Phối hợp giữa gia đình và nhà trường

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 6 TUỔI THÔNG QUA CHẾ ĐỘ SINH HOẠT HÀNG NGÀY TẠI TRƯỜNG MẦM NON (Trang 72)

- Các tiêu chí đánh giá

3.1.2.7.Phối hợp giữa gia đình và nhà trường

Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÀNH VI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON

3.1.2.7.Phối hợp giữa gia đình và nhà trường

Gia đình là nơi trẻ sinh ra, là môi trường giáo dục đầu tiên của trẻ. Giáo dục gia đình mang tính cảm xúc sâu sắc, mang tính cá biệt, linh hoạt với từng trẻ vì không ai yêu và hiểu con như chính cha mẹ chúng. Vì vậy, có thể nói gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành thói quen, nhân cách của trẻ bên cạnh trường lớp.

*Ý nghĩa:

Trẻ 5 – 6 tuổi có nhận thức tương đối đầy đủ về những gì học được tại trường, lớp nhưng để củng cố và hình thành thói quen cho trẻ trong hành vi cần có sự góp sức rèn rũa, uốn nắn của gia đình. Nếu ở trường giáo viên dạy theo phương pháp A, về nhà bộ mẹ dạy theo phương pháp B như vậy không có sự thống nhất và hệ quả nhiệm vụ giáo dục trẻ không thể đạt được.

Việc phối hợp giữa trường mầm non và gia đình trong vấn đề giáo dục hành vi BVMT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày nhằm giải quyết những vấn đề sau đây:

- Thống nhất các yêu cầu và biện pháp nhằm giáo dục hành vi BVMT cho trẻ ở trường mầm non và gia đình.

- Tiếp tục củng cố, rèn luyện những nhận thức, thái độ, hành vi đúng đắn với môi trường mà trẻ đã học được ở trường mầm non.

- Nâng cao nhận thức về môi trường của chính phụ huynh và từ đó là tấm gương cho trẻ noi theo.

*Nội dung và cách thực hiện:

Sau khi đánh giá chung về nhận thức, thái độ, hành vi BVMT của trẻ tại trường mầm non, giáo viên có thể thông báo kết quả hoặc trao đổi với phụ huynh. Bên cạnh đó, giáo viên tích cực tuyên truyền về vấn đề BVMT trong trường mầm non: Trẻ có thể làm gì để góp phần BVMT? Cha mẹ có thể làm gì để góp phần cùng nhà trường xây dựng nhận thức, thái độ và hành vi đúng của trẻ với môi trường?

Trên cơ sở đó, giáo viên đưa ra những biện pháp của mình và hướng dẫn phụ huynh áp dụng tại nhà cho con. Ngoài ra, giáo viên yêu cầu phụ huynh sưu tầm thêm các câu chuyện, thơ, câu đố, video về môi trường cùng xem với trẻ và đưa ra những định hướng nhậ thức, thái độ, hành vi đúng đắn để giúp BVMT.

Lưu ý với phụ huynh trong những ngày con nghỉ ở nhà cần tuân theo giờ giấc sinh hoạt tại lớp, giờ nào việc nấy. Bên cạnh đó, phụ huynh để cho con tự lập, tự phục vụ.

Hàng ngày, giáo viên trao đổi với phụ huynh những chuyển biến hoặc những sự kiện của trẻ ở lớp, những phương pháp phù hợp với trẻ để phụ huynh có thể sát sao và áp dụng kịp thời. Ngược lại, giáo viên cũng là người lắng nghe, hỏi han phụ huynh tình hình của trẻ ở nhà để nắm bắt kịp thời, khen ngợi, động viên hoặc đưa ra những biện pháp củng cố, những biện pháp phù hợp hơn với trẻ.

Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường nhịp nhàng, khéo léo sẽ là điều kiện tốt giúp trẻ hình thành những nhận thức đúng, những thái độ tích cực và những hành vi chuẩn mực đối với môi trường.

3.2. Thực nghiệm một số biện pháp giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻmẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trường mầm non

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 6 TUỔI THÔNG QUA CHẾ ĐỘ SINH HOẠT HÀNG NGÀY TẠI TRƯỜNG MẦM NON (Trang 72)