Nhận thức và hướng giải quyết tăng cường liên minh công nông-trí trong điều kiện đa dạng hóa cơ cấu xã hộ

Một phần của tài liệu Liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức Việt Nam điều kiện mới (Trang 97)

nông-trí trong điều kiện đa dạng hóa cơ cấu xã hội

Các phương hướng giải quyết vấn đề tăng cường liên minh công – nông – trí (và có thể với doanh nhân) cần phải xuất phát từ nhận thức khách quan, khoa học về cơ cấu xã hội – giai tầng rất phong phú, đa dạng và yêu cầu đang đặt ra từ sự phát triển đất nước và cạnh tranh quốc tế. Cách tiếp cận lý thuyết hệ thống cho thấy cơ cấu xã hội phân hóa dưới hình thức phân tầng xã hội và phân nhóm xã hội rất phức tạp trong đó mỗi một giai cấp, một tầng lớp, một nhóm xã hội đều có thể là hệ thống xã hội khác biệt với các giai cấp, các tầng lớp, các nhóm xã hội và môi trường xung quanh. Đồng thời, mỗi giai cấp, mỗi

tầng lớp xã hội như là một hệ thống xã hội mở luôn tương tác với các giai cấp, các tầng lớp, các nhóm xã khác. Điều này tạo ra cơ sở cho việc tăng cường liên minh công – nông – trí (doanh nhân) theo hướng tạo ra một hệ thống xã hội đặc biệt với ba thành phần và các mối quan hệ nhất định giữa ba thành phần này với nhau và với các thành phần khác trong xã hội. Cách tiếp cận lý thuyết cấu trúc – chức năng cho thấy sự cần thiết phải tính đến sự biến đổi ở các yêu cầu chức năng từ kinh tế thị trường đối với sự biến đổi cơ cấu xã hội về mặt định lượng và định tính của các mối quan hệ giữa các thành phần tạo nên khối liên minh công – nông – trí (doanh nhân). Cơ sở lý luận và thực tiễn cho thấy liên minh công – nông – trí (doanh nhân) ngày càng phải dựa vào mối quan hệ chức năng, quan hệ tương tác, trao đổi theo các nguyên tắc ngang giá trị. Cách tiếp cận lý thuyết về các loại vốn cho sự phát triển cho thấy tỉ trọng đóng góp của loại vốn vô hình gồm cả vốn con người, vốn xã hội, vốn biểu tượng, vốn văn hóa đang ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong tăng trưởng kinh tế và sự phát triển bền vững. Các giải pháp tăng cường liên minh công – nông – trí (doanh nhân) cũng cần phải dựa vào việc huy động và phát triển các loại vốn phi kinh tế trong đó có vốn xã hội và nhất là vốn con người thể hiện ở giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ.

Cần dựa vào những số liệu điều tra khảo sát thực tế về cơ cấu trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật, cơ cấu nghề nghiệp của lực lượng lao động, cơ cấu khu vực kinh tế, cơ cấu xã hội - vùng miền, cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu loại hình kinh tế, cơ cấu vị thế việc làm, cơ cấu hợp đồng lao động, để có nhận thức đúng đắn và khoa học về thực trạng và xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội của lực lượng lao động nói chung và cơ cấu xã hội của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và doanh nhân nói riêng. Đồng thời, cần tính đến yêu cầu đặt ra từ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ quá độ và toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế thế giới để gợi mở suy nghĩ về các giải pháp tăng cường khối liên minh công - nông - trí (doanh nhân) ở Việt Nam trong thời gian tới.

Chương 9:

NHÓM GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG,NHÀ NƯỚC, MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM NHẰM NHÀ NƯỚC, MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM NHẰM

Một phần của tài liệu Liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức Việt Nam điều kiện mới (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w