- Về hành vi:
1.4.1. Bảo vệ môi trường
1.4.1.1.Khái niệm “Giáo dục môi trường cho trẻ mầm non”
Dựa trên tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo/ Chương trình phát triển Liên hợp quốc 1998, khái niệm “Giáo dục môi trường” được hiểu là quá trình “nhằm phát triển ở người học sự hiểu biết và quan tâm trước những vấn đề môi trường, bao gồm kiến thức, thái độ, hành vi, trách nhiệm, kỹ năng để tự mình và tập thể đưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề môi trường trước mắt và lâu dài”.
Theo quan niệm này, khái niệm “Giáo dục môi trường cho trẻ mầm non” được hiểu như sau:
Giáo dục môi trường cho trẻ ở trường mầm non là quá trình nhằm phát triển ở trẻ những hiểu biết sơ đẳng về môi trường, quan tâm đến các vấn đề môi trường phù hợp với lứa tuổi được thể hiện qua kiến thức, thái độ, kỹ năng, hành vi của trẻ đối với môi trường xung quanh – như là chuẩn mực xã hội của hành vi đối với môi trường. Giáo dục môi trường là quá trình lâu dài, trong đó giáo dục môi trường cho trẻ lứa tuổi mầm non là sự khởi đầu quan trọng cho sự tiếp tục trong những năm học phổ thông và sau này trong suốt cuộc đời. Giáo dục môi trường phải được tiến hành từ khi trẻ còn nhỏ để tạo ra những hành vi tốt đối với môi trường và giáo dục trẻ bắt đầu thấy được trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường [42]. Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Do vậy, trường mầm non là môi trường thuận lợi nhất để tạo ra những tiền đề đầu tiên cho việc hình thành nhân cách con người mới. Trong đó, việc phát triển ở trẻ những hiểu biết và
quan tâm đến môi trường phù hợp với lứa tuổi là một trong những yêu cầu cấp thiết ở bậc học này.