- Các tiêu chí đánh giá
Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÀNH VI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON
3.1.2.1. Biện pháp tác động vào nhận thức bằng phối hợp đàm thoại với đọc thơ, kể truyện, xem tranh ảnh, video nhằm giáo dục hành vi BVMT cho trẻ qua
kể truyện, xem tranh ảnh, video nhằm giáo dục hành vi BVMT cho trẻ qua CĐSH tại trường mầm non
Đàm thoại là thông qua các câu hỏi (sự trao đổi giữa cô và trẻ) để tăng cường tư duy cho trẻ, hướng trẻ suy nghĩ, nhận thức, đánh giá nội dung của vấn đề, tình huống xảy ra trong CĐSH hàng ngày.
Biện pháp tác động nhận thức bằng phối hợp đàm thoại với đọc thơ, kể chuyện, xem tranh, video nhằm giáo dục nhận thức, thái độ và hành vi BVMT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua CĐSH tại trường mầm non.
* Ý nghĩa:
Trẻ mẫu giáo luôn bị cuốn hút bởi những câu chuyện, lời thơ, luôn tò mò với những hình ảnh sống động được nhìn thấy tận mắt. Việc sử dụng văn học như truyện, thơ, câu đố hay sử dụng các công cụ trực quan như tranh ảnh, video là biện pháp giáo dục đơn giản nhưng phù hợp với trẻ lứa tuổi mầm non, mang lại hiệu quả cao. Trẻ học những lời hay ý đẹp trong thơ, học theo những nhân vật mà trẻ yêu thích (những nhân vật ngoan, tài năng...) trong truyện, tranh hay video. Từ đó, ở trẻ hình thành những nhận thức, thái đồ đúng đắn, là cơ sở cho những hành vi chuẩn mực của trẻ.
Biện pháp đàm thoại kết hợp với đọc thơ, kể chuyện, xem tranh, video nhằm giáo dục cho trẻ những vấn đề sau:
- Hình thành cho trẻ sự hiểu biết, nhận thức về tầm quan trọng của môi trường, vì sao phải bảo vệ môi trường và trẻ bảo vệ môi trường bằng cách nào?
- Giáo dục trẻ có thái độ đúng đắn với các hành vi với môi trường (đồng tình, ủng hộ những hành vi BVMT, lên án, phê phán, phản đối những hành vi làm tổn hại đến môi trường...)
- Giúp trẻ biết liên tưởng với cuộc sống thực và có những hành vi ứng xử văn minh với môi trường quanh mình bằng những việc cụ thể.
Biện pháp tác động nhận thức thông qua đàm thoại có thể dùng độc lập hoặc kết hợp với đọc thơ, kể chuyện...Có thể đàm thoại theo hình thức cá nhân, tập thể hoặc nhóm tùy theo mục đích của giáo viên.
Yêu cầu đối với biện pháp đàm thoại: - Chủ đề đạm thoại rõ ràng, thể hiện đúng mục đích
- Giáo viên phải đặt mình vào trẻ để đưa ra những câu hỏi phù hợp, và đồng cảm, tôn trọng những câu trả lời của trẻ.
- Các câu hỏi cần ngăn gọn, dễ hiểu, khơi gợi được hứng thú của trẻ.
- Khuyến khích trẻ tích cực trả lời và tự khơi gợi các vấn đề thảo luận, khuyến khích trẻ đặt câu hỏi với cô.
- Tạo điều kiện để trẻ tự nói theo ý hiểu, tư duy của mình.
- Với những trẻ nhút nhát cô giáo đặt hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó.
- Giáo viên không nên có kết luận trực tiếp về những vấn đề đàm thoại mà nên để trẻ em chủ động đi đến kết luận của vấn đề và những đánh giá về mặt đạo đức, những hành vi đúng.
Tuy nhiên, để đạt được mục đích giáo dục hành vi BVMT hiệu quả thông qua biện pháp nêu trên, giáo viên cần chú ý những yêu cầu sau:
- Một số yêu cầu với đọc thơ, kể chuyện:
+ Thơ, truyện cần được chọn lọc kĩ càng, mang nội dung giáo dục môi trường rõ nét và dễ hiểu.
+ Cô cần đọc thơ, kể truyện với giọng diễn cảm, chậm rãi, sử dụng đúng ngữ điệu. + Đọc, kể phối hợp với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp nhằm gây hứng thú cho trẻ.
+ Giáo viên cần nhập tâm vào tác phẩm và thể hiện một cách say mê, truyền tải được nội dung tác phẩm muốn hướng tới.
- Một số yêu cầu với tranh ảnh, video:
+ Hình ảnh, video nêu bật được các vấn đề về môi trường + Hình ảnh, video trong sáng, màu sắc đẹp.
+ Video không nên quá dài khiến trẻ bị phân tâm
+ Cho trẻ xem với cường độ vừa phải, xen kẽ với các biện pháp khác.
Sau mỗi lần đọc thơ, kể chuyện, xem tranh ảnh hay video cô có thể đưa ra những câu hỏi như sau:
- Con thích bạn nào? Vì sao? - Bạn nào đáng được khen? - Chúng ta nên làm gì? Tại sao?
- Con sẽ hành động như thế nào? Tại sao lại hành động như vậy?
- Qua thơ/truyện/tranh ảnh/video, chúng ta có thể học được điều gì? Chúng ta cần làm gì?
- ...v.v.
Giáo viên mầm non cần sử dụng khéo léo các phương tiện đàm thoại, đọc, kể chuyện, xem tranh, video cho trẻ với mục đích giáo dục môi trường cho trẻ. Đàm thoại thường được tiến hành sau đọc, kể truyện, xem tranh hay video. Và điều cuối cùng, phải hướng trẻ thực hành những hành vi đúng ngay sau các cuộc đàm thoại như chơi đóng kịch, chơi góc, làm đồ chơi, lao động...v.v.