Kết quả thực nghiệm hình thành

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 6 TUỔI THÔNG QUA CHẾ ĐỘ SINH HOẠT HÀNG NGÀY TẠI TRƯỜNG MẦM NON (Trang 80)

- Các tiêu chí đánh giá

Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÀNH VI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON

3.2.4.3. Kết quả thực nghiệm hình thành

Ở giai đoạn này, chúng tôi tổ chức các hoạt động đã được xây dựng ở mục 3.1.2 với mục đích xây dựng, phát triển và củng cố nhận thức, thái độ, hành vi của trẻ với các vấn đề về môi trường và BVMT. Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.5. Kết quả điểm trung bình của nhóm TN trước và sau thực nghiệm Nhóm thực nghiệm Trước TN Sau TN NT TĐ HV NT TĐ HV Số trẻ 42 42 42 42 42 42 Lỗi 0 0 0 0 0 0 Điểm TB 8.93 8.21 29.48 15.19 14.81 52.60 Độ lệch chuẩn 3.802 3.475 13.897 3.501 3.597 14.409 Điểm thấp nhất 2 3 10 5 4 15 Điểm cao nhất 15 15 54 20 20 72

Biểu đồ 3.2. Kết quả điểm trung bình của nhóm TN trước và sau thực nghiệm Bảng 3.6. Kết quả điểm trung bình của nhóm ĐC trước và sau thực nghiệm

Biểu đồ 3.3. Kết quả điểm trung bình của nhóm ĐC trước và sau thực nghiệm

Biểu đồ 3.4. Điểm trung bình của nhóm ĐC và nhóm TN sau thực nghiệm

Dựa theo số liệu bảng 3.5 và biểu đồ 3.2, ta thấy ở nhóm thực nghiệm, kết quả trước và sau thực nghiệm có sự thay đổi hoàn toàn:

Điểm trung bình nhận thức, thái độ, hành vi của trẻ trước thực nghiệm lần lượt là: 8, 93; 8,21; 29,48 thì sau thực nghiệm điểm trung bình lần lượt lên tới 15,19; 14.81; 52,60.

Điểm thấp nhất của trẻ về nhận thức, hành vi, thái độ của trẻ trước thực nghiệm lần lượt: 2, 3, 10; điểm cao nhất lần lượt: 15,15,54. Sau thực nghiệm, điểm số lần lượt:5, 4, 15 thấp nhất; điểm cao nhất: 20, 20, 72.

Nhóm đối chứng Trước TN Sau TN NT TĐ HV NT TĐ HV Số trẻ 42 42 42 42 42 42 Lỗi 0 0 0 0 0 0 Điểm trung bình 8.98 8.86 29.86 10.19 10.07 33.24 Độ lệch chuẩn 4.027 3.948 15.323 4.169 4.045 15.490 Điểm thấp nhất 4 4 10 4 5 12 Điểm cao nhất 17 17 56 18 17 60

Dựa theo số liệu bảng 3.6 và biểu đồ 3.3 ta thấy ở nhóm đối chứng, kết quả trước và sau thực nghiệm cũng có sự thay đổi, nhưng đó là thay đổi không nhiều:

Điểm trung bình nhận thức, thái độ, hành vi của trẻ trước thực nghiệm lần lượt là: 8.98, 8.86, 29.86 thì sau thực nghiệm điểm trung bình lần lượt là 10.19, 10.07, 33.24.

Điểm thấp nhất của trẻ về nhận thức, hành vi, thái độ của trẻ trước thực nghiệm lần lượt:4, 4, 10; điểm cao nhất lần lượt: 17,17,56. Sau thực nghiệm, điểm số lần lượt:4, 5, 12 thấp nhất; điểm cao nhất: 18, 17, 60.

Sau thực nghiệm, trẻ ở nhóm thực nghiệm có sự thay đổi mạnh mẽ và toàn diện trong khi trẻ nhóm đối chứng không có sự thay đổi nhiều, mặc dù phần lớn các bạn đều có tiến bộ đôi chút so với thời điểm trước khi tiến hành thực nghiệm, điều này thể hiện rõ qua biểu đồ 3.4.

Bảng 3.7. Bảng số lượng theo mức độ nhận thức của trẻ hai nhóm trước và sau thực nghiệm

Nhóm Mức độ nhận thức (số lượng trẻ)

Cao Khá Tb Thấp

TTN dc 2 9 19 12

tn 0 11 19 12

STN dctn 247 107 187 101

Bảng 3.8. Bảng số lượng theo mức độ thái độ của trẻ hai nhóm trước và sau thực nghiệm

Nhóm mức độ thái độ (số lượng trẻ) Cao Khá Tb Thấp

TTN dc 2 9 19 12

tn 0 10 20 12

STN dctn 227 127 187 101

Bảng 3.9. Bảng số lượng theo mức độ hành vi của trẻ hai nhóm trước và sau thực nghiệm

Nhóm mức độ hành vi (số lượng trẻ)

Cao Khá Tb Thấp

TTN dc 1 10 19 12

STN dc 8 6 18 10

tn 24 9 8 1

Theo bảng 3.7, bảng 3.8, bảng 3.9 số lượng trẻ có nhận thực, thái độ, hành vi BVMT đạt mức độ cao và khá của nhóm thực nghiệm tăng lên và số trẻ đạt mức độ trung bình, thấp giảm đi với lượng lớn.

Trong khi ở nhóm ĐC, số lượng trẻ có nhận thức, thái độ, hành vi BVMT đạt mức độ cao và khá của nhóm chỉ tăng nhẹ vài ba trẻ và mức độ trẻ đạt loại trung bình, yếu giảm không đáng kể.

Sau thực nghiệm, trẻ ở nhóm TN có sự thay đổi cả về chất và lượng trong nhận thức, thái độ và hành vi với môi trường. Trẻ đã nhận thức đúng và đủ hơn về môi trường bao gồm không khí, nước, thiên nhiên xung quanh mình, ở lớp, ở nhà; bảo vệ môi trường đối với trẻ có rất nhiều cách, dù là rất nhỏ, và trẻ hoàn toàn có thể góp sức mình để bảo vệ môi trường: Trẻ chủ động tự phục vụ (sáng đến lớp tự cất giày dép, ba lô; tự biết ăn đủ suất, biết tự giác cất chăn, gối của mình sau khi ngủ dậy...v.v.); giờ ăn không nói chuyện, không rơi vãi; chơi xong biết cất đồ chơi đúng nơi quy định, rửa tay biết mở vòi nước thật nhỏ, ở nhà biết tắt quạt, tắt điện khi đi ra khỏi phòng hay là tự giác lấy nước tưới cây nếu thấy cây ở góc thiên nhiên thiếu nước...v.v. Những điều như vậy chỉ là những điều nhỏ trong vô vàn những điều trẻ đã nhận thức và đã có thể tự làm để góp sức làm đẹp lớp học, đẹp trường học, đẹp nhà, đẹp cả những nơi công cộng. Như vậy chính là những hành vi đúng mực giúp BVMT sống quanh trẻ.

Trẻ có nhận thức, có thái độ đúng đắn nên tự hình thành cho mình nhu cầu có những hành vi đúng mực với môi trường, trẻ hoàn toàn trở nên tích cực, tự giác và chủ động trong các hoạt động của mình qua CĐSH tại trường.

Trẻ ở nhóm ĐC hầu như không có sự thay đối, nhận thức của trẻ còn hạn chế, thái độ còn chưa rõ ràng vì vậy hành vi mang nhiều tính ngẫu hứng. Tuy nhiên, qua 1 năm học trẻ cũng đã có những nhận thức nhất định, và vì các bạn khác trong lớp có những hành vi tích cực với môi trường nên trẻ cũng học theo, từ đó một vài trẻ có sự tiến bộ vượt bậc.

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 6 TUỔI THÔNG QUA CHẾ ĐỘ SINH HOẠT HÀNG NGÀY TẠI TRƯỜNG MẦM NON (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w