- Các tiêu chí đánh giá
Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÀNH VI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON
3.1.2.2. Sử dụng các tình huống giáo dục trong quá trình thực hiện CĐSH tại trường mầm non
trường mầm non
Tình huống giáo dục là một câu chuyện, một sự việc có thật hay hư cấu mà nhà giáo dục sử dụng để giải quyết những nhiệm vụ nhất định.
Trong quá trình thực hiện CĐSH ở TMN giáo viên có thể xây dựng và sử dụng nhiều tình huống với mục đích giáo dục hành vi BVMT cho trẻ. Các tình huống này có thể:
- Những tình huống do giáo viên hoặc trẻ tạo ra một cách có chủ ý - Những tình huống ngẫu nhiên trong các hoạt động hàng ngày tại lớp
* Ý nghĩa:
Việc xây dựng các tình huống giáo dục của giáo viên với trẻ mầm non giúp cho trẻ được tự do bộc phát suy nghĩ, hành vi của mình ở thời điểm xảy ra tình huống, qua đó giáo viên một mặt phát hiện được nhận thức, hành vi của trẻ, một mặt có thể khơi gợi đưa ra những cách giải quyết tình huống tích cực, từ đó góp phần giáo dục nhận thức và hành vi đúng cho trẻ.
Thông qua việc tham gia giải quyết các tình huống có vấn đề, trẻ tự tìm cách giải quyết, thử sức với những ý tưởng của mình. Trong quá trình tham gia, trẻ phải huy động tư duy sáng tạo và khả năng phán đoán. Tư duy sáng tạo là khả năng phát hiện ra cái mới, sáng tạo ra cái mới. Tư duy linh hoạt là khả năng nhìn sự vật với nhiều khía cạnh khác nhau. Khi giải quyết vấn đề, cả hai dạng tư duy này ở trẻ đều phát triển.
Cụ thể, biện pháp sử dụng các tình huống giáo dục trong quá trình thực hiện CĐSH tại trường mầm non nhằm giáo dục trẻ một số mặt sau:
- Giúp trẻ nhận thức về môi trường, và thế nào là hành vi bảo vệ môi trường (ở mức độ phù hợp với sự hiểu biết và hành vi có thể đáp ứng của trẻ)
- Hình thành cho trẻ thái độ đúng đắn với môi trường và những hành vi của bản thân, mọi người tác động đến môi trường đặc biệt qua CĐSH ở trường, lớp.
- Hình thành những hành vi tích cực của trẻ đối với môi trường qua CĐSH ở lớp - Phát triển ở trẻ tính chủ động, sáng tạo, lòng yêu thiên nhiên
- Nâng cao lòng tự tin, khả năng tư duy độc lập qua việc giải quyết các tình huống khác nhau.
* Nội dung và cách thực hiện:
Giáo viên cần xây dựng các tình huống giáo dục mới hoặc sử dụng các tình huống giáo dục có sẵn. Các tình huống giáo dục phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Giải quyết được nhiệm vụ giáo dục HVBVMT cho trẻ thông qua CĐSH tại trường mầm non.
- Các tình huống phải phù hợp với sự hiểu biết của trẻ (không đưa ra những tình huống quá phức tạp, cao hơn khả năng của trẻ và ngược lại).
- Các tình huống phải thực sự có vấn đề để kích thích tư duy của trẻ (không đưa ra những vấn đề chỉ có duy nhất một câu trả lời gây sự nhàm chán)
- Từ ngữ sử dụng đơn giản, dễ hiểu, sống động.
- Cần tận dụng tối đa các tình huống xảy ra hàng ngày, yêu cầu trẻ tự giải quyết và đưa ra quyết định
- Trước khi đưa ra tình huống giáo dục, giáo viên cần là người nghiên cứu kĩ các tình huống đó, đồng thời xây dựng hệ thống câu hỏi khoa học và phù hợp.
Các bước của quá trình sử dụng biện pháp tạo tình huống như sau: • Bước 1: Đề xuất tình huống
Giáo viên mầm non giới thiệu tình huống (câu chuyện, tranh vẽ, hình ảnh, băng video). Giáo viên đưa ra các câu hỏi và khơi gợi trẻ tích cực tham gia giải quyết vấn đề bằng cách hiểu của mình.
VD: “Nếu bây giờ được xuống vườn trường, nhìn thấy vườn hoa rất đẹp, có một bạn lớp khác đang hái hoa cài lên đầu. Con sẽ làm gì khi thấy tình huống này?”
Bước 2: Giải quyết tình huống
Giáo viên đưa ra các câu hỏi gợi mở và hướng dẫn trẻ đánh giá, giải quyết tình huống. Giáo viên giữ vai trò trung gian, không bình luận, không chen quan
điểm cá nhân khi trẻ đưa ra ý kiến, cần tôn trọng trẻ tuyệt đối. Và giáo viên cần chú ý cho trẻ thời gian để suy nghĩ, vì lúc này trẻ cần thời gian để vận dụng mọi kiến thức, kĩ năng, tư duy của mình để đưa ra hướng giải quyết. Giáo viên có thể đưa ra những câu hỏi như sau:
- Nếu là con, con nghĩ/hành động như thế nào?
- Chúng ta có thể giải quyết tình huống này theo những cách nào? - Điều gì sẽ xảy ra với những cách xử lí tình huống khác nhau?
VD: Ở câu hỏi bước 1, trẻ sẽ đưa ra ý kiến khác nhau có trẻ sẽ hái hoa giống như bạn, có trẻ sẽ mách cô, có trẻ sẽ nói với bạn ấy không được hái hoa...và ở mỗi câu trả lời giáo viên sẽ hỏi “Vì sao con hành động như vậy?”, “với hành động như vậy kết quả sẽ như thế nào?”.
• Bước 3: Kết luận và đề ra cách giải quyết mới
Sau khi giáo viên cùng trẻ đưa ra các phương án khác nhau, giáo viên khéo léo cùng trẻ lựa chọn phương án hợp lí nhất và cùng trẻ nêu ra vì sao lại chọn cách giải quyết như vậy mà không phải là cách giải quyết khác?
Giáo viên chú ý khích lệ, động viên và khen ngợi trẻ đã tích cực tham gia, khen những câu trẻ lời hợp lí và logic nhất. Tuy nhiên, giáo viên không đặt nặng vấn đề nếu trẻ trả lời chưa đúng với phương án lựa chọn, cần tôn trọng ý kiến của trẻ. Từ đó mới có thể phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ trong mọi tình huống.
Biện pháp sử dụng các tình huống giáo dục trong quá trình thực hiện CĐSH tại trường mầm non được sử dụng khéo léo sẽ mang lại hiệu quả giáo dục tích cực cho trẻ.