LIÊN MINH CÔNG - NÔNG - TRÍ TỪ NAY ĐẾN NĂM 20206.1. Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 6.1. Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với tăng cường liên minh công - nông - trí
Đảng ta dự kiến đến năm 2020, phấn đấu cơ bản hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo các tiêu chuẩn phổ biến của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; bảo đảm tính đồng bộ giữa thể chế kinh tế và thể chế chính trị, giữa nhà nước và thị trường; bảo đảm sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, phát triển con người, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển xã hội bền vững; chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế gắn với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.
Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế thị trường làm nảy sinh nhiều vấn đề ảnh hưởng đến liên minh công-nông-trí. Thí dụ: sự biến đổi cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo, nhiều bất công xã hội, nghịch lý nảy sinh, v,v….
Nhà nước cần thay mặt xã hội điều tiết kinh tế thị trường theo hướng bảo vệ lợi ích của công nhân, nông dân, trí thức.
Yếu tố xã hội chủ nghĩa thể hiện ở chỗ Đảng cộng sản là đội tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng là thiết chế để giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và nhân dân lao động có thể cải cách mọi thứ có lợi cho họ với tư cách là một chủ thể của kinh tế thị trường, chứ không chỉ thuần túy là thiết chế chính trị. Muốn như vậy, cần 3 điều kiện:
Một là, Nhân dân lao động mà nòng cốt là liên minh công-nông-trí phải được giác ngộ, nâng cao trình độ chính trị và kinh tế của mình để vươn lên làm chủ, là người chủ có khả năng giám sát hoạt động của Đảng, Nhà nước.
Hai là, Đảng Cộng sản phải thực sự hành động vì nhân dân lao động và đủ năng lực lãnh đạo Nhà nước với nền tảng là liên minh công-nông-trí và lãnh đạo xã hội;
Ba là, Nhà nước xã hội chủ nghĩa phải có năng lực quản lý, là "Nhà nước kiến tạo phát triển" và phải hành động vì lợi ích của nhân dân lao động, trong đó lực lượng cơ bản là công-nông-trí.
Đảng, Nhà nước phải giải quyết hài hòa, hợp lý mối quan hệ giữa kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, nguyên tắc xã hội chủ nghĩa là mọi chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước phải được hoạch định và thực thi trên lập trường vì lợi ích của nhân dân lao động mà nòng cốt là liên minh công -nông -trí.
Trước mắt, cần hoàn thiện thể chế nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng; hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước về kinh tế; tăng cường vai trò giám sát, phản biện xã hội của công nhân, nông dân, trí thức trực tiếp hoặc thông qua Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và nhân dân.