- Các tiêu chí đánh giá
2.4.1. Kết quả nghiên cứu thực trạng nhận thức giáo dục HVBVMT cho trẻ – 6 tuổi của giáo viên
6 tuổi của giáo viên
Chúng tôi phát phiếu trưng cầu ý kiến cho 100 giáo viên đang giảng dạy tại 3 trường mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phần lớn các giáo viên đều đã và đang giảng dạy ở các lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
Một vài nét về giáo viên tham gia chương trình nghiên cứu:
Bảng 2.1. Một số thông tin về giáo viên
Trình độ Thâm niên
Đại học Cao đẳng Trung cấp 2 – 5 năm 6 – 10 năm > 10 năm
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
42 42% 47 47% 11 11% 31 31% 40 40% 26 26%
Qua bảng thống kê trên có thể thấy trình độ của giáo viên đều đạt ở mức chuẩn và trên chuẩn, giáo viên đều có kinh nghiệm thực tiễn trong việc giáo dục trẻ mẫu giáo và đảm bảo tốt cho việc thực hiện chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non đạt hiệu quả.
Câu hỏi 1: Thế nào là bảo vệ môi trường và những biểu hiện của hành vi bảo
vệ môi trường ở trẻ mầm non? (Đồng chí tích dấu “ v ” vào cộng đầu dòng mình cho là đúng)
- Hành vi bảo vệ môi trường:
+ Luôn giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, biết tự phục vụ + Gọn gàng, ngăn nắp
+ Biết giữ gìn môi trường lớp học, không xả rác ra lớp + Ăn uống sạch sẽ, văn minh
+ Ý kiến khác:
- Biểu hiện hành vi bảo vệ môi trường: a, Đối với bản thân:
+ Vệ sinh mặt mũi, chân tay sạch sẽ + Mặc quần áo gọn gàng, sạch đẹp + Không nghịch bẩn
+ Đồ dùng cá nhân tự biết cất gọn gàng
b, Đối với môi trường:
+ Dọn dẹp đồ chơi đúng nơi quy định + Vứt rác đúng nơi quy định
+ Không khạc nhổ, xả rác bừa bãi
+ Không bẻ hoa, vặt lá nơi vườn hoa, công viên, trường học + Không nói chuyện trong giờ ăn, cơm rơi biết nhặt vào khay + Ngủ dậy tự biết cất gối của mình, giúp các cô gập chăn, chiếu + Biết nhắc nhở các bạn bỏ rác vào thùng và giữ gìn vệ sinh chung
Bảng 2.2. Nhận thức về hành vi bảo vệ môi trường
Hành vi Số
Lượng Tỷ lệ(%)
Luôn giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, biết tự phục vụ 53 53%
Gọn gàng, ngăn nắp 90 90%
Biết giữ gìn môi trường lớp học, không xả rác ra lớp 100 100%
Ăn uống sạch sẽ, văn minh 63 63%
Ý kiến khác 10 10%
Về hành vi bảo vệ môi trường của trẻ, 100% giáo viên cho rằng đó là trẻ biết giữ gìn môi trường lớp học, không xả rác ra lớp, 90% cho rằng hành vi bảo vệ môi trường chính là trẻ gọn gàng, ngăn nắp; 63% cho rằng đó là hành vi ăn uống sạch sẽ, văn minh; chỉ 53% giáo viên coi việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, tự phục vụ là hành vi BVMT. Bên cạnh đó 10% giáo viên có các ý kiến khác như: “Mỗi người cần có ý thực vệ sinh ở mọi nơi”, “uống sữa, ăn quà xong vứt rác vào thùng rác”, hay “biết
nhắc nhở bạn bè mỗi khi có hành vi gây ô nhiễm môi trường” có một số ý kiến trùng lặp với các tiêu chí đã đưa ra.
Bảng 2.3. Nhận thức về những biểu hiện hành vi bảo vệ môi trường ở trẻ
Biểu hiện hành vi Số lượng Tỷ lệ
(%)
Vệ sinh mặt mũi, chân tay sạch sẽ 68 68%
Mặc quần áo gọn gàng, sạch đẹp 67 67%
Không nghịch bẩn 72 72%
Đồ dùng cá nhân tự biết cất gọn gàng 80 80%
Dọn dẹp đồ chơi đúng nơi quy định 91 91%
Vứt rác đúng nơi quy định 100 100%
Không khạc nhổ, xả rác bừa bãi 100 100%
Không bẻ hoa, vặt lá nơi vườn hoa, công viên, trường học 87 87%
Không nói chuyện trong giờ ăn, cơm rơi biết nhặt vào khay
53 53%
Ngủ dậy tự biết cất gối của mình, giúp các cô gập chăn, chiếu 47 47%
Biết nhắc nhở các bạn bỏ rác vào thùng và giữ gìn vệ sinh
chung 84 84%
Về biểu hiện hành vi BVMT ở trẻ mầm non, các biểu hiện hành vi như “Vứt
rác đúng nơi quy định”, “không khạc nhổ, xả rác bừa bãi” nhận được 100% ý kiến
tán thành, các biểu hiện hành vi như “không bẻ hoa, vặt lá nơi công cộng”, “biết nhắc nhở các bạn bỏ rác vào thùng và giữ gìn vệ sinh chung” nhận được những ý kiến ủng hộ trên 80%.
Trong khi các hành vi và biểu hiện hành vi như “Luôn giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, biết tự phục vụ”, “ăn uống sạch sẽ, văn minh”, “vệ sinh mặt mũi, chân tay sạch sẽ”, “mặc quần áo gọn gàng sạch đẹp” thì được hiểu mơ hồ, không được đông đảo giáo viên xếp vào các loại hành vi và biểu hiện hành vi BVMT.
Vì vậy có thể thấy khái niệm hành vi BVMT của giáo viên với trẻ mầm non chỉ yếu vẫn chỉ xoay quanh ở việc trẻ gọn gàng ngăn nắp, biết cất đồ chơi, biết vứt rác đúng nơi quy định, không hái hoa bẻ cành mà quên mất rằng tự phục vụ, tự biết giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng là hành vi của trẻ cho thấy việc ý thức bảo vệ môi trường như Bác Hồ có nói “tuổi nhỏ làm việc nhỏ”.
Câu hỏi 2: Theo đồng chí, những biểu hiện rõ nét nhất về hành vi bảo vệ
môi trường của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non là gì?
Với câu hỏi này, 100% giáo viên cho rằng những biểu hiện rõ nét nhất về hành vi bảo vệ môi trường của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi là vứt rác đúng nơi quy định, không hái hoa, bẻ cành.
82% giáo viên cho rằng biểu hiện rõ nét nhất về hành vi bảo vệ môi trường của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi là biết ngăn nắp, gọn gàng, vứt rác đúng nơi quy đình.
Về cơ bản giáo viên đã có nhận thức đúng về hành vi bảo vệ môi trường ở trẻ mầm non 5 – 6 tuổi, tuy nhiên còn ít nói về hành vi tự phục vụ.
Câu hỏi 3: Xin đồng chí cho biết quan điểm của mình đối với quá trình giáo
dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non - Tầm quan trọng của việc giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non:
72 giáo viên cho là rất quan trọng (chiếm 72%) 28 giáo viên cho là quan trọng (chiếm 28%)
- Cần giáo dục nhận thức, ý thức về việc bảo vệ môi trường cho trẻ: 72 giáo viên cho là rất cần thiết (chiếm 72%)
28 giáo viên cho là cần thiết (chiếm 28%)
- Tạo điều kiện cho trẻ thể hiện hành vi bảo vệ môi trường của mình:
100% giáo viên đồng ý rằng nên tạo điều kiện cho trẻ thể hiện hành vi bảo vệ môi trường ở mọi lúc, mọi nơi.
Cần giúp đỡ, gợi ý ngay khi trẻ lúng túng:
100% giáo viên nghĩ rằng khi trẻ gặp lúng túng thì giáo viên cần giúp đỡ, ví dụ khi ăn xong bim bim trẻ đang loay hoay không biết có nên đi vứt rác hay không vì thùng rác ở rất xa thì giáo viên nên là người khích lệ hoặc có giải pháp gợi ý khác.
- Nên yêu cầu trẻ làm những việc phù hợp với khả năng của trẻ
100% giáo viên đồng ý nên để trẻ tự giác làm những việc vừa sức, phù hợp với khả năng thay vì cô lúc nào cũng chủ động làm giúp, từ đó trẻ dễ hình thành thói quen ỷ nại vào người khác.
Câu hỏi 4: Đồng chí đã giáo dục trẻ mầm non theo những gợi ý sau như thế nào?
Bảng 2.4. Nhận thức của giáo viên về GD hành vi BVMT cho trẻ mầm non
Gợi ý SốĐã làm Chưa làm
lượng Tỷ lệ(%) lượngSố Tỷ lệ(%)
Đưa nhiệm vụ GDHV BVMT vào chương
trình giáo dục trẻ 100 100% 0 0%
Đảm bảo sự thống nhất trong các biện pháp giáo dục ở trường MN nhằm hình thành HV BVMT cho trẻ
43 43% 57 57%
Giáo dục, khuyến khích ở trẻ MN tính tự giác 91 91% 9 9% Tạo các tình huống để trẻ tự bộc phát, rèn
luyện hành vi BVMT của mình
22 22% 88 88%
Dựa theo kết quả trên, có thể thấy giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn cho trẻ những hành vi đúng mực để bảo vệ môi trường xung quanh, đã có ý thức lồng ghép vào các bài học, các chương trình học, khuyến khích và động viên trẻ chủ động và tự giác, tuy nhiên điều này mới chỉ được nêu qua các bài học giáo dục nhỏ được nhắc đến trong mỗi bài học ở các chủ đề liên quan, chưa mang tính toàn diện và nhất quán như một hệ thống hoàn chỉnh. Vì vậy, giáo viên chưa định hình được phải thống nhất, nhất quán các biện pháp trong quá trình giáo dục hành vi BVMT cho trẻ như thế nào, đó cũng là lí do vì sao lí giải cho việc hầu hết giáo viên chưa thể chủ động tạo các tình huống để trẻ có thể bộc lộ, rèn luyện hành vi BVMT của mình.
Câu hỏi 5: Để giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo thông
qua chế độ sinh hoạt tại trường mầm non, đồng chí đã sử dụng những biện pháp gì?
Bảng 2.5. Những biện pháp được sử dụng GD hành vi BVMT cho trẻ mẫu giáo
Biện pháp
Đã làm Chưa làm
Số
lượng Tỷ lệ(%) lượngSố Tỷ lệ(%)
Qua chế độ sinh hoạt hàng ngày 34 34% 66 66%
Qua việc tổ chức các cuộc thi 2 2% 88 88%
Tổ chức các trò chơi 32 32% 68 68%
Thông qua tiết học 100 100% 0 0%
Thông qua phim ảnh 59 59% 41 41%
Thông qua truyện kể 57 57% 43 43%
Thông qua biện pháp nêu gương, khích lệ
Thông qua hành động mẫu của cô 100 100% 0 0% Giáo viên đều có ý thức, nhận thức về các biện pháp sử dụng để giúp giáo dục hành vi BVMT cho trẻ mẫu giáo: 100% giáo viên đồng ý rằng việc giáo dục cho trẻ trước hết là qua hành động mẫu của cô, cô cần là người nghiêm túc và luôn là hình mẫu cho trẻ học theo. Và 100% giáo viên cũng cho rằng việc giáo dục hành vi BVMT của trẻ được đưa vào các tiết học cụ thể, được cô đọng trong bài học giáo dục.
Biện pháp nêu gương cũng là biện pháp được nhiều giáo viên sử dụng, chiếm 87%. Tuy nhiên, đó là những biện pháp cơ bản nhất, việc giáo dục HVBVMT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi mới chỉ được phát triển ở bề nổi chứ chưa có chiều sâu, chưa toàn diện. Vì vậy giáo viên hầu như không nghĩ đến việc tổ chức các trò chơi, các cuộc thi đua để trẻ có kiến thức, thái độ và hành vi đúng đắn hơn với môi trường sống quanh mình. Các hoạt động khác cũng ít được sử dụng đến như: Xem phim ảnh, nghe truyện, đọc thơ... về môi trường và bảo vệ môi trường.
Câu hỏi 6: Trong quá trình giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu
giáo tại trường mầm non, đồng chí đã gặp những khó khăn gì?
Về chương trình tài liệu: 83% giáo viên cho rằng các tài liệu về việc giáo dục bảo
vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo còn rất hạn chế, và không có hướng dẫn cụ thể. Giáo viên chỉ có tài liệu đọc dưới dạng tham khảo họ và tự lồng ghép theo ý mình. Họ cảm thấy bị lúng túng.
10% giáo viên cho rằng, tranh ảnh về BVMT rất thiếu nên giáo viên bị hạn chế trong việc GDMT cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, cũng làm cho việc tuyên truyền đến phụ huynh học sinh cùng phối hợp bị hạn chế.
Về năng lực sư phạm: 54% Giáo viên mầm non cho rằng họ còn thiếu kiên nhẫn và
mềm mỏng trong quá trình rèn thói quen hành vi BMVT cho trẻ.
23% giáo viên cho rằng họ thực sự bị lúng túng, thụ động khi tổ chức các hoạt động giáo dục môi trường cho trẻ, chủ yếu vẫn chỉ nằm ở việc nhắc nhở.
Về cơ sở vất chất:100% giáo viên cho rằng cơ sở vật chất gặp nhiều khó
khăn: Lớp nhỏ, sân trường hẹp làm hạn chế trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục môi trường cho trẻ. Bên cạnh đó việc thiếu các đồ dùng trực quan (tranh, ảnh,
tài liệu, video, đồ chơi liên quan...) cũng góp phần làm quá trình giáo dục HVBVMT của giáo viên cũng trở nên khó khăn.
Những mặt khác: Một số giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi cho rằng,
chương trình học của trẻ quá nặng và lấp kín thời gian cũng là một khó khăn để tổ chức giáo dục HVBVMT, một phần trẻ không có nhiều thời gian để tổ chức thêm các hoạt động ngoại khóa nên giáo dục HVBVMT thường phải được lồng ghép, do vậy hiệu quả đạt được chưa cao, thêm nữa giáo viên cảm thấy bị quá sức bên cạnh không có biện pháp nhất quán nên họ ngại chưa thể đi sâu việc giáo dục HVBVMT cho trẻ.
Câu hỏi 7: Theo đồng chí, để giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ 5 –
6 tuổi tại trường mầm non, giáo viên cần có những kỹ năng sư phạm gì
40% giáo viên cho rằng để đạt được hiệu quả giáo dục HVBVMT của trẻ cần đi vào thực tế, giáo dục gắn liền với thực hành, để trẻ được thực hành là một cách học tập nhanh nhất
12% giáo viên cho rằng giáo viên cần biết tổ chứ các hoạt động giáo dục cho trẻ theo nhiều hình thức khác nhau một cách nhịp nhàng: Từ hình thức cả lớp, đến nhóm, cá nhân
23% giáo viên cho rằng giáo viên cần có kỹ năng tổ chức đánh giá, nêu gương, có các biện pháp khen và khích lệ với trẻ. Việc đánh giá, nhận xét không phải chỉ dừng lại ở cô mà còn nên để trẻ tự nhận xét, đánh giá bản thân và đánh giá lẫn nhau.
Câu hỏi 8: Đồng chí có những ý kiến, sáng kiến, kiến nghị gì nhằm giúp cho
việc tổ chức giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường mầm non đạt hiệu quả cao?
- Đối với cấp quản lí: 43% giáo viên cho rằng cấp quản lí cần khuyến khích, lên kế
hoạch hoặc gợi ý lồng ghép giúp giáo viên thực hiện giáo dục hành vi BVMT cho trẻ một cách khoa học.
35 % giáo viên cho rằng cấp quản lí nên tổ chức sân chơi, hoạt động hấp dẫn để giáo dục cho trẻ
67 % giáo viên cho rằng cấp quản lí cần đầu tư nhiều hơn về cơ sở vất chất, tài liệu hộ trợ giáo viên
- Đối với giáo viên: 78% cho rằng giáo viên là người trực tiếp giáo dục trẻ nâng cao
nhận thức, thái độ, hành vi BVMT vì vậy giáo viên luôn phải nắm vai trò chủ động, sáng tạo và tích cực hơn nữa. Luôn tự vươn lên học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu tài liệu để tổ chức giáo dục cho trẻ đạt hiệu quả. Giáo viên luôn là hình mẫu để trẻ noi theo. - Ý kiến khác: Cần có biện pháp tuyên truyền đến phụ huynh nâng cao ý thức BVMT,
từ đó phối hợp với nhà trường giáo dục con em mình các hành vi BVMT đạt hiệu quả
Như vậy, qua nghiên cứu thực trạng giáo dục hành vi BVMT của giáo viên các trường cho thấy việc sử dụng các biện pháp giáo dục còn đơn giản: Giáo viên chủ yếu sử dụng biện pháp nêu gương, thông qua các tiết học, thông qua hành vi mẫu của cô... Giáo viên có sự quan tâm nhất định với việc giáo dục hành vi BVMT cho trẻ, tuy nhiên việc giáo dục chưa mang tính hệ thống vì nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan: Điều kiện về tài liệu, cơ sở vật chất hạn chế, học sinh đông, chưa được bồi dưỡng...v.v. Vì vậy, nhận thức, thái độ, hành vi BVMT của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở các trường trên còn nhiều hạn chế.