Đẩy mạnh phong trào xây dựng nông thôn mớ

Một phần của tài liệu Liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức Việt Nam điều kiện mới (Trang 79)

Đây là phương hướng có ý nghĩa sâu sắc và mang tính toàn diện của liên minh công - nông - trí thức ở nước ta. Sau mấy năm xây dựng nông thôn mới theo các tiêu chí mới, tuy đạt được những thành tựu đáng phấn khởi, nhưng số xã, huyện đạt danh hiệu này còn rất ít. Do đó, rất cần đẩy mạnh hơn nữa phong trào xây dựng nông thôn mới. Việc đẩy mạnh này, một mặt, tiếp tục quán triệt những giải pháp mà Thủ tướng đã nêu ra trong "Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020"; mặt khác hướng tới thực hiện những định hướng lớn xây dựng nông thôn mới trong "Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020" mà Đại hội XI nêu ra là: "Quy hoạch phát triển nông thôn gắn với phát triển đô thị và bố trí các điểm dân cư. Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường. Triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn; giữ gìn và phát huy những nét văn hóa đặc sắc của nông thôn Việt Nam. Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Tạo môi trường thuận lợi để khai thác mọi khả năng đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn, nhất là đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thu hút nhiều lao động. Triển khai có hiệu quả Chương trình đào tạo nghề cho 1 triệu lao động nông thôn mỗi năm. Thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ nhà ở cho người nghèo và các đối tượng chính sách, chương trình nhà ở cho đồng bào vùng bão, lũ; bố trí hợp lý dân cư, bảo đảm an toàn ở những vùng ngập lũ, sạt lở, núi, ven sông, ven biển"2.

1 Xem: Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiên Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.113-116.

2 Xem: Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiên Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị

7.2.3. Sáng tạo khoa học và công nghệ "theo đơn đặt hàng " củacông nhân, nông dân, của phát triển công nghiệp và nông nghiệp trong công nhân, nông dân, của phát triển công nghiệp và nông nghiệp trong công cuộc đổi mới

Đây là phương hướng nâng cao vai trò của đội ngũ trí thức trong liên minh công - nông - trí thức nói riêng và hợp tác phát triển với xã hội nói chung. Để đội ngũ trí thức và hoạt động khoa học và công nghệ đáp ứng nhiều hơn yêu cầu của công cuộc đổi mới, của đời sống và sản xuất của công nhân, nông dân và toàn xã hội, một mặt, nắm vững những định hướng đổi mới và phát triển khoa học và công nghệ mà "Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020" Đại hội XI nêu ra1; mặt khác, cần tiếp tục quán triệt, thực hiện những giải pháp phát triển khoa học và công nghệ được xác định trong Văn kiện Hội nghị Trung ương lần thứ sáu khóa XI "Về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" (2013). Đó là các giải pháp: Đổi mới tư duy, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý, tổ chức, hoạt động khoa học và công nghệ; triển khai định hướng nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu; phát huy và tăng cường tiềm lực, khoa học và công nghệ quốc gia; phát triển thị trường khoa học và công nghệ; hợp tác và hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ.

Một phần của tài liệu Liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức Việt Nam điều kiện mới (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w