Chức vụ gắn với nghĩa vụ

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 6 TUỔI THÔNG QUA CHẾ ĐỘ SINH HOẠT HÀNG NGÀY TẠI TRƯỜNG MẦM NON (Trang 69)

- Các tiêu chí đánh giá

3.1.2.5.Chức vụ gắn với nghĩa vụ

Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÀNH VI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON

3.1.2.5.Chức vụ gắn với nghĩa vụ

“Chức vụ” được giáo viên phân công trong quá trình theo dõi trẻ học tập ở lớp sau một thời gian nhất định và các “chức vụ” này được áp dụng mọi lúc, mọi hoạt động, được cô và cả lớp thừa nhận, được các thành viên trong lớp tuân theo, có giá trị trong mọi hoàn cảnh ở lớp, hoàn toàn không phải trò chơi phân vai. “Chức vụ” ở đây có thể là nhóm trưởng, tổ phó, tổ trưởng, lớp phó, lớp trưởng...ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Tương ứng với mỗi “chức vụ” ở mỗi lĩnh vực sẽ là những nhiệm vụ khác nhau mà trẻ giữ “chức vụ” luôn phải tự giác hoàn thành, đồng thời có trách nhiệm giám sát, đôn đốc các bạn trong nhóm thực hiện đúng.

* Ý nghĩa:

Trẻ mầm non luôn muốn được khẳng định mình, thích được làm người lớn, và thích được mọi người công nhận. Dựa vào đặc điểm tâm lí này, tại trường mầm non giáo viên có thể áp dụng nhiều biện pháp khơi dậy sự tự giác trong các hoạt động của trẻ.

- Nâng cao ý thức tự giác thực hiện hành vi BVMT của trẻ.

- Luôn có trách nhiệm với hành vi của mình và của các bạn trong nhóm. - Tăng cường khả năng hoạt động nhóm, đánh giá và tự đánh giá của trẻ. - Tạo động lực, sự hưng phấn trong quá trình thực hiện các hành vi BVMT.

* Nội dung và cách thực hiện:

Trẻ 5 – 6 tuổi có thể tự mình làm được rất nhiều công việc đơn giản: Tự phục vụ, biết giúp các cô kê bàn ghế, chải chiếu, lấy và cất chăn, gối...v.v. Ở lớp, chế độ sinh hoạt trải dài cả một ngày với nhiều hoạt động, giáo viên nên yêu cầu sự giúp đỡ của trẻ với những công việc vừa sức như một cách giáo dục tính tự giác cho trẻ.

Ví dụ ở lớp, giáo viên có thể chia ra thành nhiều đội nhỏ: Đội kê bàn, đội chả chiếu, đội lấy gối, đội quản lí ghế, đội giám sát, đội lau bàn...v.v tùy theo môi trường lớp học và mục đích của giáo viên.

Các bạn nhóm trưởng được phân công luôn phải hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, đồng thời giám sát công việc của các bạn khác trong nhóm. Ví dụ nhóm kê bàn: Có nhiệm vụ kê bàn học, bàn ăn và cất đúng nơi quy định khi học và ăn xong, nhóm này thường là các bạn nam nhanh nhẹn; nhóm lau bàn thường là các bạn gái khéo léo, có nhiệm vụ lau bàn sau khi ăn xong...Nhóm trưởng của mỗi nhóm luôn là người có tinh thần cao nhất, đồng thời nhắc nhở các thành viên còn lại. Nếu nhóm trưởng làm không tốt, sẽ bị “hạ chức” và thay bằng nhóm trưởng mới.

Thực tế cho thấy biện pháp này phát huy hiệu quả vô cùng to lớn, có những trẻ từng là học sinh cá biệt nhưng sau khi cô cho làm đội trưởng kèm theo sự động viên, khen ngợi kịp thời của giáo viên trở nên vô cùng có trách nhiệm và tự giác với những công việc được giao, và luôn cố gắng thể hiện mình là người có hành vi đúng đắn, chuẩn mực. Nếu trong nhóm có nhiều người hoàn thành tố vai trò, chức vụ trưởng nhóm có thể được luân phiên.

Biện pháp chức vụ và nghĩa vụ khi được áp dụng khéo léo sẽ mang lại hiệu quả to lớn trong việc giáo dục hành vi BVMT của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, gây được hiệu ứng sâu rộng đối với trẻ, trẻ có chức vụ luôn cố gắng để xứng đáng với vai trò của mình, còn những trẻ chưa có chức vụ cũng không ngừng cố gắng để được thay

bạn. Biện pháp này không mang tính ganh đua mà giống như một sự khích lệ cố gắng nơi trẻ.

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 6 TUỔI THÔNG QUA CHẾ ĐỘ SINH HOẠT HÀNG NGÀY TẠI TRƯỜNG MẦM NON (Trang 69)