Thực trạng hành vi BVMTcủa trẻ mẫu giáo –6 tuổ

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 6 TUỔI THÔNG QUA CHẾ ĐỘ SINH HOẠT HÀNG NGÀY TẠI TRƯỜNG MẦM NON (Trang 57)

- Các tiêu chí đánh giá

2.4.2.4. Thực trạng hành vi BVMTcủa trẻ mẫu giáo –6 tuổ

Theo bảng 2.8 có thể thấy:

+ Trẻ xếp loại tốt: 3/200 số trẻ chiếm 1,5 % + Trẻ xếp loại khá: 45/200 số trẻ, chiếm 22,5 % + Trẻ xếp loại khá: 87/200 số trẻ, chiếm 43,5 %

+ Trẻ xếp loại trung bình: 65/200 số trẻ, chiếm 32,5 %

Bảng 2.8. Thực trạng về mức độ hành vi BVMT của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

Lớp Số lượng Xếp loại Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % M 3 87 1 1,15 18 20,69 38 43,68 30 34,48 M 4 82 2 2,44 22 26,83 35 42,68 23 28,05 M 5 31 0 0,00 5 16,13 14 45,16 12 38,71 Tổng 200 3 1,50 45 22,50 87 43,50 65 32,50

Có thể thấy kết quả thực trạng hành vi BVMT của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại 3 lớp M3, M4, M5 thấp hơn so với kết quả thực trạng về nhận thức, thái độ về BVMT của trẻ. Bởi vì việc có nhận thức và thái độ đúng đắn đôi khi không đồng nhất với hành vi đúng đắn, mọi thứ với trẻ chủ yếu vẫn còn nằm trên lí thuyết vì trẻ chưa thực sự có thói quen và tự giác với việc BVMT, chưa ý thức sâu sắc được hành vi nên và không nên làm với môi trường, nguyên nhân có thể chưa có cơ hội để trẻ được trải nghiệm hành vi BVMT của mình.

Qua kết quả về nhận thức, thái độ, hành vi bảo vệ môi trường của trẻ 5 – 6 tuổi ở 3 lớp, có thể thấy kết quả ở cả 3 lớp có sự đồng đều nhất định, do chất lượng trẻ đồng đều và cùng được giáo dục theo một chương trình chung.

Nhận thức, thái độ sẽ tác động trực tiếp tới hành vi của trẻ. Vì vậy, với nhận thức, thái độ BVMT mà trẻ có được ở kết quả điều tra phù hợp với kết quả hành vi của trẻ. Nhìn chung, kết quả khảo sát thực trạng cho thấy giáo dục HVBVMT tại đây chưa thực sự đạt được hiệu quả. Vậy bằng các phương pháp, biện pháp cụ thể với năng lực sư phạm của mình giáo viên cần thay đổi thực trạng này, cần nâng cao nhận thức, thái độ và hành vi BVMT của trẻ mầm non 5 – 6 tuổi. Đặc biệt, cần tạo

nhiều cơ hội, tình huống sinh động trong chế độ sinh hoạt, trong các hoạt động cơ bản hàng ngày để trẻ có được điều kiện thể hiện được hành vi BVMT của mình.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Qua khảo sát thực trạng về nhận thức, các biện pháp, ý kiến của giáo viên về giáo dục hành vi BVMT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi chúng ta thấy rằng việc giáo dục hành vi BVMT cho trẻ ở trường mầm non chưa được các cấp quản lí và giáo viên đầu tư, quan tâm đúng mức, vì vậy bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế nhất định về nhận thức, thể hiện qua việc sử dụng các biện pháp giáo dục hành vi BVMT.

Kết quả nghiên cứu về thực trạng nhận thức, thái độ, hành vi BVMT ở trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi cũng cho thấy mức độ nhận thức và thái độ BVMT ở trẻ mẫu giáo có xu hướng tích cực hơn so với hành vi BVMT ở trẻ.

Từ các kết quả khảo sát thực trạng, tác giả luận văn có cơ sở để đưa ra những biện pháp cụ thể mang tính khoa học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục hành vi BVMT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.

Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÀNH VI BẢO VỆ MÔITRƯỜNG CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 6 TUỔI THÔNG QUA CHẾ ĐỘ SINH HOẠT HÀNG NGÀY TẠI TRƯỜNG MẦM NON (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w