Xác định rõ mục tiêu, lợi ích, nội dung chính trị của liên minh công-nông-trí trong sự nghiệp đổi mớ

Một phần của tài liệu Liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức Việt Nam điều kiện mới (Trang 33)

công-nông-trí trong sự nghiệp đổi mới

Nội dung liên minh công-nông-trí về chính trị trong gần 30 năm đổi mới nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để để đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, thực hiện mục tiêu của đổi mới là: “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, mà trước hết là phải xây dựng được một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phải có một nền tảng công nghiệp hiện đại đủ sức làm cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH ở nước ta. Nền công nghiệp hiện đại này phát triển trên cơ sỏ ứng dụng các thành tựu tiên tiến của khoa học-công nghệ, đồng thời xây dựng trên một thể chế dân chủ pháp quyền, tức là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Dân chủ phải gắn liền với luật pháp, phải tạo ra được sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc. Liên minh Công – Nông– Trí thức phải thể hiện vai trò và sức mạnh to lớn của mình, tiêu biểu cho sức mạnh của dân chủ, đoàn kết

đồng thuận xã hội. Liên minh công – nông – trí là một lực lượng đông đảo chiếm tỷ lệ lớn trong xã hội, có vai trò quan trọng trong xây dựng Đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh, làm cho Đảng xứng đáng “là đạo đức, là văn minh”.

3.1.2. Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN trên nền tảng liên minhcông-nông-trí, phát huy dân chủ trong đời sống xã hội công-nông-trí, phát huy dân chủ trong đời sống xã hội

Đó một nội dung và kết quả quan trọng hàng đầu sự liên minh giữa công nhân, nông dân, trí thức trên lĩnh vực chính trị.

Quá trình đổi mới và phát triển nhận thức lý luận của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa toát lên hai điều nhất quán. Một là, việc khẳng định bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân, trong đó khối liên minh công-nông-trí là nòng cốt.

Hai là, Đảng ngày càng nhận thức sâu sắc hơn vai trò của dân chủ hóa toàn bộ đời sống xã hội, của việc từng bước phải xác lập và phát triển nển dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhất nguyên về mặt chính trị, bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhằm bảo đảm cho nhà nước mang bản chất của giai cấp công nhân, thực sự là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Đảng, Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm nhằm phát huy hơn nữa quyền làm chủ, bảo đảm lợi ích của nhân dân, đảm bảo vai trò giám sát của nhân dân đối với hoạt động của các tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Vấn đề phát huy quyền làm chủ của nhân dân được đẩy mạnh từ cơ sở. “Qui chế thực hiện dân chủ ở cơ sở”, "Pháp lệnh dân chủ ở xã, phương, thị trấn" được ban hành. Các Nghị quyết hội nghị trung ương năm (khóa IX), Trung ương bảy (khóa XI) về đổi mới và nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị, hệ thống chính trị ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước đã tạo ra bước phát triển mới về việc thực hiện quyền dân chủ của quần chúng nhân dân lao động.

Một phần của tài liệu Liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức Việt Nam điều kiện mới (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w