Góp phần giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa, thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hộ

Một phần của tài liệu Liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức Việt Nam điều kiện mới (Trang 40)

hóa, thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội

Hình thức và nội dung thể hiên liên minh công-nông-trí về văn hóa: Một là, Thực thi có hiệu quả chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong đó chú trọng việc thực hiện chính sách ưu đãi xã hội, chính sách bảo hiểm xã hội, chính sách trợ cấp xã hội, chính sách cứu trợ xã hội, tương trợ xã hội, v,v…

Hai là, Tăng cường sự liên kết, hợp tác trong sản xuất, kinh doanh. Đội ngũ trí thức đã và đang chuyển tải những thành tựu khoa học kỹ thuật – công nghệ vào nhà máy, đồng ruộng, để giúp công nhân, nông dân tăng năng suất lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn.

Qua mô hình hợp tác có liên minh công-nông-trí tiêu biểu là Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn.Thành quả trong hợp tác, liên kết, đầu tư phát triển nông nghiệp giữa nhà doanh nghiệp – nhà khoa học – nhà nông ở vùng mía Lam Sơn, đã tạo bước chuyển biến căn bản, biến một vùng nông nghiệp đói

nghèo, lạc hậu, sản xuất tự cung tự cấp là chủ yếu thành một vùng sản xuất hàng hóa lớn, bao gồm 11 huyện, 112 xã, 4 nông trường với trên 30.000 hộ nông dân; nhiều thị trấn, thị tứ được hình thành; điện, đường, trường, trạm và công sở của các xã vùng mía ngày càng khang trang sạch đẹp, các cháu trong độ tuổi đi học đến trường đều đặn hơn trước, các hoạt động văn hóa – xã hội ở các địa phương vùng mía đường Lam sơn được sôi động hơn.

Trrong thời kỳ đổi mới vừa qua, ở nhiều vùng nông thôn xuất hiện nhiều mô hình liên kết, liên doanh giữa doanh nghiệp – Hợp tác xã – nông dân trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, hoặc mô hình HTX nông nghiệp cổ phần vv…đều gắn phát triển kinh tế với văn hóa, hình thành phong cách làm ăn mới, sản xuất mới vừa năng động, hiệu quả quả.

* Mô hình Doanh nghiêp liên kết với Hợp tác xã, hộ nông dân trong phát triển nông nghiêp. Trong đó, doanh nghiệp cung cấp giống, vốn, kỹ thuật, vật tư, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Đây là cách làm thường nhật không chỉ ở Nông trường Sông Hậu, Công ty Mía Đường Lam Sơn, mà là hiện tượng phổ biến ở cả loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay.

* Mô hình Hộ nông dân góp ruộng, ngày công lao động theo quy hoạch “liền vùng, cùng trà, khác chủ”, sản phẩm làm ra được doanh nghiêp thu mua chế biến và tiêu thụ. Mô hình liên kết này đang diễn ra rất sôi động ở nhiều địa phương, nhiều vùng, dưới nhiều dạng. Đây là cơ sở để hình thành “cánh đồng mẫu lớn”, vùng chuyên canh, vùng sản xuất hàng hóa tập trung ở khắp các miền đất nước hiện nay. Điển hình như:

- Hộ nông dân và Hợp tác xã liên doanh với doanh nghiệp sản xuất cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, như Công ty chè Mộc Châu sản xuất chè San Tuyết.

- Hộ nông dân và Hợp tác xã liên doanh với doanh nghiệp sản xuất rau quả thực phẩm, như công ty Bẩy Hòa (Thành phố Hồ Chí Minh); Vân Nội (Hà Nội), Xuân Hương (Đà Lạt), v,v…

- Hộ nông dân và các công ty, nông – lâm trường liên kết trồng và phát triển cây cao su ở nhiều tỉnh miền núi; nông dân trở thành công nhân, làm việc tại địa phương mình, ngay trên mảnh đất của gia đình mình, được hưởng lương tháng và cổ phần, v,v.

- Hộ nông dân và hợp tác xã liên doanh với doanh nghiệp sản xuất cây ăn quả, như công ty Vĩnh Kim sản xuất vú sữa, thanh Long (ở Vĩnh Long).

* Mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiêp, do liên minh Hợp tác xã Viêt Nam và Bộ công Thương tổ chức xây dựng, bước đầu đạt kết quả tốt.

- Đối với hộ nông dân, được cung ứng giống, phân bón, thuốc trừ sâu đảm bảo chất lượng, giá cả phù hợp, không phải lo vốn và sản phẩm sản xuất ra được bao tiêu toàn bộ với giá cả có lợi cho nông dân, nên người dân yên tâm sản xuất. Hơn nữa, nông dân còn được các doanh nghiệp, công ty, cho đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm ở những mô hình tiên tiến cả trong và ngoài nước; do đó, họ có điều kiện nâng cao trình độ hiểu biết, nâng cao kiến thức về pháp luật trong thực hiện hợp đồng, v.v…

- Đối với doanh nghiêp, hoạt động kinh doanh ổn định, kiểm soát được chất lượng, nguồn gốc nguyên liệu đưa vào chế biến, xuất khẩu, mở rộng thị trường và nâng cao uy tín của doanh nghiệp đối với nông dân. Một số mô hình ở Sơn La, Thái Bình cho thấy nông dân được hưởng lợi nhiều từ dự án, không lo bị mua phải hàng giả; vật tư nông nghiệp, phân bón được cung cấp kịp thời, đúng thời vụ; người dân không lo về đầu ra của sản phẩm, không lo bị chẹt giá nông sản lúc bán ra.

Một phần của tài liệu Liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức Việt Nam điều kiện mới (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w