Cơ sở sinh lý của việc xây dựng chế độ sinh hoạt của trẻ mẫu giáo 5-6 ở trường mầm non

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 6 TUỔI THÔNG QUA CHẾ ĐỘ SINH HOẠT HÀNG NGÀY TẠI TRƯỜNG MẦM NON (Trang 29)

- Về hành vi:

1.3.2. Cơ sở sinh lý của việc xây dựng chế độ sinh hoạt của trẻ mẫu giáo 5-6 ở trường mầm non

luân phiên các hình thức hoạt động, nghỉ ngơi, thức, ngủ trên cơ sở đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi nhằm thỏa mãn những nhu cầu của trẻ, đảm bảo trạng thái cân bằng của hệ thần kinh, giúp trẻ phát triển tốt.

Chế độ sinh hoạt là phương tiện hữu hiệu để giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo. Bất kỳ một phẩm chất nhân cách nào cũng được hình thành, được rèn luyện và thể hiện qua các hoạt động trong cuộc sống. Chế độ sinh hoạt hàng ngày chính là các hoạt động trong cuộc sống thực tiễn của trẻ được phân định theo quy luật sinh học và quy luật tâm lý, là nội dung cuộc sống của trẻ ở trường mầm non. Nhìn vào chế độ sinh hoạt, người ta có thể biết được trẻ sống như thế nào trong một ngày. Vì vậy có thể nói chế độ sinh hoạt là nền tảng của quá trình giáo dục HVĐĐ cho trẻ.

Chế độ sinh hoạt đúng sẽ kích thích sự phát triển toàn bộ cơ thể trẻ, làm cho cơ thể trẻ hoạt động tích cực, từ đó tạo điều kiện cho trẻ có nhu cầu hoạt động, có trạng thái sức khỏe ổn định và tích cực. Thời gian thức, ngủ, chế độ ăn, vui chơi, giao tiếp hợp lý là điều kiện cần thiết cho cơ thể trẻ khỏe mạnh về thể chất và tinh thần.

Đích cuối cùng của bất cứ quá trình giáo dục phẩm chất nhân cách nào cũng là hình thành thói quen cho trẻ. Việc thống nhất các yêu cầu, phương pháp, các biện pháp, nội dung giáo dục theo nguyên tắc phát huy tính tự lực của trẻ thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày là đặc điểm quan trọng nhất chi phối một cách toàn diện quá trình giáo dục các hành vi chuẩn mực trong cuộc sống. Sự lặp lại nội dung sinh hoạt với yêu cầu rèn luyện thói quen hành vi trong các thời điểm ăn, ngủ, học tập, vui chơi, lao động là điều kiện củng cố hình thành các kỹ năng, kỹ xảo, thói quen hành vi đạo đức hàng ngày cho trẻ.

Tóm lại: chế độ sinh hoạt có ý nghĩa quan trọng và là phương tiện cơ bản để giáo dục HVĐĐ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

1.3.2. Cơ sở sinh lý của việc xây dựng chế độ sinh hoạt của trẻ mẫu giáo 5-6 ởtrường mầm non trường mầm non

Hoạt động của con người được đặc trưng bởi hai quá trình sinh lý cơ bản: Thức và ngủ. Đó cũng là nhu cầu sinh lý của cơ thể. Theo định nghĩa của các nhà sinh lý học: Thức là trạng thái hoạt động của vỏ não trong mỗi quan hệ với vùng dưới vỏ. Trạng thái này được tồn tài bởi những kích thích khác nhau, chủ yếu từ bên ngoài. Những kích thích bên ngoài được cơ thể nhận biết qua các cơ quan thụ cảm. Trạng thái thức tích cực sẽ xuất hiện ngay từ những ngày đầu cuộc sống dưới ảnh hưởng của những kích thích bên trong (đói, đau, khát, .v.v.) và bên ngoài là giao tiếp với người lớn và những kích thích khác từ môi trường. Theo lứa tuổi số lượng và tính chất của các cảm giác khác nhau, thời gian thức của trẻ trở nên dài hơn. Tuy nhiên khả năng làm việc của vỏ não hạn chế, điều này phụ thuộc vào lứa tuổi, vào những đặc điểm riêng của trẻ em, vào trạng sức khỏe và những kích thích bên trong và bên ngoài. Như vậy thời gian thức của trẻ chỉ giới hạn trong một khoảng thời gian xác định sau đó trẻ phải nghỉ ngơi hoàn toàn, đó là giấc ngủ. Nếu thức nhiều, không ngủ sẽ xuất hiện trạng thái mệt mỏi.

Giấc ngủ là nhu cầu sinh lý của cơ thể. Trong thời gian ngủ, tính nhạy cảm của các giác quan với những kích thích bình thường từ môi trường xung quanh, tính tích cực vận động và quá trình trao đổi chất giảm. Trong thời gian ngủ, khả năng làm việc của não bộ phục hồi. Bởi vậy, cần tạo điều kiện cho trẻ có giấc ngủ sâu, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Thức và ngủ là hai quá trình liên hệ chặt chẽ với nhau. Trạng thái thức tích cực sẽ kêu gọi giấc ngủ sâu và ngược lại nếu trẻ ngủ sâu thì khi thức dậy sẽ tích cực hơn.

Giấc ngủ sâu của trẻ sơ sinh khoảng 20-21 giờ/ 1 ngày. Trẻ 5-7 tuổi ngủ khoảng 11 giờ/ 1 ngày. Thời gian còn lại sẽ là thức và hoạt động.

Toàn bộ hoạt động thần kinh cao cấp được xây dựng trên cơ sở hoạt động của hai quá trình thần kinh cơ bản là hưng phấn và ức chế. Quy luật chuyển từ hưng phấn sang ức chế đòi hỏi phải có sự phân chia chế độ sinh hoạt hợp lý sao cho trẻ có thể hoạt động với các hình thức khác nhau, tránh gây ra mệt mỏi. Bất cứ một hoạt động nào diễn ra trong thời gian lâu cũng dẫn đến sự mệt mỏi cho trẻ, hệ thần kinh chuyển từ trạng thái hưng phấn sang ức chế, bởi vậy cơ sở khoa học của việc phân chia chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là dựa trên các quy luật hoạt động của thần kinh cao cấp (quy luật chuyển từ hưng phấn sang ức chế, quy luật lan tỏa và tập trung).

Môi trường bên ngoài vô cùng phức tạp ảnh hưởng không ngừng đến cơ thể con người. Ảnh hưởng qua lại giữa cơ thể con người và môi trường được thực hiện bởi hoạt động của hệ thần kinh. Hình thức hoạt động cơ bản của hệ thần kinh là các phản xạ dựa trên sự hoạt động của các mô thần kinh, tạo thành 3 bộ phận khác nhau:

- Bộ phận tiếp nhận các kích thích: Các cơ quan thụ cảm - Bộ phận dẫn truyền: Các dây thần kinh

- Bộ phận phân tích và tổng hợp các kích thích: các trung khu thần kinh

Sự phối hợp hoạt động của ba bộ phận đó đảm bảo cho cơ thể thích ứng với môi trường và sự thống nhất giữa các bộ phận trong cơ thể bằng cơ chế phản xạ. Con đường dẫn truyền thần kinh từ cơ quan thụ cảm, qua trung ương thần kinh rồi đến cơ quan phản ứng gọi là một cung phản xạ. Phản xạ có hai loại: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Các phản xạ có điều kiện nếu không lặp lại thường xuyên sẽ mất đi. Trong những điều kiện bình thường của điều kiện sống, các kích thích không tồn tại một cách riêng rẽ. Chúng thường tạo thành một tổ hợp kích thích đồng thời hoặc nối tiếp. Mỗi một sự vật hiện tượng là một tổ hợp đồng thời của nhiều kích thích: Thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác. Lời nói là điển hình của tổ hợp những kích thích về âm thanh. Hoạt động tổng hợp của vỏ não cho phép hợp nhất những kích thích riêng lẻ hay những phản ứng riêng lẻ thành một tổ hợp hoàn chỉnh gọi là tính hệ thống, quy luật hoạt động có hệ thống của vỏ não [49]. Một trong những biểu hiện quan trọng nhất của tính hệ thống trong hoạt động của vỏ não là hình thành những “Định hình động lực” (động hình). Đó là một hệ thống phản xạ có điều kiện được lặp đi lặp lại theo một trình tự nhất định và theo một khoảng thời gian nhất định, trong một thời gian dài. Sau đó chỉ cần một phản xạ đầu xảy ra là toàn bộ những phản xạ tiếp theo sẽ xảy ra theo lối “dây chuyền” nghĩa là một kích thích có thể đại diện cho các kích thích khác để gây ra phản xạ. Định hình động lực là cơ sở của những hành động đã tự động hóa, các kỹ năng kỹ xảo, thói quen của trẻ đối với chế độ sinh hoạt hàng ngày. Tính ổn định của chế độ sinh hoạt với sự lặp lại thường xuyên các hoạt động là cơ sở quan trọng của việc hình thành các hành vi tự lực, thành phần quan trọng nhất của tính tự lực. Chính chế độ sinh hoạt hàng ngày cũng là một tổ hợp các kích thích lên cơ thể trẻ và tạo điều kiện hình thành các định hình động lực, đó cũng là cơ sở sinh lý thần kinh của các hành vi và thói quen hành vi ở trẻ.

Ở trẻ 5-6 tuổi hệ thần kinh phát triển nhanh, cường độ và tính linh hoạt của các quá trình thần kinh đều tăng lên. Đến 6 tuổi ức chế trong trở nên ổn định hơn, sức làm việc của vỏ não được nâng cao. Ức chế ngoài cũng giảm bớt ý nghĩa đối với trẻ, nghĩa là những kích thích đột ngột từ bên ngoài không có ảnh hưởng mạnh đến phản xạ có điều kiện đã thành lập. Như vậy các hành vi của trẻ dễ hình thành và củng cố hơn. Hệ thần kinh phát triển nhanh nhưng chưa hoàn thiện, hiện tượng lan tỏa chiếm ưu thế, quá trình hưng phấn mạnh hơn ức chế. Nếu trẻ làm việc quá nhiều sẽ phát sinh hiện tượng mệt mỏi. Việc chuyển tiếp nhịp nhàng, luân phiên các dạng hoạt động với tính chất khác nhau sẽ tiết kiệm năng lượng của vỏ não, giúp cơ thể hồi phục sức khỏe.

Sự hình thành các hành vi xã hội từ chế độ sinh hoạt hàng ngày theo phương thức đương thời, theo cơ chế thần kinh của trẻ mẫu giáo. Sự hình thành các hành vi xã hội, trong đó được nhắc đi nhắc lại theo chu kì ổn định qua chế độ sinh hoạt hàng ngày dẫn đến sự hình thành thói quen hành vi xã hội, trong đó có hành vi đạo đức.

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 6 TUỔI THÔNG QUA CHẾ ĐỘ SINH HOẠT HÀNG NGÀY TẠI TRƯỜNG MẦM NON (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w