Nêu gương, khích lệ, thi đua

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 6 TUỔI THÔNG QUA CHẾ ĐỘ SINH HOẠT HÀNG NGÀY TẠI TRƯỜNG MẦM NON (Trang 66)

- Các tiêu chí đánh giá

3.1.2.3.Nêu gương, khích lệ, thi đua

Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÀNH VI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON

3.1.2.3.Nêu gương, khích lệ, thi đua

Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi rất thích thể hiện bản thân, thích chứng tỏ mình là người lớn, là người quan trọng. Vì vậy, giáo viên mầm non có thể dùng các biện pháp nêu gương, khích lệ, thi đua đối với trẻ nhằm giáo dục nhận thức, thái độ và hành vi đúng đắn về BVMT thông qua CĐSH tại trường.

* Ý nghĩa:

- Nêu gương giúp trẻ được nêu gương tiếp tục phát huy ưu điểm của mình, đồng thời giúp các bạn khác nhìn theo để học tập bạn.

- Trẻ được khích lệ sẽ có thêm động lực để hình thành, xây dựng những hành vi tích cực với môi trường. Trẻ sẽ tự giác và tự tin thực hiện những hành vi ấy.

- Việc đánh giá, xếp loại kết quả đạt được của trẻ theo các nhóm hàng tháng giúp trẻ thêm nỗ lực và cố gắng góp phần nâng cao thành tích chung của cả nhóm, ở trẻ tính cạnh tranh là có vì mục đích trẻ muốn tự khẳng định mình.

* Nội dung và cách thực hiện:

Nêu gương, khích lệ, thi đua trẻ được cô sử dụng qua các hoạt động, các sự kiện, tình huống, các hành động xảy ra hàng ngày của trẻ. Biện pháp này có thể dùng độc lập hoặc kết hợp với các biện pháp khác, với hình thức cả lớp hoặc nhóm, cá nhân. Nhưng trước hết giáo viên cần là người biết quan sát, đánh giá khách quan trẻ. - Nêu gương: Nêu gương những trẻ thực sự xứng đáng và nổi bật nhất. Nêu bật lên

những mặt tích cực, những hành vi tốt mà bạn đã làm được ở lớp. Dành những lời khen ngợi đúng mực cho trẻ được nêu gương, không nên tiết kiệm lời khen nhưng cũng không nên quá lạm dụng làm trẻ chủ quan thiếu sự cố gắng. Đồng thời, khích lệ kịp thời những bạn khác trong lớp cố gắng hơn.

- Khích lệ: Có những việc trẻ có thể tự làm được, thậm chí làm tốt nhưng trẻ đôi khi thiếu tự tin, những lúc như vậy sự khích lệ của giáo viên giống như một đòn bẩy, 1 cú hích giúp trẻ vượt qua chính mình và hoàn thành nhiệm vụ. Sự khích lệ còn đặc biệt cần thiết đối với những trẻ chậm chạp khó tự hoàn thành công việc, vì ở những trẻ này nếu không được khích lệ, trẻ luôn sợ sai và không bao giờ dám hành động.

Giáo viên có thể khích lệ trẻ bằng ảnh mắt, cử chỉ, điệu bộ hay những lời nói trực tiếp: “Cố lên con!”, “Con giỏi lắm, cô biết mà!”... Những sự khích lệ kịp thời của giáo viên giúp trẻ cảm thấy an toàn, có điểm tựa và vững tin vào chính minh. Bằng những cử chỉ, lời nói khích lệ rất nhỏ nhoi có thể mang lại những hiệu quả vô cùng bất ngờ trong việc giáo dục các hành vi BVMT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua CĐSH tại trường mầm non.

- Thi đua: Thi đua ở đây không phải thi đua giữa hai đội dưới hình thức thắng thua, mà thi đua để cùng thực hiện tốt mục đích, thi đua giữa mỗi cá nhân và thi đua với chính mình để hoàn thiện bản thân.

Giáo viên lập một bảng thành tích theo tháng của lớp, có thể chia lớp thành các nhóm, tổ. Mỗi tuần sẽ tiến hành đánh giá, tự đánh giá các tổ, nhóm 1 lần. Nhóm nào đạt thành tích tốt sẽ được 1 hoa đỏ trên bảng thành tích. Với cá nhân, bạn nào xuất sắc sẽ được khích lệ bằng cách thưởng thêm 1 bé ngoan vào cuối tuần. Mỗi trẻ cuối tuần thông thường chỉ được một bé ngoan, những trẻ đạt yêu cầu được các bạn

và cô giáo công nhận và được cầm về 2 bé ngoan sẽ cảm thấy vô cùng tự hào, và những bạn khác cũng sẽ nỗ lực để được như bạn.

Cần nhấn mạnh rằng, đây là thi đua ở mỗi bản thân trẻ, không mang tính chất thắng thua nên với những trẻ, những đội còn chưa làm tốt cô không phê bình, kỉ luật, so sánh mà chỉ bằng hình thức động viên và khích lệ, qua đó tránh việc gây tâm lí sợ hãi, nhàm chán đối với trẻ.

Tóm lại, biện pháp nêu gương, khích lệ, thi đua được sử dụng đúng cách làm cho trẻ thêm hào hứng, mạnh dạn, và chủ động với các hoạt động trong lớp. Qua đó góp phần tích cực nâng cao chất lượng giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày.

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 6 TUỔI THÔNG QUA CHẾ ĐỘ SINH HOẠT HÀNG NGÀY TẠI TRƯỜNG MẦM NON (Trang 66)