Giá trị và hạn chế của trào lưu xã hội dân chủ

Một phần của tài liệu Liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức Việt Nam điều kiện mới (Trang 30)

*Những giá trị của trào lưu Xã hội Dân chủ

Một là, Giá trị trung dung. Đời sống chính trị- xã hội thế kỷ XX chịu sự tác động của bốn trào lưu tư tưởng: Cộng sản, Xã hội Dân chủ, Tự do tư sản và Bảo thủ tư sản. Trong đó, Xã hội Dân chủ trung dung, đứng giữa các trào lưu khác.

Trong quá trình tồn tại và đấu tranh giữa các hệ tư tưởng, trào lưu trung dung không có tác dụng công phá như các trào lưu cực tả, cực hữu, nhưng nó lại có tác dụng điều hoà, hạn chế tác hại của các cực đoan (tả hoặc hữu).

Hai là, Những giá trị tự do, bình đẳng, đoàn kết, dân chủ mà những người xã hội dân chủ phấn đấu thực hiện, đó chính là những giá trị mà nhân loại đã, đang và sẽ hướng tới thực hiện. Một học thuyết có sức sống, có giá trị vì nó gắn với quá trình tiến hoá của văn minh nhân loại.

Ba là: Chủ nghĩa xã hội dân chủ đã tác động làm nhân đạo hoá chủ nghĩa tư bản ở mức độ nhất định, đặc biệt là các nước Bắc Âu.

Bốn là: Thực tế cho thấy dân chủ có thể là giai đoạn quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.

Năm là: Dân chủ cũng là một giai đoạn tất yếu của các nước kinh tế lạc hậu lựa chọn con đường phát triển theo mục tiêu xã hội chủ nghĩa.

*Một số giá trị của trào lưu xã hội dân chủ có thể tham khảo trong xây dựng lý thuyết và mô hình phát triển.

Một là, xây dựng đảng cầm quyền vững mạnh, và thực hành dân chủ rộng rãi trong xác định và tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối phát triển đất nước.

Hai là, Nhà nước đảm bảo an sinh xã hội. Tạo điều kiện cho việc thực thi dân chủ ở tất cả các cấp. Cần có cơ chế kiểm soát quyền lực và phòng,

chống tham nhũng hiệu quả, Nhà nước có khả năng ứng biến kịp thời với tình hình đất nước và những diễn biến của thị trường, trước hết để chống thất nghiệp, bảo đảm việc làm và cải thiện đời sống của người lao động.

Ba là, xây dựng nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước.

Không còn bất cứ sự hoài nghi nào về tính tất yếu của sự “dung hợp” giữa xã hội và thị trường, trong đó có vai trò điều tiết của nhà nước1.

Bốn là, coi trọng phát triển nền giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh cách mạng khoa học và công nghệ.

Năm là, mở cửa và hội nhập quốc tế.

*Những hạn chế

Một là: Xã hội dân chủ là một trào lưu trung dung đứng giữa các trào lưu khác. Như V.I.Lênin đã chỉ rõ : “…Do bản chất của mình, phái cơ hội chủ nghĩa bao giờ cũng tránh đặt các vấn đề một cách rõ ràng và dứt khoát; bao giờ nó cũng tìm con đường trung dung, nó quanh co uốn khúc như con rắn nước giữa hai quan điểm đối chọi nhau, nó tìm cách “thoát thân” với các quan điểm này lẫn quan điểm kia…, lẩn tránh một cách khéo léo mọi sự trình bày rõ ràng những nguyên tắc của họ”2.

Hai là: Chủ nghĩa xã hội dân chủ không nhất quán về thế giới quan. Trào lưu tư tưởng này xuất phát từ ba cội nguồn: Triết học đạo đức thời kỳ Khai sáng, Đạo Thiên chúa( phía tả) và Chủ nghĩa Mác. Lúc đầu Chủ nghĩa Mác chi phối mạnh nhất, hai cội nguồn kia yếu hơn. Nhưng trong quá trình phát triển tương quan của ba cội nguồn này cũng thay đổi; Chủ nghĩa Mác thì thu hẹp lại còn hai cội nguồn kia thì phát triển lớn hơn lên.

Ba là: Đảng Xã hội Dân chủ chuyển từ đảng giai cấp sang đảng nhân dân (loại trừ những người đặc quyền đặc lợi). Sự chuyển biến này nhằm thích nghi với điều kiện kết cấu giai cấp đã thay đổi để thu hút được nhiều người tham gia Đảng và ủng hộ Đảng. Song, theo xu hướng này sẽ có thể biến Đảng thành phong trào xã hội, mất dần tính chất tiên phong của giai cấp tiên tiến.

1 Thomas Meyer và Nicole Breyer: Tương lai của nền Dân chủ xã hội, NXB Lý luận Chính trị, HN, 2007, Tr. 125

Bốn là: Hoà hợp giai cấp là đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa Xã hội Dân chủ. Ngay cả khi trở thành Đảng cầm quyền các Đảng Xã hội Dân chủ đã áp dụng chính sách phối hợp hoà giải giữa giới chủ và lao động, có tác dụng tạo nên sự đồng thuận xã hội. Nhưng trong quan hệ này giới chủ bao giờ cũng giữ vai trò chủ thế, Đảng Xã hội Dân chủ lập trường lại không rõ ràng, thì nhà nước sẽ nghiêng về giới chủ.

Năm là: Con đường thứ ba của Dân chủ Xã hội đang lựa chọn có xu hướng hoà nhập với trào lưu Tự do mới và Bảo thủ mới.

* Phòng ngừa những tác động tiêu cực của trào lưu xã hội dân chủ

Bên cạnh việc chủ động tham khảo những giá trị tích cực của trào lưu xã hội dân chủ, cũng cần chủ động phòng ngừa những tác động xấu của việc lợi dụng trào lưu xã hội dân chủ nhằm làm chệch hướng hoặc làm biến tướng định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Cũng phải tỉnh táo để tách bạch những tác động xấu của bản thân quan điểm của trào lưu xã hội dân chủ với tư cách là một lý thuyết chính trị và với việc trào lưu xã hội dân chủ bị lợi dụng để chống phá sự nghiêp xây dựng chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Phần thứ hai:

Một phần của tài liệu Liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức Việt Nam điều kiện mới (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w