- Các tiêu chí đánh giá
Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÀNH VI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON
3.1.1. Một số nguyên tắc xây dựng biện pháp
Nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trường mầm non thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày, dựa trên những nghiên cứu về lí luận và thực tiễn chúng tôi xây dựng các biện pháp giúp nâng cao hiệu quả giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua CĐSHHN tại trường mầm non dựa trên những nguyên tắc sau:
* Tôn trọng tự do và nhân cách của trẻ, đảm bảo tính cá biệt
Chủ nghĩa Mác – Lênin đã nêu rõ: Con người về thực chất là một thực thể xã hội nhưng con người có cá tính riêng, sự phát triển tự do của từng cá nhân là điều kiện phát triển của toàn xã hội. Bởi vậy, khi xây dựng các biện pháp để áp dụng cần thực hiện một cách phù hợp, khoa học đối với từng cá nhân trẻ, trẻ cần thực sự được tôn trọng quyền tự do, tôn trọng sự cá biệt của mình. Có như vậy trẻ sẽ hứng thú với các biện pháp giáo viên đặt ra, hiệu quả của các biện pháp vì thế mà được nâng cao.
* Phát huy cao độ tính tích cực, sáng tạo của trẻ trong các hoạt động thông qua CĐSH tại trường mầm non (TMN)
Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi có trí tưởng tượng, óc tư duy phát triển mạnh vì vậy trẻ thường đưa ra rất nhiều những suy nghĩ, ý tưởng đáng ngạc nhiên. Khi trẻ nêu ra ý tưởng của mình, giáo viên là người khích lệ, khơi gợi, định hướng và phát triển sự sáng tạo của trẻ thay vì việc bỏ qua, sẽ làm trẻ thui trột sự sáng tạo ở trẻ.
Phương pháp giáo dục mầm non đổi mới nêu rõ: Lấy trẻ làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ. Khi trẻ được hoạt động theo ý thích có sự định hướng của cô giáo trẻ sẽ hứng thú và có sự chủ động, tích cực của mình. Tính tích cực, chủ động rất gần với tính tự giác, nếu rèn luyện được điều này chắc chắn trẻ sẽ có thói qune tự giác đối với các hành vi BVMT.
* Để trẻ tự làm, tuyệt đối không làm hộ trẻ
Đối với người lớn, việc đưa ra hành động có thể bắt đầu từ nhận thức, từ lời nói, ví dụ: Vứt rác là hành vi thiếu văn hóa nên không được vứt rác bừa bãi, và
người lớn làm được. Nhưng với trẻ mầm non thì ngược lại, mọi thứ bắt đầu từ hành động, hành động hình thành thói quen và từ đó trẻ có ý thức rằng: Cần vứt rác đúng nơi quy định.
Vì vậy, nhà giáo dục ngoài việc dạy trẻ những nhận thức, thái độ đúng đắn đối với môi trường cần quan tâm sát sao tới việc hình thành thói quen hành vi BVMT cho trẻ. Như Bác Hồ vẫn nói: “Học đi đôi với hành”.
* Giáo viên cần là người làm gương
Ở môi trường lớp học, trẻ mẫu giáo luôn coi hành vi của cô là chuẩn mực. Vì vậy muốn trẻ hình thành hành vi với môi trường đúng đắn thì trước hết giáo viên cần là người có hành vi đúng đắn với môi trường.
Giáo viên là người ở bên trẻ nhiều nhất trong mọi hoạt động ở trường mầm non, những gì giáo viên nói và làm luôn nằm trong ý thức của trẻ. Có thể nói hành động của trẻ ở góc độ nào đó cũng chính là tấm gương phản chiếu lại hành động của giáo viên.
* Đảm bảo sự thống nhất giữa các biện pháp giáo dục
Sự phát triển của trẻ là một quá trình liên tục, trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn trẻ có những hoạt động chủ đạo khác nhau. Trẻ là chủ thể tích cực các quá trình học tập và phát triển của bản thân. Vì thế, với trẻ quá trình học tập là sự tích hợp, xu hướng tiếp cận tích hợp trong quá trình chắm sóc – giáo dục trẻ mầm non xuất phát từ nhận thức thế giới tự nhiên – xã hội của con người là một thể thống nhất. Trẻ được phát triển thông qua các hoạt động mà mỗi hoạt động đều liên quan đến lĩnh vực kiến thức, kỹ năng khác nhau. Nội dung và biện pháp giáo dục HV BVMT được thực hiện mọi lúc, mọi nơi (thông qua chế độ sinh hoạt) với nhiều biện pháp khác nhau.
Sự tác động một cách thống nhất các biện pháp GD hướng tới hình thành HV BVMT sẽ đảm bảo mục tiêu GD nhân cách toàn diện cho trẻ.