bền”, dân có giàu nước mới mạnh.

Ở nước ta, nói tới xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức là không tách rời với vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có trách nhiệm tập hợp công nhân, nông dân, trí thức trong khối đại đoàn kết chung toàn dân tộc. Đảng lãnh đạo luôn giữ vững bản chất giai cấp công nhân và vai trò tiên phong chính trị, lãnh đạo khối liên minh. Nhà nước là công cụ làm chủ của nhân dân, phục vụ lợi ích nhân dân và cùng có trách nhiệm xây dựng, củng cố khối liên minh công nhân, nông dân, trí thức. Các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp nước ta là nơi tập hợp đông đảo các giới, thành phần xã hội rất phong phú, đa dạng có vai trò rất quan trọng cùng với Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xây dựng, củng cố không chỉ khối liên minh công nhân, nông dân, trí thức mà cả xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Trên thực tế hiện nay, công nhân, nông dân, trí thức và cả doanh nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng ngày một tham gia đông đảo hơn vào cơ cấu của hệ thống chính trị như tổ chức đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị -xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội –nghề nghiệp.

Đây thực sự là một liên minh có tổ chức, có lãnh đạo. Trên cơ sở, nền tảng đó mà tập hợp các giai cấp, các dân tộc, các tôn giáo, mọi thành phần xã hội khác, người Việt Nam ở trong nước và người Việt Nam ở ngoài nước trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sức mạnh, nguồn động lực để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cần tiếp tục đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là hết sức quan trọng trong việc củng cố khối liên minh giữa công nhân, nông dân, trí thức (doanh nhâ) với xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện rộng rãi tập hợp, đoàn kết giai cấp công nhân, nông dân, trí thức cùng các thành phần xã hội khác thì trước hết phải cùng với Đảng, Nhà nước chăm lo đến xây dựng giai cấp công nhân, nông dân, đội ngũ trí thức. Cụ thể hơn là chăm lo đổi mới, hoàn thiện các chính sách, pháp luật liên quan đến công nhân, nông dân, trí thức để bảo đảm không chỉ sự phát triển về kinh tế, để các giai cấp, thành phần xã hội được đóng góp sức mình nhiều hơn cho xã hội mà còn bảo đảm sự hài hòa về các quan hệ lợi ích. Chỉ có trên cơ sở thống nhất, hài hòa về lợi ích giữa công nhân, nông dân, trí thức (doanh nhân) và các thành phần xã hội khác mới nói đến sự đồng thuận và tương đồng trong thực tế. Đây chính là cái bảo đảm vững chắc nhất không chỉ cho khối liên minh mà cả khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Một phần của tài liệu Liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức Việt Nam điều kiện mới (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w