Vai trò của Pháp luật đối với xây dựng phát triển liên minh công nông trí.

Một phần của tài liệu Liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức Việt Nam điều kiện mới (Trang 55)

Tiểu hê thống pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước, các tổ chức chính trị- xã hội. Chủ yếu gồm: Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên, v.v.

Các Đạo luật điều chỉnh quan hệ trong lĩnh vực này đã dành một số lượng quy phạm đáng kể quy định về Liên minh công-nông-trí. Các Đạo luật

này đã thể chế hóa trực tiếp, đầy đủ các nguyên tắc chính trị của khối liên minh công-nông-trí.

Tiểu hê thống pháp luật điều chỉnh các quan hê xã hội trong lĩnh vực tư pháp nhằm bảo vê chế độ liên minh công – nông – trí. Tiểu hệ thống pháp luật này không trực tiếp thiết kế mô hình liên minh hay quan hệ liên minh công - nông – trí thức nhưng nó có tác dụng bảo vệ chế độ liên minh và quan hệ liên minh công – nông – trí thức (tức bảo vệ chế độ chính trị) và giải quyết các tranh chấp trong các quan hệ cụ thể giữa các cá nhân, tổ chức trong quá trình liên minh, chống lại những hành vi xâm hại mối quan hệ liên minh. Chủ yếu gồm: Pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự, pháp luật dân sự, pháp luật tố tụng dân sự, v.v.

Tiểu hê thống pháp luật điều chỉnh các quan hê xã hội trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật v.v...Tiểu hệ thống pháp luật này giữ vị trí vô cùng quan trọng trong việc thiết kế, xây dựng, phát triển các mối quan hệ liên kết, liên minh cụ thể giữa các chủ thể trong khối liên minh, bảo đảm sự gắn kết về mọi mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ … giữa các tổ chức, cá nhân trong khối liên minh, bảo đảm cho quan hệ liên minh này có nội dung cụ thể và phát triển theo đúng nguyên tắc và định hướng chính trị của liên minh công – nông – trí thức. Nếu như Tiểu hệ thống pháp luật thuộc nhóm một và hai nêu trên có chức năng, nhiệm vụ tạo cơ sở chính trị - pháp lý của khối liên minh công – nông – trí thì Tiểu hệ thống pháp luật thuộc nhóm ba này có chức năng, nhiệm vụ tạo nên nội dung thực chất bên trong. Về số lượng văn bản: Tiểu hệ thống pháp luật dân sự- kinh tế này chiếm một số lượng rất lớn các bộ luật, đạo luật, pháp lệnh, Nghị định, quyết định, thông tư v.v. Tuy nhiên, chúng ta có thể xem xét trên những khía cạnh lớn của sự điều chỉnh của pháp luật thông qua các chế định pháp luật chủ yếu như: pháp luật về dân sự, pháp luật về đầu tư, pháp luật về kinh doanh, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đất đai, pháp luật về tài nguyên và môi trường, v.v.

. Nhìn chung, Hệ thống pháp luật hiện hành của Nhà nước ta đã thể hóa trên những nét cơ bản quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng ta về liên minh công – nông – Trí thức,

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu nói trên, Nhà nước và pháp luật của ta vẫn chưa ngang tầm với vai trò ngày càng quan trọng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân trong việc chủ động xây dựng nền tảng liên minh công-nông-trí cho chính bản thân Nhà nước trong điều kiện mới.

Một phần của tài liệu Liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức Việt Nam điều kiện mới (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w