Đánh giá trẻ và hướng dẫn trẻ tự đánh giá thông qua các hoạt động tại trường mầm non

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 6 TUỔI THÔNG QUA CHẾ ĐỘ SINH HOẠT HÀNG NGÀY TẠI TRƯỜNG MẦM NON (Trang 71)

- Các tiêu chí đánh giá

3.1.2.6.Đánh giá trẻ và hướng dẫn trẻ tự đánh giá thông qua các hoạt động tại trường mầm non

Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÀNH VI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON

3.1.2.6.Đánh giá trẻ và hướng dẫn trẻ tự đánh giá thông qua các hoạt động tại trường mầm non

trường mầm non

Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đã có khả năng đánh giá và tự đánh giá. Tuy nhiên, việc đánh giá các bạn khác bao giờ cũng dễ dàng và khách quan hơn đánh giá chính mình, vì nhiều trẻ nhận thực được ưu - khuyết điểm của mình nhưng luôn ngại nói ra những khuyết điểm đó. Vì vậy, nhiệm vụ của giáo viên cần giúp trẻ tự tin tự đánh giá bản thân cả về ưu điểm và nhược điểm, bên cạnh đó tích cực tham gia đánh giá các bạn trong lớp.

* Ý nghĩa:

Biện pháp đánh giá trẻ và hướng dẫn trẻ tự đánh giá nhầm giải quyết một số nhiệm vụ sau đây:

- Giúp trẻ tự nhận ra những ưu, khuyết điểm của mình, của bạn từ đó có động lực cố gắng phấn đầu rèn luyện bản thân

- Giúp giáo viên mầm non tìm ra những ưu, khuyết điểm của trẻ, đề ra các biện pháp giáo dục để giúp trẻ sửa chữa khuyết điểm và phát huy ưu điểm.

- Kích thích trẻ hoạt động một cách tích cực và có ý thức hơn

* Nội dung và cách thực hiện

Khi hình thành khả năng tự đánh giá của trẻ, giáo viên cần tổ chức cho trẻ hoạt động theo một số yêu cầu sau:

- Luôn tự theo dõi bản thân trong mọi hoạt động so với chuẩn yêu cầu của giáo viên, chuẩn yêu cầu của BVMT.

- Phân tích sản phẩm, các hành vi đạo đức.

- Thể hiện sự đánh giá bản thân, bạn bè bằng lời, bằng các kết luận rõ ràng và rành mạch.

- Tự nhận ra ưu, nhược điểm của mình và có ý thức hoàn thiện bản thân. Việc đánh giá trẻ có thể thực hiện theo hình thức sau:

- Bước 1: Đánh giá theo từng tổ, chọn ra những bạn đạt yêu cầu trong tổ (Trẻ trong lớp tự chọn, bạn chọn nêu lí do vì sao chọn bạn đó)

- Bước 2: Cô nêu tên từng bạn, cả lớp đánh giá ai đồng ý, ai không đồng ý và nêu lí do cụ thể cho lựa chọn của mình?

- Bước 3: Trẻ tự đánh giá bản thân mình

- Bước 4: Giáo viên kết luận các đánh giá và đưa ra nhận xét, đánh giá hướng vào yêu cầu cần đạt được của trẻ.

Giáo viên mầm non chú ý yêu cầu trẻ phân tích, so sánh các phẩm chất, hành vi của mình, của bạn và rút ra kết luận. Hàng ngày giáo viên mầm non quan sát trẻ trong các hoạt động tại lớp, thường xuyên khen ngợi và động viên trẻ, tránh việc đưa ra các lời chê bai, nhiếc mắng để trẻ cảm thấy xấu hổ và tự ti, làm nhụt sự tích cực của trẻ trong các hoạt động.

Tóm lại, đánh giá trẻ và hướng dẫn trẻ tự đánh giá thông qua các hoạt động tại trường mầm non là một biện pháp quan trọng trong việc xây dựng và củng cố nhận thức, thái độ, hành vi BVMT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua CĐSH tại trường mầm non.

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 6 TUỔI THÔNG QUA CHẾ ĐỘ SINH HOẠT HÀNG NGÀY TẠI TRƯỜNG MẦM NON (Trang 71)