Đào tạo nhân sự

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu khu vực thành phố Hồ Chí Minh (Trang 55)

4. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

2.5.2.3.Đào tạo nhân sự

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một trong các công tác ưu tiên của ACB-TP.HCM. Chính sách đào tạo của ACB-TP.HCM có mục tiêu xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên thành thạo về nghiệp vụ, chuẩn mực trong đạo đức kinh doanh, chuyên nghiệp trong phong cách làm việc và nhiệt tình phục vụ khách hàng. ACB-TP.HCM tạo mọi điều kiện giúp mỗi cá nhân phát triển nghề nghiệp

Xét hồ sơở vòng sơ tuyển

Thi tuyển

Phỏng vấn chuyên môn chọn ứng viên thích hợp Phỏng vấn sơ bộ

đồng thời xây dựng một lực lượng nhân viên chuyên nghiệp cho ngân hàng. Chương trình đào tạo của ACB-TP.HCM giúp nhân viên có kỹ năng chuyên môn cao, quy trình nghiệp vụ thống nhất trên toàn hệ thống, để dù khách hàng giao dịch tại bất cứ điểm giao dịch nào cũng đều nhận được một phong cách ACB-TP.HCM duy nhất, đó là sự chuyên nghiệp, nhanh chóng và vì lợi ích của khách hàng.

ACB-TP.HCM tự hào là ngân hàng tại Việt Nam đầu tiên có Trung tâm đào tạo riêng để đào tạo cho nhân viên. Nhân viên hàng năm được tham gia các khóa đào tạo trong và ngoài ngân hàng để nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đối với nhân viên mới tuyển dụng, ACB-TP.HCM tạo điều kiện cho các bạn được tiếp thu kiến thức thực tế thông qua việc học hỏi kinh nghiệm của các anh, chị nhân viên đi trước. Cuối mỗi năm, tất cả nhân viên đều được đánh giá thành tích công việc. Những mục tiêu phát triển nghề nghiệp mà nhân viên đã đăng ký từ đầu năm được thảo luận giữa nhân viên với trưởng đơn vị nhằm xác định những điểm cần cải thiện và những điểm nổi bật. Nhân viên sẽ cải thiện các điểm yếu thông qua nhiều hình thức đào tạo. Các điểm nổi bật sẽ được Phòng Nhân sự ghi nhận để làm căn cứ xem xét việc phát triển nghề nghiệp của nhân viên. Ở ACB- TP.HCM, các chương trình học tập đều xuất phát từ nhu cầu cụ thể. ACB-TP.HCM khuyến khích nhân viên chủ động trong học tập và phát triển nghề nghiệp của bản thân. Phòng Phát triển Nguồn nhân lực và Trung tâm Đào tạo đóng vai trò hỗ trợ và hướng dẫn việc học tập và phát triển nghề nghiệp cho nhân viên.

ACB-TP.HCM đa dạng hóa phương thức đào tạo nhằm tạo cho nhân viên nhiều cơ hội học tập và phát triển. Các phương thức học tập cho nhân viên gồm có: Học trên lớp, học tập ngay trong công việc, học tập từ các nguồn khác, tự học trên trang web (E-learning).

Nhân viên quản lý, điều hành của ACB-TP.HCM cũng được chú trọng đào tạo chuyên sâu về quản trị chiến lược, quản trị marketing, quản lý rủi ro, quản lý chất lượng, v.v. Ngân hàng cũng khuyến khích và thúc đẩy sự chia sẻ kỹ năng, tri

thức giữa các thành viên trong Ngân hàng trên tinh thần một tổ chức không ngừng học tập để chuẩn bị tạo nền tảng cho sự phát triển liên tục và bền vững.

Đối với nhân viên mới tuyển dụng, ACB-TP.HCM tổ chức các khóa đào tạo liên quan như:

- Khóa học về Hội nhập môi trường làm việc - Khóa học về các sản phẩm

- Các khóa nghiệp vụ và hướng dẫn sử dụng phần mềm TCBS liên quan đến chức danh nhân viên (tín dụng, giao dịch, thanh toán quốc tế, v.v..)

Đối với cán bộ quản lý, ACB-TP.HCM thường xuyên tổ chức các khóa học như sau:

- Các sản phẩm mới

- Khóa bồi dưỡng kiến thức quản lý chi nhánh

- Các khóa học về kỹ năng liên quan (kỹ năng bán hàng, kỹ năng đàm phán, kỹ năng giải quyết vấn đề, v.v.)

- Các khóa học nâng cao và cập nhật, bổ sung kiến thức về nghiệp vụ: tín dụng nâng cao, phục vụ khách hàng chuyên nghiệp, v.v.

Ngoài ra, với sự hỗ trợ của các cổ đông nước ngoài, ACB-TP.HCM cũng đã tổ chức các khóa học trong nước đồng thời cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo tại nước ngoài để nâng cao kiến thức.

Năm 2010, ACB-TP.HCM đã tổ̉ chức được 344 khóa đào tạo cho 16.086 lượt cán bộ và nhân viên. 6 tháng đầu năm 2011, ACB-TP.HCM đã tổ chức 187 khóa đào tạo cho 6.665 lượt CBCNV , tổ chức 02 kỳ thi kiểm tra nghiệp vụ nhân viên: Kỳ thi kiểm tra kiến thức nhân viên và hội thi nhân viên giỏi nghiệp vụ 2011.

Sau các chương trình đào tạo, công tác đánh giá kết quả đào tạo cũng được ACB-TP.HCM thực hiện khá tốt, cụ thể là đánh giá các khoá đào tạo như vậy có phù hợp với công việc thực tế của nhân viên hay không, nhân viên đã học hỏi

đuợc gì từ đào tạo, những gì nhân viên học tập có áp dụng vào thực tiễn công tác hay không, chương trình đào tạo có nâng cao hiệu quả công việc trong công ty hay không… Từ việc đánh giá kết quả sau đào tạo sẽ giúp cho ACB-TP.HCM thấy được những gì đã đạt được và những gì chưa được phù hợp của mỗi chương trình đào tạo để từ đó có những cải tiến nhằm ngày càng hoàn thiện hơn nữa công tác đào tạo nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu khu vực thành phố Hồ Chí Minh (Trang 55)