Giới thiệu về ngân hàng TMCP Á Châu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu khu vực thành phố Hồ Chí Minh (Trang 31)

4. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

2.1.Giới thiệu về ngân hàng TMCP Á Châu

2.1.1. Tên và địa ch giao dch ca ngân hàng TMCP Á Châu

Tên gọi: Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu Tên giao dịch nước ngoài: ASIA COMMERCIAL BANK

Tên viết tắt: ACB

Trụ sở chính: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3, Tp.HCM Điện thoại: 08.3929.0999

Fax: 08.3839.9885 Website: www.acb.com.vn

Logo:

2.1.2. Quá trình hình thành và phát trin ca Ngân Hàng Á Châu

Ngân hàng thương cổ phần Á Châu (ACB) được thành lập theo giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước cấp ngày 24/04/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.

Ngành nghề kinh doanh: huy động vốn và cho vay (ngắn hạn, trung hạn và dài hạn); tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; kinh doanh ngoại tệ; thanh toán quốc tế; tư vấn đầu tư chứng khoán và các dịch vụ ngân hàng khác.

Quá trình phát triển của ACB qua các giai đoạn:

- Giai đoạn 1993-1995: đây là giai đoạn hình thành ACB. Giai đoạn này ACB hướng về khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trong khu vực tư nhân với quan điểm thận trọng trong việc cấp tín dụng, đi vào sản phẩm và dịch vụ mới mà thị trường chưa có (cho vay tiêu dùng, dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, thẻ tín dụng).

- Giai đoạn 1996-2000: ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế Mastercard và Visa. Năm 1997, ACB bắt đầu tiếp cận dịch vụ ngân hàng hiện đại theo một chương trình đào tạo toàn diện do các giảng viên nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng thực hiện. Năm 1999, ACB triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng nhằm trực tuyến hóa và hiện đại hóa hoạt động giao dịch.

- Giai đoạn 2001-2005: năm 2003, ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Năm 2005 ACB và ngân hàng Standard Charterd (SCB) ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện, và SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB.

- Giai đoạn 2006 đến nay: ACB niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vào tháng 11/2006. Năm 2010, ACB tăng vốn điều lệ lên 9.377 tỉ đồng và đạt nhiều danh hiệu quốc tế trong suốt thời gian hoạt động, đặc biệt năm 2009 ACB đã nhận được được 6 giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2009” do 6 tạp chí tài chính ngân hàng danh tiếng quốc tế bình chọn.

- Trong năm 2009, ACB hoàn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc nguồn nhân lực, tái cấu trúc hệ thống kênh phân phối. Đến 30/06/2011, tổng số chi nhánh và phòng giao dịch của ACB đã lên đến 311 đơn vị trên toàn quốc, với gần 10.000 nhân viên.

- Năm 2010, ACB tập trung vào công tác dự báo tình hình để có các quyết sách phù hợpvới từng thời gian. cũng như tìm các giải pháp linh hoạt nhằm thực thi nghiêm túc các quyếtđịnh của các cơ quan nhà nước, đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động. Điểm nổi bật là trong qúy 3 Hội đồng quản trị đã thảo luận sâu rộng về chiến lược mới của ACB và trong tháng Giêng năm 2011 đã ban hành Định hướng Chiến lược phát triển của ACB giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn 2020. Ngoài ra, ACB cũng triển khai chương trình quản lý bán hàng (CRM), xây dựng Trung tâm dữ liệu dự phòng đạt chuẩn ở tỉnh Đồng Nai, phát triển hệ thống kênh phần phối phi truyền thống như chuyển đổi Phòng Ngân hàng điện tử, Bộ phận Telesales thành các đơn vị kinh doanh.

Định hướng chiến lược ngân hàng bán l: Từ khi bắt đầu thành lập, định hướng phát triển của ACB là tập trung chủ yếu hoạt động bán lẻ mà đối tượng chính nhắm tới là nhóm khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ với phương châm trở thành “Ngân hàng của mọi nhà”. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ 2005 đến nay, nền kinh tế Việt Nam phát triển kèm theo sự ra đời và hoạt động của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn, để đáp ứng như cầu đa dạng khách hàng, ACB đã từng bước phát triển đối tượng khách hàng bán sỉ mà đối tượng nhắm đến là khách hàng doanh nghiệp lớn. ACB tiến hành phát triển khối khách hàng doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh với nguồn lực tài chính và nhân sự không thua kém khối khách hàng cá nhân hiện hữu. Do phải dàn trải đầu tư, nguồn lực để phục vụ phát triển không còn ưu tiên cho hoạt động bán lẻ như trong thời gian đầu, hậu quả là một lượng lớn khách hàng bán lẻ đông đảo trước đây có phần giảm sút. Theo thống kê nội bộ, thu nhập từ lượng khách hàng bán lẻ giảm từ 70%/tổng lợi nhuận 2009 xuống còn 58%/tổng lợi nhuận 2010, mức giảm này đáng báo động và sẽ có nguy cơ giảm nhanh trong thời gian tới, khi mà các đối thủ cạnh tranh như Sacombank, Eximbank, Techcombank, VIB….cũng đang tập trung khai thác đối tượng khách hàng này. Với mức đóng góp đem lại hiệu quả kinh tế quan trọng như vậy, hoạt động bán lẻ của ACB cần phải tiếp tục được tái đầu tư, tái cấu trúc lại để phát triển mạnh hơn. Trong dài hạn, định hướng ACB vẫn đặt bán lẻ là mục tiêu hoạt động hàng đầu của ngân hàng. Đối tượng khách hàng cá nhân hướng đến được chia làm 03 phân khúc: Đại chúng bậc cao – Giàu có bậc thấp – Giàu có bậc cao, hiện chiếm 40% dân số Việt Nam (theo khảo sát của ACB trong chương trình Truyền Thông Chiến Lược 2011). Đối với khách hàng doanh nghiệp sẽ hướng đến các phân khúc: Doanh nghiệp siêu nhỏ - Doanh nghiệp nhỏ và vừa – Doanh nghiệp trung bình – Tiếp cận có chọn lọc doanh nghiệp lớn. Định hướng trong vòng 5 năm từ 2010 -2015 ACB sẽ trở thành 01 trong 04 ngân hàng lớn nhất Việt Nam và có phong cách phục vụ khách hàng chuyên nghiệp, mang dáng dấp một ngân hàng đa quốc gia thuộc các nước có nền kinh tế phát triển.

Các sn phm dch v bán l cơ bn ca ACB hin nay: Các phẩm phẩm dịch vụ bán lẻ của ACB hiện nay tập trung chủ yếu vào hoạt động huy động vốn và cho vay khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, dịch vụ thẻ ATM. Ngoài ra, ACB đã đầu tư và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử cho cá nhân và doanh nghiệp (ACB online), ngân hàng qua điện thoại (Phone banking), ngân hàng qua điện thoại di động (Mobile banking)…

2.2. Gii thiu v Ngân hàng TMCP ACB-TP.HCM

2.2.1. Đánh giá chung v tình hình kinh tế xã hi khu vc thành ph H Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phốđông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Theo thống kê tại địa chỉ trang web http://www.hochiminhcity.gov.vn, thành phố hiện chiếm 0,6% diện tích đất và 8,34% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20,2% tổng sản phẩm, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án nước ngoài. Vào năm 2005, Thành phố Hồ Chí Minh có 4.344.000 lao động, trong đó 139 nghìn người ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn đang tham gia làm việc. Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người ở thành phố đạt 2.800 USD/năm, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước là 1168 USD/năm. Tổng GDP cả năm 2010 đạt 418.053 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 11.8%.

Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính... Cơ cấu kinh tế của thành phố, khu vực nhà nước chiếm 33,3%, ngoài quốc doanh chiếm 44,6%, phần còn lại là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Về các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 51,1%. Phần còn lại, công nghiệp và xây dựng chiếm 47,7%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,2%. Trong bảng xếp hạng về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, thành phố Hồ Chí Minh xếp ở vị trí thứ 20/63 tỉnh thành.

Về thương mại, Thành phố Hồ Chí Minh có một hệ thống trung tâm mua sắm, siêu thị, chợđa dạng. Chợ Bến Thành là biểu tượng về giao lưu thương mại từ xa xưa của thành phố, hiện nay vẫn giữ một vai trò quan trọng. Những thập niên gần đây, nhiều trung tâm thương mại hiện đại xuất hiện như Saigon Trade Centre, Diamond Plaza... Mức tiêu thụ của Thành phố Hồ Chí Minh cũng cao hơn nhiều so với các tỉnh khác của Việt Nam và gấp 1,5 lần thủđô Hà Nội. Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, có mã giao dịch là VN-Index, được thành lập vào tháng 7 năm 1998. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2007, toàn thị trường đã có 507 loại chứng khoán được niêm yết, trong đó có 138 cổ phiếu với tổng giá trị vốn hóa đạt 365 nghìn tỷđồng.

Tuy vậy, nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Toàn thành phố chỉ có 10% cơ sở công nghiệp có trình độ công nghệ hiện đại. Trong đó, có 21/212 cơ sở ngành dệt may, 4/40 cơ sở ngành da giày, 6/68 cơ sở ngành hóa chất, 14/144 cơ sở chế biến thực phẩm, 18/96 cơ sở cao su nhựa, 5/46 cơ sở chế tạo máy... có trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Cơ sở hạ tầng của thành phố lạc hậu, quá tải, chỉ giá tiêu dùng cao, tệ nạn xã hội, hành chính phức tạp... cũng gây khó khăn cho nền kinh tế. Ngành công nghiệp thành phố hiện đang hướng tới các lĩnh vực cao, đem lại hiệu quả kinh tế hơn.

2.2.2. Ngân hàng TMCP Á Châu ti khu vc thành ph H Chí Minh

Là trung tâm kinh tế của cả nước với thế mạnh ngành kinh tế dịch vụ chiếm đến 51,1% trong tổng số các ngành, Thành phố Hồ Chí Minh được xem là địa bàn hoạt động kinh doanh quan trọng bậc nhất của các doanh nghiệp tài chính hoạt động tại Việt Nam. Đối với ngân hàng Á Châu, thành phố Hồ Chí Minh là nơi khai sinh ra ngân hàng, làn nền tảng cho mọi hoạt động, nơi hình thành và phát triển ngân hàng Á Châu trong khoảng thời gian dài từ khi thành lập đến nay.

Với quyết tâm xây dựng sự vững mạnh từ gốc và lấy Thành phố Hồ Chí Minh làm trọng tâm để phát triển, ngân hàng Á Châu đã mở rộng phạm vi hoạt động tại khu vực TP.HCM tối đa có thể với số lượng hiện tại có tổng cộng 148 đơn

vị kinh doanh (30 chi nhánh và 118 phòng giao dịch) chiếm 46% trên tổng sốđơn vị và bố trí rải đều tại các khu vực trung tâm, đông dân cư của thành phố.

Nguồn nhân lực tại thành phố Hồ Chí Minh hiện chiếm trên 50% tổng số nhân lực toàn hệ thống do bộ máy quản lý (hội đồng quản trị, ban kiểm soát, các khối, trung tâm đào tạo, ban, ngành….)và các kênh phân phối chính (Hội sở, sở giao dịch, chi nhánh lớn) được đặt tại thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nhân lực này được đánh giá là nguồn nhân lực có chất lượng cao nhất so với các khu vực khác trên cả nước do yêu cầu về môi trường kinh doanh từ khu vực kinh tế lớn nhất nước cũng như yêu cầu từ chính nội tại ngân hàng.

Mô hình kênh phân phối của ngân hàng Á Châu khu vực thành phố Hồ Chí Minh được xem là mô hình chuẩn mà ngân hàng đang áp dụng tại các địa điểm kinh doanh khắp cả nước, với việc tập trung hoàn thiện mô hình tại thành phố Hồ Chí Minh cũng đồng nghĩa với việc sự thay đổi sẽ được áp dụng cho mạng lưới kinh doanh cả nước.

2.3. Tình hình kinh doanh cơ bn ca ACB

2.3.1. Đánh giá chung v th trường Tài chính - Ngân hàng

Hiện nay, để khắc phục hậu quả để lại từ việc nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm cứu nền kinh tế khi khủng hoảng xảy ra năm 2008, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có sự can thiệp mạnh tay của chính phủ thông qua chính sách thắt chặt tiền tệ và giảm chi ngân sách. Năm 2011 kinh tế thế giới đang trong quá trình hồi phục nhưng vẫn còn nhiều diễn biến khó lường, hàng loạt các quốc gia có nguy cơ phá sản do nợ công lớn và phải cầu viện đến các nền kinh tế lớn trên thế giới.

Nằm trong xu thế chung đó, kinh tế Việt Nam 2010-2011 tuy cải thiện chút ít nhưng vẫn còn nhiều điều đáng bàn. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2010 đạt 6,7% vượt kế hoạch 6,5% đề ra trước đó, tuy nhiên CPI năm 2010 lại tăng 8% cao hơn 1% so với dự đoán. Năm 2011, với chính sách thắt chặt tín dụng tăng trưởng tối đa 20% và nhiều biện pháp kiềm chế lạm phát như qui định trần lãi suất huy động 14% đã gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp có nhu cầu vốn nói chung và các

ngân hàng nói riêng hiện nay. Ngoài ra diễn biến tỷ giá còn khó dự báo, lãi suất chưa ổn định, giá vàng nhảy múa… đã tác động mạnh đến kết quả hoạt động của các ngân hàng, chỉ tiêu lợi nhuận được dự đoán sẽ khó đạt trong năm tài chinh 2011.

Hoạt động kinh doanh của hầu hết các NHTM được dự báo vẫn còn tăng trưởng trong năm 2011, nhưng lợi nhuận sẽ không có nhiều đột biến, một số ngân hàng phụ thuộc quá mức vào hoạt động tín dụng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, do đó mục tiêu phát triển ổn định và bền vững sẽđược đặt lên hàng đầu.

2.3.2. Kết qu kinh doanh ca ACB năm 2010

Như chúng ta đã biết, tình hình suy thoái kinh tế thế giới và Việt Nam tồn tại trong khoản thời gian dài có tác động tiêu cực rất lớn đến nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Để tồn tại và phát triển, ACB đã nổ lực rất lớn trong thời gian qua nhằm đảm bảo định hướng phát triển an toán và hiệu quả. Về quản lý rủi ro, tỷ lệ nợ xấu của ACB cuối năm 2010 chỉ là 0,34% thấp nhất trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Với kết quả này, ACB tiếp tục là ngân hàng duy nhất trong nhóm các NHTM cổ phần hàng đầu có tỷ lệ nợ xấu dưới 0,5% so với 3,2% của toàn ngành. Do đó, chất lượng tín dụng của ACB tiếp tục được duy trì và khẳng định trên thị trường tài chính.

Về tăng trưởng quy mô, so sánh với các doanh nghiệp là ngân hàng đã niêm yết trên sàn chứng khoản, ACB là ngân hàng cổ phần tư nhân có tổng tài sản lớn nhất (mặc dù vốn chủ sử hữu xếp sau Eximbank) và chỉ xếp sau hai ông lớn cổ phần nhà nước là Vietinbank và Vietcombank, điều này phần nào chứng minh đươc uy tín cũng như khả năng kinh doanh vượt trội của ACB trên thị trường tài chính.

Về lợi nhuận, năm 2010 với định hướng phát triển vững chắc thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu thấp nhất, ACB không đặt chỉ tiêu chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá, do đó kết quả lợi nhuận năm 2010 tăng trưởng thấp đạt 2.339 tỷđồng tăng 6,3% so với năm 2009.

Về cơ cấu lợi nhuận của Ngân hàng cũng khá đa dạng và thay đổi theo từng thời điểm. Năm 2010 thu nhập từ lãi chiếm 77% (bao gồm lãi tín dụng cho vay

ngoài và cho vay liên ngân hàng), hoạt động dịch vụ chiếm 22,6%, đây chính 02 nguồn lợi nhuận chủ yếu từ hoạt động của ACB. Do có thế mạnh về huy động vốn, trong 06 tháng đầu năm 2011, ACB tiếp tục tăng trưởng lợi nhuận từ lãi vay, đặc biệt là lãi từ cho vay liên ngân hàng mang lại tính an toàn tương đối cao.

Về cổ tức, dựa trên kết quả kinh doanh khả quan năm 2010, ACB đã tạm ứng cổ tức đợt 1 bằng tiền mặt 1.700 đồng/cổ phiếu trong quý 3/2010 và đợt 2 trong quý 2/2011 ở mức 700 đồng/cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận năm 2010. Ngoài ra, Ngân hàng còn hoàn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc nguồn nhân lực tại kênh phân phối để làm tiền đề cho việc nâng cao năng suất lao động, đánh giá đúng năng lực,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu khu vực thành phố Hồ Chí Minh (Trang 31)