Tăng cường liên minh công-nông-trí thức thông qua các phong trào thực tiễn

Một phần của tài liệu Liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức Việt Nam điều kiện mới (Trang 76)

phong trào thực tiễn

Công nhân, nông dân, trí thức có môi trường sống và lao động, công tác khác nhau, thông qua các phong trào thực tiễn mới có thể đoàn kết, hợp lực vì mục đích chung.

Các phong trào thực tiễn liên quan trực tiếp đến phân công lao động xã hội của công nhân, nông dân, trí thức, thì liên minh công - nông - trí thức mang tính tất yếu rõ nét với những nội dung liên minh rộng lớn toàn diện. Ví dụ, các phong trào trào nhằm Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là trong nông nghiệp, nông thôn; xây dựng nông thôn mới.

Liên minh công - nông - trí thức dù ở dạng trực tiếp hay thông qua các đại biểu cũng chỉ có thể hiện thực hóa khi có sự dẫn dắt, quy định, chắp mối của các hình thức lãnh đạo, quản lý tương ứng với từng loại liên minh cụ thể. Đó là: đường lối, kế hoạch, hợp đồng, giao ước, ký kết để liên kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa công nhân, nông dân, trí thức.

Qua các phong trào thực tiễn, liên minh công - nông - trí thức đã xuất hiện những mô hình có tính điển hình. Những mô hình này, ban đầu, cũng như những cái mới mới xuất hiện, có khi rất "mong manh", chưa rõ "đường nét". Do vậy, tăng cường liên minh công - nông - trí thức rất cần phát hiện ra các mô hình, đồng thời, trân trọng hoàn thiện và nhân rộng. Hiện nay ở nước ta đó là các mô hình: Liên kết bốn nhà, Mía đường Lam Sơn, Phong trào cánh đồng thu hoạch 50 triệu đồng/ha và Hộ nông dân thu nhập 50 triệu đồng/năm (nay còn có dạng mới là: Cánh đồng mẫu lớn), Chợ công nghệ, v,v...

Một phần của tài liệu Liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức Việt Nam điều kiện mới (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w