Nội dung văn hóa của liên minh công-nông-trí

Một phần của tài liệu Liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức Việt Nam điều kiện mới (Trang 85)

Thực chất của nội dung văn hóa của liên minh công - nông - trí ở Việt Nam là tạo ra sự liên kết, hợp tác và nâng cao hiệu quả của các lĩnh vực văn hóa (giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ, thiết chế và đời sống văn hóa ở cơ sở, v.v…) thông qua việc củng cố và tăng cường liên minh công - nông - trí. Trong đó, vai trò to lớn, quan trọng thuộc về đội ngũ trí thức trên nhiều lĩnh vực cụ thể của văn hóa. Đội ngũ này vừa nêu cao vai trò tác động, dẫn dắt, giúp đỡ công - nông nâng cao trình độ tri thức văn hóa nói chung, trình độ dân trí và tri thức về khoa học, kỹ thuật nói riêng. Lực lượng trí thức trong giáo dục - đào tạo, khoa học - kỹ thuật, lãnh đạo, quản lý đều có vai trò to lớn trong thúc đẩy nâng cao tri thức, văn hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật cho công nhân, nông dân trong các thành phần kinh tế. Ngược lại nông dân, công nhân cũng phải tham gia với tư cách các chủ thể tích cực của quá trình phát triển các lĩnh vực văn hóa trong các môi trường sản xuất, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp hoặc nông nghiệp. Thị trường văn hóa, khoa học, công nghệ phải được tạo lập trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đòi hỏi phải có trình độ, tri thức văn hóa, khoa học, kỹ thuật nhất định trong công nhân, nông dân. Đặc biệt quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn càng đòi hỏi lớn trình độ tri thức và văn hóa của công - nông trong các thành phần kinh tế.

Đời sống văn hóa (nhất là đời sống văn hóa tinh thần) trong các cơ sở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp trong các loại hình cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cũng thường xuyên đòi hỏi phải cụ thể hóa các nội dung văn hóa được xây dựng và thực hiện đúng đắn, phù hợp.

Nội dung văn hóa của liên minh công - nông - trí ở nước ta còn là việc xác định đúng đắn và xây dựng các thiết chế văn hóa ở cơ sở, các môi trường văn hóa phù hợp trong các cơ sở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Văn hóa ở cơ sở đang đặt ra những nhu cầu tạo lập, phát triển các thiết chế văn hóa phù hợp với đặc điểm của các tầng lớp dân cư, lao động. Tính đa dạng của nông thôn Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH cũng đang đặt ra các nội dung cụ thể thiết thực của nâng cao văn hóa (nông thôn đồng bằng, nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số, nông dân theo nhiều tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau…) đòi hỏi phải xây dựng, phát triển văn hóa ở cơ sở một cách phù hợp, thiết thực.

Một phần của tài liệu Liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức Việt Nam điều kiện mới (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w